Hotline 24/7
08983-08983

Xóa sẹo lồi nên dùng thuốc tê hay thuốc mê thưa bác sĩ?

Câu hỏi

Chào BS, Em xin hỏi về thuốc tê ạ. Tháng trước em phun môi và chân mày. Tháng này em phẫu thuật mí mắt, có gây tê tại chỗ. Hiện giờ em dự tính xóa sẹo lồi, BS nói sẹo lớn quá phải phẫu thuật cắt bỏ, vậy là em phải dùng thuốc tê nữa phải không bác sĩ, hay là thuốc mê ạ? Em cũng thấy lo vì liên tục sử dụng thuốc tê như vậy, nhưng công việc em làm đòi hỏi ngoại hình. Em mong BS tư vấn giúp em làm cách nào để giảm thiểu tác hại của thuốc tê/thuốc mê? Những phẫu thuật này có nên giãn cách trong thời gian bao lâu là hợp lý ạ? Em cảm ơn BS!

Trả lời
Xóa sẹo lồi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xóa sẹo lồi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Em từng phun môi và chân mày, phẫu thuật mí mắt đều sử dụng thuốc tê tại chỗ, thường không ảnh hưởng gì, do đó em có thể tiếp tục gây tê để xóa sẹo lồi.

Việc giãn cách thời gian phẫu thuật bao lâu tùy thuộc vào loại phẫu thuật và tình trạng viêm nhiễm vết mổ (nếu có) là chính chứ thuốc tê tại chỗ thường không ảnh hưởng gì.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Thuốc tê là những chất hóa học tổng hợp mà khi vào cơ thể ít gây hoặc không gây kích thích, có tác dụng ức chế dẫn truyền xung thần kinh, khi ngấm vào dây thần kinh thì sự dẫn truyền bị ngưng tạm thời. Nếu là dây thần kinh đi từ ngoại biên lên vỏ não thì sẽ làm mất cảm giác, nếu là dây thần kinh từ vỏ não đi xuống thì gây liệt vận động.

Sử dụng thuốc gây tê cục bộ sẽ giúp bệnh nhân giảm cảm giác đau đớn trong phẫu thuật thẩm mỹ. Thuốc gây tê cục bộ là những thuốc có tác dụng gây tê một bộ phận nhỏ, cụ thể nào đó trên cơ thể (mí mắt, răng, ngón tay…) do ức chế sự dẫn truyền thần kinh từ các dây thần kinh ngoại biên đến não. Vì vậy, thuốc chỉ làm mất cảm giác đau nhưng không làm mất ý thức và thời gian tác dụng thường chỉ kéo dài trong vài giờ.

Gây tê cục bộ được sử dụng trong nha khoa (sử dụng gây tê trong nhổ hay trám răng, giúp giảm đau khi thoa trực tiếp lên vùng răng, miệng bị tổn thương như: viêm nướu, sâu răng, loét miệng…); Nhãn khoa (sử dụng gây tê trong tiểu phẫu các bệnh lý về mắt như: mắt bị chắp, lẹo, đục thủy tinh thể…); Da liễu (sử dụng gây tê trong các phẫu thuật nhỏ về da như loại bỏ mụt ruồi, mụn cóc…).

Sử dụng gây tê trong xăm môi, xăm mắt, hút mỡ bụng, ngay cả tiểu phẫu nhỏ về da như loại bỏ mụt ruồi, mụn cóc… sẽ giúp bệnh nhân ít bị ảnh hưởng đến sức khỏe, không làm mất ý thức của họ.

Thuốc gây tê cục bộ thường được sử dụng trong các phẫu thuật nhỏ của phẫu thuật thẩm mỹ, nha khoa, nhãn khoa... thuốc tuy tương đối an toàn, nhưng trong một số ít trường hợp có thể gây ra các tai biến như: rối loạn nhịp tim, suy hô hấp, dị ứng với thuốc, thậm chí dẫn đến tử vong.

Các bác sĩ chuyên khoa thần kinh cảnh báo, trong đời một con người nếu lạm dụng thuốc tê quá 10 - 14 lần với bất kỳ số lượng hay sử dụng thuốc gây tê chất lượng tốt như thế nào cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, biểu hiện dễ thấy ra ngoài nhất là sự suy giảm trí nhớ, nói lắp... Bởi vì thời gian tác dụng gây tê quá ngắn, thuốc thường được thêm chất co mạch adrenalin để kéo dài tác dụng cục bộ của thuốc nên nếu dùng thuốc gây tê quá mức có thể gây thiếu máu cục bộ.

Tác dụng phụ của thuốc gây tê thường là hạ huyết áp, nhịp tim chậm. Tác dụng trên thần kinh như gây vật vã, suy hô hấp và co giật. Ở liều cao tiêm vào mạch máu, thuốc ức chế thần kinh trung ương làm trung tâm dưới vỏ thoát ức chế gây co giật. Ở những người lo âu, nhút nhát, thần kinh dễ bị kích thích thì tai biến dễ xảy ra vì vậy cần có thuốc an thần trước khi gây tê.


BS.CK2 Lưu Kính Khương
Trưởng khoa Gây mê hồi sức ngoại, BV Nhân dân 115


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X