Hotline 24/7
08983-08983

Thuốc tê trong nha khoa có ảnh hưởng đến thai nhi?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em đang mang thai 22 tuần, hôm qua em có đi cắt 1 phần thịt bị viêm chân răng, bác sĩ có cho em tiêm thuốc gây tê rồi mới cắt, nhưng không cho thuốc uống. Đến bây giờ em vẫn còn lo lắng lắm. Xin bác sĩ tư vấn là thuốc gây tê có ảnh hưởng đến thai nhi không? Từ hôm qua tới giờ em thấy thai vẫn bình thường. Em xin cám ơn.

Trả lời
Thuốc tê trong nha khoa có ảnh hưởng thai nhi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Thuốc tê trong nha khoa dùng tại chỗ dùng với liều thấp thường không ảnh hưởng đến mẹ và con, trừ trường hợp lượng thuốc tê quá nhiều có thể gây ngộ độc. Trường hợp này thuốc tê được hấp thu vào máu quá nhanh với lượng lớn mới nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ và con, do lúc đó có thể gây trụy tim mạch và tử vong.

Với tình trạng của bạn, đã gây tê sau 24g thì thuốc tê đã đào thải hết, không ảnh hưởng đến thai nhi. Mong bạn đừng quá lo lắng, chính nỗi lo lắng của bạn mới là yếu tố ảnh hưởng đến thai.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Thuốc tê trong nha khoa về mặt lý thuyết là không gây ảnh hưởng gì cho thai nhi, do đó việc trám răng hay nhổ răng không có vấn đề gì đối với bé. Tuy nhiên, 3 tháng đầu thai kỳ là 3 tháng cực kỳ quan trọng trong việc hình thành cơ thể của đứa trẻ, do đó bác sĩ sẽ tránh điều trị trong giai đoạn này.

Thuốc tê trong nha khoa không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi, vì đây chỉ là thuốc tê tại chỗ, tác dụng rất nhẹ trong vòng 1 tiếng là tan hết không còn dấu vết. Tuy nhiên, cũng có 1 vài trường hợp có các tác dụng phụ hoặc biến chứng do thuốc tê vẫn xảy ra như:

- Hạ huyết áp, nhức đầu, rét run, loạn nhịp, trụy tim mạch, ngừng tim
- Khó thở, suy giảm hoặc ngừng hô hấp
- Ngủ lịm, hôn mê, kích động, nói líu nhíu, cơn co giật, lo âu, sảng khoái, ảo giác
- Ngứa, phát ban, phù da, tê quanh môi và đầu lưỡi
- Buồn nôn, nôn, cảm, nhìn mờ, song thị

Trên thực tế, những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc các bệnh về răng miệng. Thai nhi ở 24 - 25 tuần tuổi là thời điểm hệ xương đang hình thành mạnh mẽ. Lượng canxi cần thiết để hình thành xương của trẻ được lấy từ cơ thể của mẹ khiến trong máu của người mẹ khi ấy không đủ canxi. Và “sự hy sinh đầu tiên” cho quá trình này là các mô xương ở hàm trên và hàm dưới.

Hơn nữa, trong thời gian mang bầu, lượng nước bọt tiết ra giảm và hậu quả là bị sâu răng. Nếu trì hoãn việc khám răng trong thời gian mang thai, người phụ nữ sẽ có nguy cơ phải nhổ một vài cái răng hoặc khiến cho các bệnh về răng trở nên trầm trọng hơn. Răng sâu chính là ổ nhiễm khuẩn nguy hiểm.

Các nhà khoa học khẳng định, những phụ nữ có răng sâu sẽ sinh ra những đứa trẻ có hệ miễn dịch kém và bộ máy tiêu hóa làm việc không tốt, chưa kể còn xuất hiện một loạt các bệnh khác. Người mẹ bị sâu răng sẽ khiến trẻ cũng bị sâu răng và viêm vòm họng.


BS.CK2 Lưu Kính Khương
Trưởng khoa Gây mê hồi sức ngoại, BV Nhân dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X