Phó Giám đốc Y khoa, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn
Mang thai có được uống kháng sinh?
Câu hỏi
Chào BS, Em đi khám thai tuần thứ 26 được BS cho đi siêu âm và test định lượng glucoze và test phân tích nước tiểu (dạng test nhanh). Kết quả là glucoze 3.9ml, nước tiểu có bạch cầu sau đó BS kê đơn thuốc dentimex uống 10 ngày, dung dịch vệ sinh intima, và hẹn 1 tháng sau nhịn ăn ra kiểm tra lại. Theo em được biết dentimex là thuốc kháng sinh, BS cho em hỏi mang thai có sử dụng được không? Hiện nay em đã mua thuốc nhưng chưa dám sử dụng. Kết quả siêu âm thai của em là 27 tuần cân nặng 936mg, các chỉ số khác bình thường, BS nói thai em to hơn tuần tuổi, em còn bị đau xương cụt lan sang hông và háng từ tháng thứ 4, mặc dù vẫn uống bổ sung canxi. Mới đây em còn bị dau vùng phía dưới giữa ngực. Em có trình bày và BS bảo không sao, đau là do tính chất công việc của em (em ngồi làm việc 8h/ngày). Mong nhận được tư vấn của BS sớm. (Nguyễn Thu - nguyenthu…@gmail.com)
Trả lời
Chào bạn,
Không rõ bạn xét nghiệm kiểm tra glucose trong máu như thế nào? Nói chung xét nghiệm kiểm tra đường máu có thể tình cờ, nhưng tốt nhất là buổi sáng lúc bụng đói. Kết quả bình thường trong máu: 3,9 - 5,5 mmol/l.
Hiện nay để sàng lọc tiểu đường thai kỳ cho các trường hợp mang thai thường được thực hiện lúc thai 24-28 tuần bằng xét nghiệm uống 75 g glucose. Bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 8 giờ, lấy máu lúc đói, uống 75 g glucose, xét nghiệm 1 giờ sau uống, 2 giờ sau uống, nếu kết quả bất thường 1 trong 3 trị số, được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ và sẽ được tư vấn điều trị.
Riêng xét nghiệm nước tiểu, chính xác nhất là lấy bằng sonde, tuy nhiên ít xâm lấn hơn bệnh nhân có thể tự lấy. Trước khi lấy nước tiểu, rửa sạch bộ phận sinh dục ngoài, bỏ nước tiểu ban đầu, lấy nước tiểu giữa dòng. Chẩn đoán xác định một mức độ nhiễm trùng đáng kể khi số lượng một loại vi khuẩn vượt quá 105/ml và số lượng bạch cầu lớn hơn 50/mm3.
Điều trị kháng sinh của bạn nói trên là nhóm Cephalosporin, khá an toàn khi có thai. Bạn nên điều trị nếu xác định có nhiễm trùng. Khi có thai thường có hiện tượng đau lưng, đau khớp mu, nếu ảnh hưởng đến khả năng vận động nên điều trị giảm đau. Cần giữ tư thể lưng thẳng, thay đổi tư thế từ từ, ngủ nên nằm nghiêng trái hay nằm đầu cao. Ăn uống đầy đủ thịt, cá, rau, tránh chất bột đường nhiều. Khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai và được hướng dẫn cụ thể.
Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725 |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình