Hotline 24/7
08983-08983

Lượng đường trong cơ thể là 160, mẹ em có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Mẹ em năm nay 53 tuổi, hôm trước đi khám bệnh thì được cho biết lượng đường trong cơ thể là 160, huyết áp là 12, không có mỡ, cân nặng 75 ký, từ trước giờ cơ thể chưa mắc bệnh gì nghiêm trọng. Vậy mẹ em có nguy cơ bị bệnh tiểu đường không bác sĩ, mức độ nặng hay nhẹ ạ, có cần uống thuốc không và chế độ ăn uống như thế nào cho hợp lí ạ? Xin bác sĩ tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Nên kiểm tra đương huyết thường xuyên khi mắc đái tháo đường type 2. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nên kiểm tra đường huyết thường xuyên khi mắc đái tháo đường type 2. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Theo thông tin em cung cấp thì mẹ em có nhiều khả năng đã bị đái tháo đường type 2 (tiểu đường type 2 - chưa phụ thuộc insuline), nhưng để chẩn đoán xác định đái tháo đường thì mẹ em cần làm lại xét nghiệm glucose máu tĩnh mạch đói buổi sáng sau nhịn ăn 8 giờ và HbA1C. Dựa vào mức HbA1c và tầm soát các biến chứng của đái tháo đường (tim, thận, mạch máu...) sẽ biết được bệnh đái tháo đường ở mức độ nào, đồng thời xác định bệnh và mức độ rồi mới có toa thuốc tương ứng được. Em nên nói mẹ đi khám sớm, khám tại chuyên khoa Nội tiết, em nhé.

- Về chế độ ăn uống: Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, tuy nhiên, cần hạn chế những thực phẩm giàu năng lượng, đồ ăn chiên rán, đồ ngọt, không ăn mặn, hạn chế rượu bia... Các chuyên gia khuyến nghị người bệnh tiểu đường nên ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và giàu chất xơ như rau xanh, các loại họ đậu,… Ăn các loại thịt nạc như thịt bò vì giàu CLA có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu. Đồng thời, bổ sung cá biển giàu acid béo có lợi giúp giảm cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi. Khi chăm sóc bệnh nhân tiểu đường, người thân cũng cần chú ý cách chế biến, càng đơn giản càng tốt như luộc, hấp,… hạn chế món ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào và các đồ chế biến sẵn, đóng hộp.

- Chế độ luyện tập phù hợp: Người bệnh nên dành ra 30 - 45 phút mỗi ngày để luyện tập như đi bộ hoặc chơi các môn thể theo phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi.

- Duy trì cân nặng lý tưởng tránh béo phì, thừa cân.

- Không hút thuốc lá.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Tiểu đường type 2, còn gọi là tiểu đường khởi phát ở người lớn hoặc tiểu đường không phụ thuộc insulin, cơ thể bạn vẫn sản xuất đủ lượng insulin hoặc sử dụng insulin đúng cách. Bệnh tiểu đường type 2 không giống như tiểu đường type 1. Ở tiểu đường type 1, tuyến tụy không thể tiết ra insulin. Đối với bệnh tiểu đường type 2, tuyến tụy vẫn hoạt động như bình thường, nhưng do một nguyên nhân nào đó các tế bào không thể sử dụng glucose trong máu làm nguồn năng lượng. Điều này sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao và có thể gây tổn thương đến cơ thể bạn.

90% đến 95% bệnh nhân tiểu đường là mắc tiểu đường
type 2. Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường khởi phát ở người lớn, ở độ tuổi từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, ngày càng nhiều trẻ em và người trẻ tuổi mắc phải bệnh tiểu đường type 2 do bệnh béo phì ngày càng có xu hướng gia tăng ở trẻ em.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 thường không xuất hiện hoặc khá nhẹ nên bạn không nhận ra trong nhiều năm ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:

- Nhìn mờ;
- Mệt mỏi;
- Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói;
- Uống nước nhiều nhưng vấn mau khát;
- Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm;
- Vết thương lâu lành;
- Đau và tê ở chân hoặc tay;
- Sụt cân không rõ lý do.

Nhiều bệnh nhân kiểm soát bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống và tập thể dục. Các quy định của chế độ ăn uống mới cho phép có nhiều lựa chọn về thực phẩm hơn. Tuy nhiên nên tránh các thức ăn có nhiều đường và nhiều chất béo, điều này rất quan trọng. Tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng và giữ lượng đường ở mức thấp và cơ thể sử dụng insulin tốt hơn.

Tuy nhiên với một số bệnh nhân, chế độ ăn và tập thể dục là chưa đủ mà họ còn cần phải dùng đến thuốc. Các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 thường là các loại thuốc giúp cơ thể sử dụng glucose tốt hơn.

Nếu sử dụng thuốc không hiệu quả, người bệnh cần phải được tiêm insulin để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Insuline không thể uống qua đường miệng vì acid trong bao tử sẽ phá hủy nó, mà phải được tiêm dưới da.

Lượng đường huyết cần phải được kiểm tra thường xuyên (thường là ít nhất một lần mỗi ngày). Ngoài sự chăm sóc của bác sĩ chính của bạn, còn có các chuyên gia (chuyên gia nội tiết, chuyên gia điều trị bàn chân và bác sĩ nhãn khoa) giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X