Hotline 24/7
08983-08983

Chứng nhận tiêm vắc xin COVID-19 có phải giấy thông hành, giảm thời gian cách ly?

Câu hỏi

Em muốn hỏi, nếu mình có giấy chứng nhận tiêm vắc xin COVID-19 rồi thì đây có phải giấy thông hành để đến các quốc gia khác, hay đến tỉnh thành nào trong Việt Nam? Liệu tờ giấy này có giúp giảm thời gian cách ly? (Thanh Hà - TPHCM).

Trả lời

Mỗi quốc gia sẽ có yêu cầu nhập cảnh khác nhau, có nơi cần giấy xác nhận tiêm vắc xin COVID-19, có nơi không cần. (Ảnh minh họa)

Bạn thân mến,

Hiện nay nhiều người đã được tiêm mũi 1, mũi 2 vắc xin COVID-19 và được các cơ sở tiêm chủng cấp giấy chứng nhận. Hiện đang có nhiều người kì vọng vào ý nghĩa của giấy chứng nhận này, cho rằng sau khi được tiêm vaccine, được cấp giấy chứng nhận sẽ được ưu tiên khi vào vùng dịch hoặc khu vực hạn chế mà không cần phải cách ly, hoặc thuộc diện F1, F2 cũng không cần phải cách ly... Tuy nhiên, điều này không có cơ sở.

Theo TS Nguyễn Minh Hằng, Phó cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế hiện tại ý nghĩa của tờ giấy này chỉ là chứng nhận việc một người đã được tiêm vắc xin COVID-19. Vì vậy, việc có thể đi lại, nhập cảnh vào các quốc gia khác hay không không chỉ tờ giấy này mà còn phụ thuộc vào chính sách của từng nước.

Hiện nay, tại TPHCM đang thực hiện chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử, nên không phải địa điểm nào tiêm xong cũng có thể cấp giấy chứng nhận ngay cho người dân. Giấy chứng nhận tiêm vắc xin hiện cũng không có nhiều ý nghĩa như nhiều người kỳ vọng.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định trong tương lai, tất cả người đã tiêm vắc xin COVID-19 đều có giấy chứng nhận. Đồng thời, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19và Bộ Y tế đang cân nhắc một số quyền lợi kèm theo giấy chứng nhận này, chẳng hạn việc đi lại trong nước dễ dàng hơn, giảm thời gian cách ly...

Theo PGS.TS.BS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Việt Nam đã có chủ trương cấp giấy chứng nhận tiêm chủng dạng điện tử, có ý nghĩa như “giấy thông hành”. Với giấy chứng nhận này, người sở hữu sẽ có những ưu đãi khi đi nước ngoài hoặc về thời gian cách ly, đi lại trong nước. Tuy nhiên, điều này chưa thể thực hiện ngay.

Về phương án về hộ chiếu vắc xin đã được Bộ Y tế soạn thảo và trình lên Chính phủ. Tuy nhiên tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp nên hiện chưa được phê duyệt.

Tiêm vắc xin COVID-19 là biện pháp phòng bệnh chủ động rất quan trọng. Tuy nhiên người đã được tiêm vắc xin COVID-19, đặc biệt là những người mới chỉ được tiêm 1 mũi vẫn rất cần phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch khác, đặc biệt là biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Điều này là do vắc xin không đem lại sự bảo vệ tức thì. Sau tiêm mũi 1, phải ít nhất 14 ngày sau mới bước đầu có tác dụng và mức bảo vệ sau tiêm mũi 1 chỉ đạt ở mức bảo vệ rất thấp. Sau tiêm mũi thứ 2, từ 1 tháng trở ra thì vắc xin mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60%- 90% tùy theo loại vắc xin.

Đặc biệt, vắc xin không thể bảo vệ tuyệt đối, nhất là khả năng bảo vệ việc mang mầm bệnh, tức là một số người đã tiêm vắc xin có thể không bị mắc bệnh nhưng vẫn có khả năng trở thành người mang virus và lây bệnh cho người khác. Vì vậy, dù có được tiêm vắc xin COVID-19, người được tiêm vẫn rất cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh khác, đặc biệt là thực hiện biện pháp 5K để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng tránh lây nhiễm.

Trân trọng!

>>> Biến chứng đông máu, giảm tiểu cầu sau tiêm vắc xin COVID-19, dấu hiệu nào nhận biết?

>>> Cơ địa dị ứng, có nên tiêm vắc xin COVID-19?

>>> Tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19, có phải cách ly tập trung khi đến địa phương khác?

>>> Tiêm vắc xin COVID-19 cùng lúc với các vắc xin khác, nên không AloBacsi ơi?

>>> Bệnh nhân cơ xương khớp, cần ngưng thuốc nào trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19?

>>> Tiêm ngừa COVID-19: Ai đủ điều kiện, ai cần trì hoãn, thận trọng và chống chỉ định?

>>> Sau tiêm vắc xin COVID-19, dấu hiệu nào cần đến bệnh viện ngay?

>>> Dấu hiệu sốc phản vệ sau tiêm vắc xin COVID-19?

>>> Người nhiễm HIV có nên chích ngừa COVID-19?

>>> Tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19, có phải cách ly tập trung khi đến địa phương khác?

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X