Hotline 24/7
08983-08983

Chỉ số HbA1c là 5.8 và 6.8, liệu em có bị tiểu đường?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Kết quả khám tiểu đường của em gần đây có nhiều số liệu khác nhau. Khi test đường máu có các chỉ số 8.9; 7.7; 7.0; 6.8; 6.4 . Trong khi chỉ số HbA1c đo được ở 2 cơ sở y tế lần lượt là 5.8 (bệnh viện tỉnh) và 6.8 (Bệnh viện Bạch Mai). Hiện tại em bị tiểu đường ở mức độ nào ạ? Em không có biểu hiện uống nhiều nước và đi tiểu nhiều đâu ạ. Em có nên uống viên Glucobay 1 viên/ngày trong thời gian này không? Rất mong bác sĩ tư vấn giúp ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Xét nghiệm đường máu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xét nghiệm đường máu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Hiện nay xét nghiệm HbA1c chưa được chuẩn hoá nên ít được dùng để chẩn đoán đái tháo đường, chủ yếu dựa trên chỉ số xét nghiệm đường huyết lúc đói. Máu xét nghiệm phải được lấy vào sáng sớm, sau ít nhất 8 tiếng nhịn ăn uống (chỉ được uống nước lọc). Các chỉ số của đường huyết của bạn dao động khá nhiều, nhưng đủ để chẩn đoán đái tháo đường nếu xét nghiệm chuẩn, không liên quan đến tình trạng stress hay dùng thuốc nào khác.

Đối với đái tháo đường cần xác định tuổi, tình trạng gia đình và thăm khám để xác định thể bệnh (type 1, type 2, di truyền…). Mỗi thể bệnh có phương pháp điều trị và theo dõi khác nhau.

Bạn nên quay lại tái khám chuyên khoa Nội tiết, mang theo các kết quả xét nghiệm đã có để bác sĩ tư vấn trực tiếp. Việc tự ý dùng thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ mà còn không giúp ích gì cho việc kiểm soát bệnh bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Xét nghiệm đường huyết lúc đói là cách nhanh nhất và đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường, thông qua đo lường mức độ glucose - một loại đường đơn - trong máu. Chỉ số này còn giúp người bệnh tiểu đường đánh giá hiệu quả điều trị.

Người bệnh phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (nhịn đói qua đêm từ 8 - 14 giờ). Sau khi lấy máu, bác sỹ sẽ sử dụng thiết bị chuyên nghiệp để đo mức glucose có trong mẫu máu đó.

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo, nếu bạn trên 45 tuổi, không có nguy cơ mắc tiểu đường, nên kiểm tra đường huyết lúc đói 2 - 3 năm/lần.

Nếu bạn có một trong các yếu tố sau đây, nên kiểm tra định kỳ 1 năm/1 lần (hoặc 6 tháng/lần nếu có nhiều nguy cơ):

- Ít hoạt động thể chất
- Gia đình có người mắc tiểu đường tuýp 2
- Bị tiểu đường thai nghén hoặc sinh con trên 4kg
- Huyết áp cao từ 140/90mmHg trở lên hoặc đang được điều trị cao huyết áp
- Có mức độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) 35 mg/dL hoặc ít hơn; hoặc có mức triglyceride lớn hơn 250 mg/dL.
- Bị hội chứng buồng chứng đa nang
- Có tiền sử bệnh tim mạch
- Đề kháng lnsulin hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan đến kháng lnsulin.

Nếu bạn bị tiền tiểu đường, nên kiểm tra đường huyết định kỳ hàng tháng, sau đó cách 2 - 3 tháng tùy thuộc chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp đã mắc bệnh tiểu đường, cần kiểm tra đường huyết lúc đói hàng tháng (hoặc tối thiểu 2 tháng/lần). Có thể kèm theo xét nghiệm HbA1c nếu kiểm tra tại các bệnh viện lớn, từ tuyến tỉnh trở lên.

Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa kết quả xét nghiệm đường huyết lúc đói như sau:

- Bình thường: 6.0 mmol/l và thấp hơn (dưới 110 mg/dl).
- Rối loạn đường huyết đói: giữa 6.1–6.9 mmol/L (giữa 110 mg/dl và 125 mg/dl).
- Bệnh tiểu đường: 7.0 mmol/l trở lên (126 mg/dl trở lên).

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X