Hotline 24/7
08983-08983

Bị bướu thùy phải Tirads 2 có nên mang thai?

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, Tôi hiện nay 30 tuổi. Hiện đang có kế hoạch sinh con thứ 2. Nhưng đi khám tại bệnh viện nội tiết TW2, tôi bị bướu thùy phải Tirads 2 kích thước 6mm thì mang thai có ảnh hưởng gì không? Có nên điều trị trước khi mang thai hay không? Và nếu điều trị thì sau bao lâu mới được mang thai. Hiện tôi được kê 2 loại thuốc: 1. Betnapin 80mg (Thymomodulin). 2. Senoxyd - Q10 (Coenzyme, vitamin A D, E, C, selenium). Liệu uống 2 loại thuốc này thì có thể mang thai được không? Rất mong được các bác sĩ giải đáp thắc mắc giúp tôi sớm nhất ạ. Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

Bướu giáp đơn thuần khá thường gặp, thông thường là những bướu lành tính, ít thay đổi kích thước theo thời gian và không gây nguy hiểm. Các bướu giáp nhỏ, lành tính, không rối loạn chức năng tuyến giáp thì không cần điều trị.

Với những bướu giáp này, nếu chức năng tuyến giáp qua xét nghiệm máu bình thường, theo dõi mỗi 6 tháng không thấy bướu tăng kích thước thêm thì không có ảnh hưởng gì đến quá trình thụ thai và mang thai. Trong khi mang thai, bứou giáp có thể tăng kích thước một chút nhưng không có nghiên cứu nào cho thấy gia tăng nguy cơ ung thư trong thai kỳ nên bạn không cần quá lo lắng.

Ảnh hưởng của Thymomodulin lên thai kỳ chưa được nghiên cứu rõ ràng, do đó nếu có ý định mang thai, bạn nên ngưng thuốc, khám tiền sản và chỉ dùng những thuốc mà bác sĩ phụ sản kê toa thôi bạn nhé!
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Bệnh bướu cổ không gây vô sinh ở phụ nữ. Tuy nhiên, khi phụ nữ bị bướu cổ mà có cường giáp hoặc suy giáp có rối loạn kinh nguyệt thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng có thai.

- Nếu phụ nữ bị bướu cổ đơn thuần thì có thai bình thường, không phải lo lắng cho mình và cho con.
- Nhưng nếu phụ nữ đang mang thai mắc bệnh bướu cổ mà có tình trạng cường giáp thì khả năng sẩy thai rất cao. Trẻ sinh ra có thể bị cường giáp giống mẹ. Ngoài ra, có thể xuất hiện cơn nhiễm đôc giáp cấp khi sinh dẫn đến tử vong mẹ lần con
- Nếu mẹ bi bướu giáp mà có suy giáp thì sinh em bé có tình trạng thiểu năng giáp, chậm phát triển, trí tuệ đần độn.

Nếu bị bướu cổ có cường giáp hoặc suy giáp và người bệnh được chữa trị lành, không để lại biến chứng thì vẫn có thể có con bình thường. Nhưng nếu trong giai đoạn bị bệnh mà có thai, cần phải có sự tư vấn, theo dõi thường xuyên của bác sĩ. Hiện nay có những thuốc kháng giáp vẫn sử dụng đươc cho người bệnh có thai và cho con bú. Người ta cũng khuyến cáo trong quá trình điều trị thuốc, đặc biệt khi đang dùng liều cao thuốc kháng giáp thì tuyệt đối không nên mang thai. Khi đã có tình trạng bình giáp và liều thuốc kháng giáp đã giảm đến liều thấp nhất, thì người phụ nữ có thể có thai và phải được bác sĩ theo thường xuyên.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X