Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh lao phổi có lây từ mẹ sang con lúc mang thai không?

Câu hỏi

Chào BS, Cách đây 3 năm em có đi khám sức khoẻ tổng quát và chẩn đoán bị lao phổi âm tính tại BV Phạm Ngọc Thạch nhưng em không điều trị và đến năm ngoái em có thai và sinh bé, hiện tại bé được 1 tuổi. Em đi khám tổng quát lại BS chẩn đoán là lao phổi âm tính nên bắt đầu uống thuốc điều trị được 3 ngày. BS cho em hỏi bệnh lao phổi có lây từ mẹ sang con khi em mang thai không ạ? Hiện bé em mới 1 tuổi, em sợ chụp Xquang sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé, không biết mình còn cách nào khác để xét nghiệm cho bé không ạ? Em có đi lấy thuốc tại phường và nói có bé nhỏ 1 tuổi nhưng BS ở phường nói do lao phổi của em âm tính nên không cần phải cho bé uống thuốc dự phòng. Mong BS tư vấn giúp em, em cảm ơn BS.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Lao phổi âm tính. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Lao phổi âm tính. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Ở phụ nữ mang thai, nhiễm lao hoạt động có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sẩy thai, sinh non, thai chậm phát triển, nhẹ cân và tử vong chu sinh. Lao phổi ở người phụ nữ mang thai và bà mẹ có con nhỏ cũng đã được nghiên cứu khá nhiều, tuy nhiên hướng xử trí còn tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Biểu hiện lao ở trẻ mới sinh thường không đặc hiệu, từ bú kém, sốt, khó thở, ho, kích động, gan lách to, chướng bụng, vàng da…  Các bé được chẩn đoán lao bẩm sinh thường phải điều trị với phác đồ 3-4 thuốc kháng lao. Điều trị lao tiềm ẩn lại sử dụng 1 thuốc isoniazid trong 3-6 tháng. Bú mẹ vẫn được khuyến cáo thực hiện trừ khi có bằng chứng cho thấy lao phổi ở mẹ là lao kháng thuốc. Tiêm ngừa BCG sẽ thực hiện lúc sinh hoặc sau khi hoàn toàn quá trình điều trị dự phòng của trẻ.

Ở mẹ bị lao AFB (-), mặc dù nguy cơ lây nhiễm có thấp hơn nhưng cũng không thể loại trừ được việc bé nhiễm lao từ mẹ. Như vậy việc quan trọng nhất là phải xác định xem bé có bị lao hay không, nếu chỉ vì e ngại ảnh hưởng của tia X lên trẻ mà làm chậm trễ chẩn đoán thì còn nguy hiểm hơn. Ngoài ra vấn đề chẩn đoán lao của mẹ vẫn còn khiến BS nghi ngờ vì chưa rõ bạn được chẩn đoán lao và điều trị ban đầu ở đâu, dựa vào đâu để chẩn đoán trong khi các xét nghiệm đều âm tính.

Bạn nên đưa bé tới BV chuyên khoa lao để khám và tầm soát thêm, nếu được có thể gửi trước phim phổi và xét nghiệm đã thực hiện của mẹ và bé về chương trình để được tư vấn cụ thể hơn.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh lao phổi AFB là tên gọi tắt của một loại xét nghiệm vi khuẩn lao Acid Fast Bacillus test. Đây là một trong những kiểu xét nghiệm để quan sát một cách trực tiếp vi khuẩn lao trên lam bằng kính hiển vi. Tuy nhiên, nó còn có tên gọi đặc biệt vì vì phải nhuộm theo một phương pháp cũng rất khác biệt so với các loại vi khuẩn thông thường do vi khuẩn lao có tính kháng acid cồn.

Lao phổi AFB âm tính là bệnh lao phổi thứ phát về mặt triệu chứng và cách điều trị lao phổi AFB âm tính không có sự khác biệt so với lao phổi AFB dương tính. Điều này có nghĩa là độ trầm trọng của hai loại lao này là tương đương nhau. Nên nếu bạn đã bị chẩn đoán lao phổi AFB âm tính thì bạn cần được điều trị như người bị lao phổi AFB dương tính.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X