Dấu hiệu nhận biết khi bị thủng màng nhĩ
Khi màng nhĩ bị thủng do viêm tai giữa hoặc do chấn thương sẽ làm cho sức nghe giảm và tai giữa rất dễ bị nhiễm trùng.
Nguyên nhân gây thủng màng nhĩ
- Chấn thương trực tiếp: Vật nhọn đâm vào, thường gặp trong các trường hợp này là bất cẩn trong khi lấy ráy tai để dụng cụ đâm vào màng nhĩ.
- Chấn thương gián tiếp: Khi áp lực quá mạnh tác động lên màng nhĩ, xảy ra khi bị người khác tát tai quá mạnh, hoặc do chấn thương bom mìn, hay lặn quá sâu...
- Viêm tai giữa: Do viêm nhiễm từ vùng mũi họng gây tụ dịch, tụ mủ trong hòm nhĩ và làm thủng màng nhĩ từ trong ra .
Dấu hiệu nhận biết khi bị thủng màng nhĩ
Thủng màng nhĩ đột ngột ( rách màng nhĩ ) sẽ gây đau nhói trong tai, ù tai, chảy máu tai, chóng mặt và điếc. Nếu chỉ rách màng nhĩ đơn thuần thì điếc nhẹ, nếu tổn thương sâu đến tai trong thì điếc nặng hơn.
Nếu thủng màng nhĩ do viêm tai giữa cấp thì trước đó sẽ có triệu chứng sốt nóng, đau nhức trong tai, ù tai, nghe kém. Khi màng nhĩ thủng, mủ thoát ra được ngoài ống tai thì các triệu chứng trên giảm đi.
Thủng màng nhĩ do viêm tai giữa thanh dịch thì triệu chứng không rõ ràng và diễn biến phức tạp. Bởi biểu hiện của bệnh viêm tai giữa thanh dịch rất khó phát hiện, thường không sốt, không đau tai, rất ít khi có ù tai, không có chảy dịch ở tai, triệu chứng duy nhất là bị nghễnh ngãng.
Bệnh viêm tai giữa thanh dịch là biến chứng thường gặp nhất của viêm VA, do vậy, để phòng bị thủng màng nhĩ do viêm tai giữa thanh dịch cần điều trị căn nguyên viêm VA.
Biến chứng
Thủng màng nhĩ có nhiễm trùng lâu ngày sẽ gây viêm xương chũm làm giảm sức nghe nghiêm trọng và gây ra những biến chứng nặng hơn do ổ viêm lan toả vào các vùng lân cận như: viêm màng não, áp xe não, viêm xoang tĩnh mạch bên, liệt mặt...
Vì vậy, khi nghi ngờ bị thủng màng nhĩ phải đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa thủng màng nhĩ tuyệt đối không tự ý ngoáy tai hoặc lấy ráy tai bằng các dụng cụ bằng kim loại và phải tích cực điều trị các bệnh về mũi họng vì có thể gây viêm tai giữa mủ dẫn đến thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến sức nghe và có thể bị những biến chứng nguy hiểm.
- Chấn thương trực tiếp: Vật nhọn đâm vào, thường gặp trong các trường hợp này là bất cẩn trong khi lấy ráy tai để dụng cụ đâm vào màng nhĩ.
- Chấn thương gián tiếp: Khi áp lực quá mạnh tác động lên màng nhĩ, xảy ra khi bị người khác tát tai quá mạnh, hoặc do chấn thương bom mìn, hay lặn quá sâu...
- Viêm tai giữa: Do viêm nhiễm từ vùng mũi họng gây tụ dịch, tụ mủ trong hòm nhĩ và làm thủng màng nhĩ từ trong ra .
Dấu hiệu nhận biết khi bị thủng màng nhĩ
Thủng màng nhĩ đột ngột ( rách màng nhĩ ) sẽ gây đau nhói trong tai, ù tai, chảy máu tai, chóng mặt và điếc. Nếu chỉ rách màng nhĩ đơn thuần thì điếc nhẹ, nếu tổn thương sâu đến tai trong thì điếc nặng hơn.
Nếu thủng màng nhĩ do viêm tai giữa cấp thì trước đó sẽ có triệu chứng sốt nóng, đau nhức trong tai, ù tai, nghe kém. Khi màng nhĩ thủng, mủ thoát ra được ngoài ống tai thì các triệu chứng trên giảm đi.
Thủng màng nhĩ do viêm tai giữa thanh dịch thì triệu chứng không rõ ràng và diễn biến phức tạp. Bởi biểu hiện của bệnh viêm tai giữa thanh dịch rất khó phát hiện, thường không sốt, không đau tai, rất ít khi có ù tai, không có chảy dịch ở tai, triệu chứng duy nhất là bị nghễnh ngãng.
Bệnh viêm tai giữa thanh dịch là biến chứng thường gặp nhất của viêm VA, do vậy, để phòng bị thủng màng nhĩ do viêm tai giữa thanh dịch cần điều trị căn nguyên viêm VA.
Biến chứng
Thủng màng nhĩ có nhiễm trùng lâu ngày sẽ gây viêm xương chũm làm giảm sức nghe nghiêm trọng và gây ra những biến chứng nặng hơn do ổ viêm lan toả vào các vùng lân cận như: viêm màng não, áp xe não, viêm xoang tĩnh mạch bên, liệt mặt...
Vì vậy, khi nghi ngờ bị thủng màng nhĩ phải đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa thủng màng nhĩ tuyệt đối không tự ý ngoáy tai hoặc lấy ráy tai bằng các dụng cụ bằng kim loại và phải tích cực điều trị các bệnh về mũi họng vì có thể gây viêm tai giữa mủ dẫn đến thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến sức nghe và có thể bị những biến chứng nguy hiểm.
AloBacsi.vn
Bác sĩ Nguyễn Minh Hiệp
Bác sĩ Nguyễn Minh Hiệp
Suc Khoe & Đoi Song
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình