Đau bụng dưới ở nữ giới cảnh báo bệnh gì?
Nhiều người thường bỏ qua các biểu hiện khi bị đau bụng dưới vì nghĩ rằng nó không nguy hiểm.
Thực tế cho thấy, đau bụng dưới ở nữ giới thường do nhiều nguyên nhân và đôi khi gây ảnh hưởng nặng nề tới cơ quan sinh sản, thậm chí là tính mạng.
Vùng bụng dưới là nơi tập trung các cơ quan sinh sản của nữ giới nên nhiều người thường lầm tưởng rằng đau bụng dướilà có bệnh ở cơ quan sinh sản, nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới ở phụ nữ như:
1. Đau bụng dưới biểu hiện của đau ruột thừaTriệu chứng khi bị viêm ruột thừa ban đầu là xuất hiện các cơn đau nhói ở bụng dưới bên phải, sốt, sau đó các cơncơn đau tăng lên dữ dội, người bệnh có biểu hiện nôn và buồn nôn. Khi xuất hiện các triệu chứng này cần đến bác sĩ ngay vì nếu không được điều trị kịp thời phần ruột thừa viêm này sẽvỡ và gây nhiễm trùng ổ bụng, có thể dẫn đến tử vong.
2. Sỏi thậnSỏi thận có thể nhỏ như hạt cát, hạt đậu nhưng cũng có thể to như những viên sỏi thật. Đây là sự lắng đọng của muối và khoáng chất trong nước tiểu ở thận. Khi sỏi thận di chuyển từ thận qua niệu đạo sẽ gây nên những cơn đau nhói ở vùng bụng dưới, vùng xương chậu, nước tiểu có thể có lẫn máu do sỏi cọ xát vào niệu đạo.
3. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Khi bị nhiễm một số bệnh lây qua đường tình dục (STDs) phổ biến nhất là nhiễm nấm Chlamydia và bệnh lậu, người bệnh có thể sẽ xuất hiện tình trạng đau bụng dưới.
Người bệnh khi mắc phải bệnh lây truyền qua đường tình dục ngoài đau âm ỉ vùng bụng dưới sẽ có kèm thêm các biểu hiện vùng chậu đau nhức, đi tiểu đau buốt, dịch tiết âm đạo ở nữ giới bất thường, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh.
4. Đau bụng dưới khi quan hệ tình dục
Đau khi quan hệ tình dục có thể do nhiều nguyên nhân như âm đạo bị nhiễm trùng, khô âm đạo, lạc nội mạc tử cung, quan hệ nhiều lần trong thời gian ngắn, viêm lộ tuyến tử cung... Nếu gặp phải triệu chứng đau bụng dưới khi quan hệ tình dụcbạn cần gặp các bác sĩ sản phụ khoa để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh, tránh ủ bệnh ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.
5. Đau bụng tiền kinh nguyệt
Đây là hiện tượng rất phổ biến xảy ra ở nữ giới trước mỗi chu kì kinh nguyệt. Sự thay đổi hormone trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt khiến khi "tới kỳ" phụ nữ thường có tính khí thất thường, nổi mụn trứng cá, đau bụng dưới, chuột rút...
Vì thế chị em cần tăng cường vận động thể dục thể thao, bổ sung dưỡng chất và vitamin cho cơ thể sẽ giúp giảm các triệu chứng đau bụng dưới do tiền kinh nguyệt.
6. Đau bụng do sự rụng trứng
Những cơn đau nhói do sự rụng trứng thường xảy ra vào thời kỳ rụng trứng (trước khi có kinh nguyệt khoảng 14 ngày), kèm theo hiện tượng tiết dịch, có thể lẫn chút máu.
7. Đau bụng dưới do mang thai ngoài tử cung
Hiện tượng mang thai ngoài tử cung là phôi thai hình thành và phát triển ở ngoài tử cung như ống dẫn trứng, ổ bụng thay vì làm tổ trong tử cung. Đây là hiện tượng rất nguy hiểm đến tính mạng của phụ nữ. Ngoài những cơn đau dữ dội vùng bụng dưới, chị em sẽ thấy chảy máu âm đạo, chóng mặt, buồn nôn, chuột rút một bên. Nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể phải cắt bỏ ống dẫn trứng, ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này.
8. Đau bụng dưới do sự xuất hiện của các khối u
Có rất nhiều các khối u được hình thành và phát triển gây nên đau đớn ở vùng bụng dưới như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng...
U nang buồng trứng gây ra hiện tượng đau vùng chậu, tăng cân, đi tiểu thường xuyên còn u xơ tử cung sẽ dẫn đến đau lưng, đau bụng, đau quan hệ tình dục hay khi có kinh nguyệt, khó khăn trong việc mang thai.
9. Lạc nội mạc tử cung
Đây là hiện tượng mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, có thể xuất hiện ở buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, ruột và nhiều bộ phận khác. Điều này khiến phụ nữ đau bụng dưới dữ dội khi đến chu kỳ kinh nguyệt và không thể mang thai.
10. Đau bụng dưới do hội chứng ruột kích thíchĐây là tình trạng rối loạn tiêu hóa mãn tính gây ra các cơn đau bụng dưới, chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Hội chứng ruột kích thích thường xuất hiện khi thay đổi chế độ ăn uống hay khi căng thẳng.
Theo Tuổi trẻ Thủ đô
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình