Đánh giá hiệu quả các thuốc NSAIDs đang thịnh hành với bệnh cơ xương khớp
Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) là nhóm thuốc được sử dụng từ rất lâu trong lịch sử nhân loại để điều trị đau, sốt và chống viêm. Trải qua bề dày lịch sử, mặc dù cho đến nay người ta đã chủ động tổng hợp được thuốc, đã hiểu được cơ chế tác động, dược lực học… nhưng các tranh cãi về tác dụng phụ lên các cơ quan vẫn còn tiếp tục, chưa có hồi kết.
Trước các vấn đề về nhóm thuốc NSAIDs và sự cần thiết trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, Hội Thấp Khớp học TPHCM đã tổ chức chương trình hội thảo khoa học trực tuyến “Đánh giá hiệu quả các thuốc NSAIDs đang thịnh hành với bệnh cơ xương khớp” với sự đồng hành của Nhãn hàng Atocib - DHG Pharma.
Với sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Cơ xương khớp - PGS.TS.BS Vũ Đình Hùng - Chủ tịch Hội Thấp khớp học TPHCM, BS.CK2 Đoàn Thị Huyền Trân - Trưởng khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Nhân dân 115 và BS.CK2 Huỳnh Phan Phúc Linh - Phó khoa Nội Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy mang lại nhiều thông tin hữu ích, thu hút sự tham dự của hàng trăm dược sĩ, đại diện các nhà thuốc qua hình thức trực tuyến.
PGS.TS.BS Vũ Đình Hùng - Chủ tịch Hội Thấp khớp học TPHCM - Chủ tọa chương trình hội thảo trực tuyến liên quan đến bệnh lý cơ xương khớp và NSAIDs
1. Nhận biết, điều trị sớm: Điều kiện tiên quyết trong bệnh lý cơ xương khớp
Với bài báo cáo đầu tiên “Các bệnh lý cơ xương khớp cần dùng NSAIDs”, BS.CK2 Huỳnh Phan Phúc Linh đưa ra những con số cho thấy bệnh lý cơ xương khớp vượt xa các bệnh tuần hoàn và các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến 1/3 số người ở Hoa Kỳ. Theo phân loại quốc tế về bệnh tật (mã ICD) có đến 150 chẩn đoán bệnh liên quan đến hệ cơ xương khớp.
Đặc điểm nổi bật của bệnh cơ xương khớp đó là có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào ở cả nam và nữ, triệu chứng đa dạng, có tính cấp tính hoặc mạn tính và từng đợt tiến triển làm bệnh nhân đau đớn, mất sức lao động, thậm chí là tàn tật, giảm chất lượng cuộc sống.
Trong hàng trăm bệnh liên quan đến hệ cơ xương khớp thì thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, một số bệnh về tình trạng đau mạn tính khác, chẳng hạn như đau lưng cấp, viêm khớp gout là những bệnh rát thường gặp và cần sử dụng thuốc kháng viêm.
BS.CK2 Huỳnh Phan Phúc Linh cho biết, trong khi bệnh cơ xương khớp chiếm đến 8,6 triệu người thì những bệnh về tim mạch chỉ có khoảng 3 triệu người
BS.CK2 Huỳnh Phan Phúc Linh nhấn mạnh, với các bệnh lý cơ xương khớp đòi hỏi phải nhận biết các dấu hiệu từ sớm để chẩn đoán, điều trị kịp thời và từ đó đưa ra giải pháp phòng ngừa tái phát hoặc tiến triển thành biến chứng. Mặc dù biểu hiện chung nổi bật của bệnh cơ xương khớp là đau và viêm, tuy nhiên mỗi bệnh có đặc điểm riêng giúp chẩn đoán xác định và điều trị đặc hiệu. Do đó, điều quan trọng nhất là nhận diện dựa trên các đặc điểm riêng này.
Về vấn đề điều trị sẽ tùy thuộc vào mỗi bệnh lý, mức độ của người bệnh. Song, điều tiên quyết là cần kết hợp nhiều biện pháp, bao gồm cả biện pháp không dùng thuốc (như tập thể dục, vật lý trị liệu, giảm cân, cân bằng dinh dưỡng) và dùng thuốc nhằm giảm tàn phế, bảo vệ chức năng vận động, tránh biến chứng do bệnh và do điều trị.
Mục tiêu quan trọng tiếp theo là giảm đau, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Trong đó, thuốc NSAIDs là nhóm thuốc kháng viêm giảm đau hiệu quả cho bệnh nhân trong thời gian chờ đợi thuốc điều trị căn bản có tác dụng. Việc sử dụng NSAIDs cần lưu ý để đạt hiệu quả và đặc biệt là tránh các biến cố.
2. Để giảm biến cố bất lợi của NSAIDs, lựa chọn và sử dụng sao cho an toàn?
Dưới góc nhìn chuyên sâu về “Thuốc kháng viêm không steroid và những điều cần biết”, BS.CK2 Đoàn Thị Huyền Trân một lần nữa nhắc lại về lịch sử lâu đời của nhóm NSAIDs cũng như các lợi ích trong giảm đau, hạ sốt, chống kết tập tiểu cầu và kháng viêm - đây là tác dụng rất quan trọng đưa đến số lượng sử dụng NSAIDs nhiều hơn.
Tuy nhiên, song song với lợi ích mang lại là những nỗi lo tác dụng phụ của NSAIDs, đặc biệt nhất là biến cố thường gặp tại 5 cơ quan như tiêu hóa, tim mạch, thận, gan và hô hấp cần phải đề phòng.
Trong đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, NSAIDs làm tăng nguy cơ gây ra biến cố tim mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Đối với đường tiêu tiêu hóa, tỷ lệ hằng năm xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, thủng tạng rỗng trên bệnh nhân dùng NSAIDs là khoảng 1-2%. Tỷ lệ loét dạ dày không triệu chứng (phát hiện qua nội soi dạ dày tá tràng) là khoảng 30% trên bệnh nhân dùng NSAIDs kéo dài.
Hay đối với nguy cơ biến cố trên thận, so với người không dùng NSAIDs, bệnh nhân dùng NSAIDs sẽ tăng từ 2-4 lần nguy cơ nhập viện vì suy thận cấp. Bên cạnh đó, BS.CK2 Đoàn Thị Huyền Trân cũng cho biết thêm thông tin, NSAIDs có thể gây tác dụng phụ trên bệnh nhân hô hấp, đặc biệt là hen suyễn, thậm chí triệu chứng cơn hen cấp có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng, đe dọa tính mạng, hoặc viêm phổi phế nang - tuy nhiên đây là tác dụng phụ hiếm gặp.
Mặt khác, NSAIDs là một trong những tác nhân phổ biến gây tổn thương gan cho thuốc. Khoảng 15% bệnh nhân dùng NSAIDs có tình trạng tăng men gan. Mức độ tổn thương gan do NSAIDs có thể thay đổi từ tăng men gan không triệu chứng cho đến tổn thương nặng với suy gan cấp.
BS.CK2 Đoàn Thị Huyền Trân nhấn mạnh, việc lựa chọn NSAIDs cần cá thể hóa, không có một công thức chung cho tất cả các bệnh nhân
Tuy nhiên, BS.CK2 Đoàn Thị Huyền Trân cũng nhấn mạnh, mặc dù NSAIDs có khả năng gây ra biến cố trên các hệ cơ quan, nhưng điều đó không có nghĩa là sợ hãi quá mức trước nhóm thuốc này nếu tuân thủ theo hướng dẫn, chống chỉ định và tránh các yếu tố nguy cơ tác động đến khả năng xảy ra biến cố.
Chẳng hạn như, để giảm biến cố trên đường tiêu hóa trên nhóm bệnh nhân nguy cơ cao, Trưởng khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Nhân dân 115 hướng dẫn, trước tiên cần hỏi kỹ tiền sử, cơ địa người bệnh dựa trên mục tiêu cá thể hóa, sử dụng tác nhân bảo vệ dạ dày, tiệt trừ HP trước khi khởi trị NSAIDs. Đồng thời sử dụng NSAIDs chọn lọc COX-2 (các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cho thấy NSAIDs chọn lọc COX-2 (coxib) giảm 50-60% nguy cơ loét dạ dày tá tràng và xuất huyết tiêu hóa do loét so với NSAIDs không chọn lọc).
Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác nhau cũng chỉ ra, nhóm NSAIDs ức chế COX-2 như Celecoxib không làm tăng biến cố tim mạch; Diclofenac gây tăng men gan nhiều hơn so với Etoricoxib, thường xảy ra trong 4-6 tháng đầu điều trị; đặc biệt có những bằng chứng hạn chế cũng cho thấy rằng coxibs có thể được dùng an toàn trên bệnh nhân hen suyễn.
Trước những dẫn chứng từ các nghiên cứu khoa học, BS.CK2 Đoàn Thị Huyền Trân nhấn mạnh rằng, không có NSAIDs nào chiếm ưu thế giảm đau, kháng viêm nào nổi trội hơn cả, quan trọng nhất là cá thể hóa từng người bệnh và vấn đề an toàn. Vì vậy, lựa chọn NSAIDs tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, nguy cơ tiêu hóa, tim mạch, gan thận cũng như đáp ứng của bệnh nhân. Chỉ cần nhớ rằng, NSAIDs chọn lọc COX-2 làm tăng một chút về nguy cơ tim mạch, giảm nguy cơ tiêu hóa.
Các chuyên gia tham dự chương trình đều đánh giá cao hiệu quả và mức độ an toàn của Etoricoxib (Atocib) - một NSAIDs ức chế chọn lọc COX-2 đang được sử dụng tương đối nhiều trên lâm sàng. Bởi vì các nguy cơ tim mạch có thể tăng theo liều dùng và thời gian dùng những chất ức chế chọn lọc COX-2, do đó nguyên tắc sử dụng an toàn thuốc kháng viêm đó là, dùng liều thấp nhất có tác dụng tốt nhất, trong thời gian ngắn nhất để khống chế bệnh.
Chính vì vậy, Atocib có lợi thế với nhiều liều lượng khác nhau (30mg, 60mg, 90mg, 120mg) nhiều liều lượng khác nhau để lựa chọn theo từng mặt bệnh, thay vì các nhóm thuốc chỉ có 1 liều lượng duy nhất, rất khó để chia liều khi sử dụng.
Để theo dõi đầy đủ nội dung chương trình, mời quý bác sĩ, dược sĩ truy cập TẠI ĐÂY.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình