Hotline 24/7
08983-08983

Đang bị thiếu máu có nên truyền máu?

Câu hỏi

BS cho em hỏi, Giờ em đang gặp tình trạng bị thiếu máu, vậy em muốn truyền máu cho người khoẻ hơn thì như thế nào?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Truyền máu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Truyền máu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Tùy mức độ thiếu máu và nguyên nhân gây bệnh mà BS sẽ cân nhắc có nên truyền máu hay không, vì truyền máu cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, cần cân nhắc lợi và hại. Hơn nữa, muốn truyền máu là phải làm hồ sơ nhập viện, xét nghiệm nhóm máu, đăng ký máu, theo dõi sát trong khi truyền máu, và theo quy định của bộ y tế thì thiếu máu nhẹ là không có chỉ định truyền máu. Truyền máu không phải là một loại hình dịch vụ mà người bệnh yêu cầu truyền là được truyền.

Trước mắt, với các thông tin em cung cấp thì tôi khuyên em nên đến BV để kiểm tra toàn diện, làm công thức máu xem thiếu máu mức độ ra sao, nguyên nhân thiếu máu là gì (thiếu sắt, bệnh máu di truyền…), để xác định rõ bệnh và có hướng điều trị thích hợp. Trong thời gian đó, em cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng trong ngày (thịt cá, trứng sữa, rau xanh, củ quả, trái cây), uống đủ nước, tránh thức khuya, ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá, không bia rượu, không cafe, và tập thể dục, có thể bổ sung thêm thuốc bổ multivitamin khi chế độ ăn sợ không đủ chất.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh thiếu máu là tình trạng máu có số lượng hồng cầu thấp hơn so với bình thường.

Bệnh thiếu máu cũng có thể xảy ra nếu các hồng cầu không chứa đủ hemoglobin. Hemoglobin là một protein giàu chất sắt làm máu có màu đỏ. Protein này giúp các hồng cầu mang oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể.

Nếu bạn bị thiếu máu, cơ thể bạn không nhận được đủ máu giàu oxy khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu. Bạn cũng có thể có các triệu chứng khác như khó thở, chóng mặt, hay nhức đầu.

Thông thường, bạn có thể điều trị và kiểm soát thiếu máu. Nếu bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của thiếu máu, tìm kiếm chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều trị có thể làm tăng mức năng lượng và hoạt động của bạn, cải thiện chất lượng sống của bạn, và giúp bạn sống lâu hơn.

Nếu được điều trị thích hợp, nhiều loại thiếu máu là nhẹ và ngắn hạn. Tuy nhiên, tình trạng thiếu máu có thể nghiêm trọng, lâu dài, hoặc thậm chí gây tử vong khi nó được gây ra bởi một căn bệnh di truyền hoặc mãn tính hoặc chấn thương.

Tại Việt Nam, thiếu máu thiếu sắt ở đối tượng phụ nữ trẻ rất phổ biến. Do đó, việc bổ sung vi chất như sắt và vitamin B12 trong chế độ ăn là điều cần thiết để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt cho phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, đặc biệt là khi đang mang thai. Còn đối với trẻ em, khi thiếu máu cần xem xét nguyên nhân nhiễm giun, bệnh lý rối loạn hấp thu hoặc các bệnh lý thiếu máu di truyền, miễn dịch. Người trưởng thành và người cao tuổi khi phát hiện thiếu máu thiếu sắt cần tầm soát nguyên nhân mất máu qua đường tiêu hóa, thiếu máu trong trường hợp này có thể là một triệu chứng diễn tiến của ung thư dạ dày hoặc ung thư đại trực tràng. Không nên lơ là khi thiếu máu vì có thể là hậu quả của nhiều bệnh lý trầm trọng, do đó bạn hãy trao đổi với bác sĩ ngay khi phát hiện thiếu máu để có hướng điều trị kịp thời.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X