Có nên dùng cảm xuyên hương cho trẻ?
Bé nhà tôi 6 tháng tuổi, bị ho, hắt hơi, sổ mũi... Bạn tôi mách rằng có thể cho con uống thuốc cảm xuyên hương dạng siro.
Bé nhà tôi 6 tháng tuổi, bị ho, hắt hơi, sổ mũi... Bạn tôi mách rằng có thể cho con uống thuốc cảm xuyên hương dạng siro. Xin cho biết bé có dùng được thuốc này không và nếu dùng thì cần lưu ý những gì? Tôi xin cảm ơn!
Ho, sốt, sổ mũi là những biểu hiện triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh và cảm mùa (những chứng cảm cúm thông thường), đó cũng chính là các biểu hiện của các phản ứng có lợi của cơ thể nhằm tự bảo vệ, chống lại các tác nhân gây bệnh. Đây là những triệu chứng rất thường gặp không chỉ với trẻ nhỏ mà còn cả ở người lớn. Với một số người, dù không chữa trị gì cả thì sau vài ba ngày hoặc một tuần, bệnh có thể cũng vẫn tự lui.
Chính vì vậy mà chúng ta thường không coi trọng việc đi khám mà thường tự đi mua thuốc về uống, có người may thì khỏi bệnh, cũng có người uống nhiều loại thuốc mà bệnh không giảm mà ngày càng nặng thêm.
Siro cảm xuyên hương như bạn hỏi là thuốc chiết xuất từ thảo dược, sử dụng được cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Thuốc hiệu quả trong các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm gây ho nhiều. Khi dùng thuốc cần phải tuân theo liều lượng cho các lứa tuổi được chỉ dẫn trong hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi uống nên pha loãng thêm bằng nước nóng theo tỷ lệ 1/1 để uống ấm, sẽ tăng hấp thu và hiệu quả trị bệnh.
Trường hợp con của chị 6 tháng tuổi, với các triệu trứng trên, rất có thể là bé đang có triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm thông thường. Nếu sốt cao thì dùng thuốc hạ sốt, nếu ho nhiều thì dùng thuốc giảm ho, sổ mũi, ngạt mũi thì dùng thuốc giảm tiết dịch, chống nề...
Tuy nhiên, do bé chỉ mới 6 tháng tuổi, chức năng gan thận và các chức năng khác của cơ thể bé nói chung đều chưa hoàn thiện, cho nên việc lựa chọn thuốc gì để chữa trị cho bé đạt hiệu quả lại tránh được những tác dụng có hại và phản ứng bất lợi của thuốc là điều rất quan trọng, nên tốt nhất là cho trẻ đi khám để được dùng thuốc phù hợp.
Lưu ý: Trẻ bị ho, cảm sốt thường được bác sĩ cho điều trị ngoại trú tại nhà. Tuy nhiên, bên cạnh việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, người chăm sóc trẻ cần chú ý theo dõi diễn biến của bệnh. Nếu có những biểu hiện nghi ngờ bị mắc phải các loại virut cúm nghiêm trọng (cúm gia cầm, cúm lợn...) như viêm phổi, khó thở, tím tái... phải nhanh chóng đưa trẻ vào bệnh viện để chữa trị.
Nguyễn Việt Hà (Hà Nội)
Ho, sốt, sổ mũi là những biểu hiện triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh và cảm mùa (những chứng cảm cúm thông thường), đó cũng chính là các biểu hiện của các phản ứng có lợi của cơ thể nhằm tự bảo vệ, chống lại các tác nhân gây bệnh. Đây là những triệu chứng rất thường gặp không chỉ với trẻ nhỏ mà còn cả ở người lớn. Với một số người, dù không chữa trị gì cả thì sau vài ba ngày hoặc một tuần, bệnh có thể cũng vẫn tự lui.
Chính vì vậy mà chúng ta thường không coi trọng việc đi khám mà thường tự đi mua thuốc về uống, có người may thì khỏi bệnh, cũng có người uống nhiều loại thuốc mà bệnh không giảm mà ngày càng nặng thêm.
Siro cảm xuyên hương như bạn hỏi là thuốc chiết xuất từ thảo dược, sử dụng được cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Thuốc hiệu quả trong các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm gây ho nhiều. Khi dùng thuốc cần phải tuân theo liều lượng cho các lứa tuổi được chỉ dẫn trong hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi uống nên pha loãng thêm bằng nước nóng theo tỷ lệ 1/1 để uống ấm, sẽ tăng hấp thu và hiệu quả trị bệnh.
Trường hợp con của chị 6 tháng tuổi, với các triệu trứng trên, rất có thể là bé đang có triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm thông thường. Nếu sốt cao thì dùng thuốc hạ sốt, nếu ho nhiều thì dùng thuốc giảm ho, sổ mũi, ngạt mũi thì dùng thuốc giảm tiết dịch, chống nề...
Tuy nhiên, do bé chỉ mới 6 tháng tuổi, chức năng gan thận và các chức năng khác của cơ thể bé nói chung đều chưa hoàn thiện, cho nên việc lựa chọn thuốc gì để chữa trị cho bé đạt hiệu quả lại tránh được những tác dụng có hại và phản ứng bất lợi của thuốc là điều rất quan trọng, nên tốt nhất là cho trẻ đi khám để được dùng thuốc phù hợp.
Lưu ý: Trẻ bị ho, cảm sốt thường được bác sĩ cho điều trị ngoại trú tại nhà. Tuy nhiên, bên cạnh việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, người chăm sóc trẻ cần chú ý theo dõi diễn biến của bệnh. Nếu có những biểu hiện nghi ngờ bị mắc phải các loại virut cúm nghiêm trọng (cúm gia cầm, cúm lợn...) như viêm phổi, khó thở, tím tái... phải nhanh chóng đưa trẻ vào bệnh viện để chữa trị.
Theo DS Bùi Sỹ Thành - Sức khỏe và Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình