Chuyện nước ối ở chị em mang thai: Ít cũng sợ mà nhiều cũng đáng lo
Hiện nay có rất nhiều chị em mang bầu đều có suy nghĩ làm sao để không bị thiếu ối, thừa ối. Vậy việc thiếu ối hay nhiều ối sẽ nguy hiểm như thế nào trong thời kỳ mang thai.
Bình thường, thể tích nước ối khoảng 1 lít lúc thai khoảng 36 tuần, giảm khoảng 100 - 200 ml trước sinh. Trong một vài trường hợp, thể tích giảm nhiều so với lượng trung bình này, đôi khi chỉ còn vài 5 - 10ml, trong trường hợp này được gọi là vô ối. Rất ít khi một thai kỳ bình thường bị giảm ối sớm, nếu có thì “không mấy vui”. Nếu giảm trước sinh 1 - 2 tuần thì bớt lo ngại hơn.
Nước ối ít (thiểu ối) mức độ nguy hiểm như thế nào?
Cách nào phát hiện nước ối ít?
Lượng nước ối được xác định bằng biện pháp siêu âm. Trong siêu âm có một phần bắt buộc phải đo là chỉ số ối (hay được ghi tắt là AFI - amniotic fluid index). Để đo chỉ số này, bác sĩ chia bụng của mẹ bầu ra làm bốn phần bằng một đường ngang và một đường dọc giữa, đo khoang ối của bốn phần này, cộng lại nó ra AFI (nói vậy chứ cũng rất khó đo, vì phải chọn chỗ đo cho đúng mới được). Thai 16 - 41 tuần, bình thường AFI khoảng chừng 12-16, đây là trị số trung bình.
Nước ối ít ảnh hưởng thai nhi như thế nào?
Trường hợp này lo ngại nhiều cho thai, vì chỉ có khoảng 1/2 trường hợp là phát triển đủ đến trưởng thành. Bác sĩ sẽ tìm xem thai có dị tật hệ tiết niệu hay thai có thận hay không. Không gian quanh bé quá chật chội đôi khi làm hệ xương bị biến dạng. Nếu thấy ra dịch âm đạo nhiều, bất thường, bạn phải báo cho bác sĩ khám thai, vì có thể bị rỉ ối làm ối cứ giảm dần, giảm dần.
Một số bất thường liên quan thiểu ối: Từ phía thai: bất thường nhiễm sắc thể, dị tật bẩm sinh, thai chậm phát triển, rỉ ối…
Từ bánh nhau: Nhau bong, hội chứng truyền máu song thai.
Từ mẹ: Cao huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường.
Từ thuốc: Ức chế tổng hợp prostaglandin, ức chế men chuyển (trong điều trị cao huyết áp).
Và… vô căn (tức là không biết tại sao).
Một số dị tật bẩm sinh liên quan đến thiểu ối: Hội chứng dải sợi ối; Dị tật tim: tứ chứng Fallot, thông liên thất; Bất thường nhiễm sắc thể: tam nhiễm 18, hội chứng Turne; Loạn sản ổ nhớp; Bệnh lý bẩm sinh hệ niệu: bất sản thận, loạn sản thận; Nhược giáp; Hội chứng truyền máu song thai.
Nước ối giảm sau 34 tuần: Khi AFI <5 ở tuổi thai này, bạn cần được kiểm tra tim thai thường xuyên. Bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ khám thai của mình về khả năng mổ lấy thai sớm hơn dự định.
Điều trị ối ít như thế nào?
Thật sự - rất đáng buồn - là không thể làm gì. Nếu tìm ra bất thường của bé, tuỳ trường hợp cụ thể mà xử trí. Chỉ duy nhất một bài mình đọc được là “truyền dịch” nhưng truyền trong lúc chuyển dạ để tránh chèn ép dây rốn. Còn lại, trong thai kỳ, truyền vào buồng ối lại kèm nguy cơ nhiễm trùng, vỡ ối, sinh non nên hầu như không thấy áp dụng.
Đối với phụ nữ mang thai nếu nước ối nhiều thì sao?
Tuy nhiên với những phụ nữ mang thai việc ối ít không tốt thì ối nhiều cũng không tốt. Theo BS Lê Tiểu My khi thể tích nước ối > 2000ml, bạn được xếp vào hàng “khá giả” - dư ối, hạn hữu, trên 3000 ml, bạn được gọi là “khá bất thường” - đa ối. Cứ 1000 bà mẹ mang thai, có 10 người dư ối, trong số 10 người đó, hết 8 người chỉ tăng mức độ nhẹ, 1,5 người (tại con số thống kê nó vậy) tăng trung bình và 0,5 người tăng quá nhiều (mức độ nặng).
Trong nửa đầu thai kỳ, nước ối được tạo thành từ da thai nhi và một phần từ máu mẹ. Nguồn quan trọng hơn là từ chính em bé, khoảng sau tuần thứ 20 trở đi. Lúc này, bé biết nuốt, biết đi tiểu và những hoạt động này giúp điều hoà nước ối.
Chỉ riêng trường hợp mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường kèm theo đa ối là khó giải thích. Bởi những mẹ đường huyết tăng cao làm đường trong máu con cũng tăng, khi đường máu tăng người ta đi tiểu nhiều, nên nước ối cũng nhiều.
Cách phát hiện nước ối nhiều quá mức
Với những mẹ bầu bụng quá to so với những thai phụ cùng tuổi thai. Không tính những bà mẹ chưa đọc bài dinh dưỡng trong thai kỳ, ráng ăn cho thật nhiều làm tăng cân quá mức, nếu thấy bụng to nhanh, khó thở… thì nên kiểm tra ối. Trong một số trường hợp nặng, bà mẹ nhiều khi phải nằm đầu cao hay phải ngồi mới ngủ được, lúc này nên gặp bác sĩ khám thai sớm .
Để biết mình có nhiều ối hay không đều phải đo ối bằng siêu âm như thể thiểu ối.
Nước ối quá nhiều ảnh hưởng thai nhi như thế nào?
Với những người bị nhiều ối thai có thể bị ảnh hưởng nguy cơ thai bất thường nhiễm sắc thể, nhau bong non, tăng hồng cầu…
Đối với mẹ tiểu đường thai kỳ, băng huyết sau sinh, đi tiểu nhiều lần (do tử cung to quá chèn ép bàng quang bên cạnh)… Hai yếu tố ngại nhất là phải mổ lấy thai và mẹ bị tiểu đường.
Điều trị nước ối nhiều
Nếu người ối nhiều ở những trường hợp tăng mức độ nhẹ và trung bình thì không cần điều trị. Nếu có ối vỡ thì tuỳ tuổi thai và tình trạng thai bác sĩ sẽ chọn mổ lấy thai hay theo dõi cho bạn sanh tự nhiên. Nếu khó thở nhiều, đau bụng, bạn đến bệnh viện ngay để được theo dõi.
Nước ối ít (thiểu ối) mức độ nguy hiểm như thế nào?
Cách nào phát hiện nước ối ít?
Lượng nước ối được xác định bằng biện pháp siêu âm. Trong siêu âm có một phần bắt buộc phải đo là chỉ số ối (hay được ghi tắt là AFI - amniotic fluid index). Để đo chỉ số này, bác sĩ chia bụng của mẹ bầu ra làm bốn phần bằng một đường ngang và một đường dọc giữa, đo khoang ối của bốn phần này, cộng lại nó ra AFI (nói vậy chứ cũng rất khó đo, vì phải chọn chỗ đo cho đúng mới được). Thai 16 - 41 tuần, bình thường AFI khoảng chừng 12-16, đây là trị số trung bình.
Để biết nước ối ít, bạn cần tiến hành đo bằng siêu âm. (Ảnh minh họa: Internet)
Trường hợp này lo ngại nhiều cho thai, vì chỉ có khoảng 1/2 trường hợp là phát triển đủ đến trưởng thành. Bác sĩ sẽ tìm xem thai có dị tật hệ tiết niệu hay thai có thận hay không. Không gian quanh bé quá chật chội đôi khi làm hệ xương bị biến dạng. Nếu thấy ra dịch âm đạo nhiều, bất thường, bạn phải báo cho bác sĩ khám thai, vì có thể bị rỉ ối làm ối cứ giảm dần, giảm dần.
Một số bất thường liên quan thiểu ối: Từ phía thai: bất thường nhiễm sắc thể, dị tật bẩm sinh, thai chậm phát triển, rỉ ối…
Từ bánh nhau: Nhau bong, hội chứng truyền máu song thai.
Từ mẹ: Cao huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường.
Từ thuốc: Ức chế tổng hợp prostaglandin, ức chế men chuyển (trong điều trị cao huyết áp).
Và… vô căn (tức là không biết tại sao).
Một số dị tật bẩm sinh liên quan đến thiểu ối: Hội chứng dải sợi ối; Dị tật tim: tứ chứng Fallot, thông liên thất; Bất thường nhiễm sắc thể: tam nhiễm 18, hội chứng Turne; Loạn sản ổ nhớp; Bệnh lý bẩm sinh hệ niệu: bất sản thận, loạn sản thận; Nhược giáp; Hội chứng truyền máu song thai.
Nước ối giảm sau 34 tuần: Khi AFI <5 ở tuổi thai này, bạn cần được kiểm tra tim thai thường xuyên. Bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ khám thai của mình về khả năng mổ lấy thai sớm hơn dự định.
Điều trị ối ít như thế nào?
Thật sự - rất đáng buồn - là không thể làm gì. Nếu tìm ra bất thường của bé, tuỳ trường hợp cụ thể mà xử trí. Chỉ duy nhất một bài mình đọc được là “truyền dịch” nhưng truyền trong lúc chuyển dạ để tránh chèn ép dây rốn. Còn lại, trong thai kỳ, truyền vào buồng ối lại kèm nguy cơ nhiễm trùng, vỡ ối, sinh non nên hầu như không thấy áp dụng.
Đối với phụ nữ mang thai nếu nước ối nhiều thì sao?
Tuy nhiên với những phụ nữ mang thai việc ối ít không tốt thì ối nhiều cũng không tốt. Theo BS Lê Tiểu My khi thể tích nước ối > 2000ml, bạn được xếp vào hàng “khá giả” - dư ối, hạn hữu, trên 3000 ml, bạn được gọi là “khá bất thường” - đa ối. Cứ 1000 bà mẹ mang thai, có 10 người dư ối, trong số 10 người đó, hết 8 người chỉ tăng mức độ nhẹ, 1,5 người (tại con số thống kê nó vậy) tăng trung bình và 0,5 người tăng quá nhiều (mức độ nặng).
Trong nửa đầu thai kỳ, nước ối được tạo thành từ da thai nhi và một phần từ máu mẹ. Nguồn quan trọng hơn là từ chính em bé, khoảng sau tuần thứ 20 trở đi. Lúc này, bé biết nuốt, biết đi tiểu và những hoạt động này giúp điều hoà nước ối.
Chỉ riêng trường hợp mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường kèm theo đa ối là khó giải thích. Bởi những mẹ đường huyết tăng cao làm đường trong máu con cũng tăng, khi đường máu tăng người ta đi tiểu nhiều, nên nước ối cũng nhiều.
Với những phụ nữ mang thai, việc ối ít không tốt thì ối nhiều cũng không tốt. (Ảnh minh họa: Internet)
Với những mẹ bầu bụng quá to so với những thai phụ cùng tuổi thai. Không tính những bà mẹ chưa đọc bài dinh dưỡng trong thai kỳ, ráng ăn cho thật nhiều làm tăng cân quá mức, nếu thấy bụng to nhanh, khó thở… thì nên kiểm tra ối. Trong một số trường hợp nặng, bà mẹ nhiều khi phải nằm đầu cao hay phải ngồi mới ngủ được, lúc này nên gặp bác sĩ khám thai sớm .
Để biết mình có nhiều ối hay không đều phải đo ối bằng siêu âm như thể thiểu ối.
Nước ối quá nhiều ảnh hưởng thai nhi như thế nào?
Với những người bị nhiều ối thai có thể bị ảnh hưởng nguy cơ thai bất thường nhiễm sắc thể, nhau bong non, tăng hồng cầu…
Đối với mẹ tiểu đường thai kỳ, băng huyết sau sinh, đi tiểu nhiều lần (do tử cung to quá chèn ép bàng quang bên cạnh)… Hai yếu tố ngại nhất là phải mổ lấy thai và mẹ bị tiểu đường.
Điều trị nước ối nhiều
Nếu người ối nhiều ở những trường hợp tăng mức độ nhẹ và trung bình thì không cần điều trị. Nếu có ối vỡ thì tuỳ tuổi thai và tình trạng thai bác sĩ sẽ chọn mổ lấy thai hay theo dõi cho bạn sanh tự nhiên. Nếu khó thở nhiều, đau bụng, bạn đến bệnh viện ngay để được theo dõi.
Theo Minh Tuyết - Trí thức trẻ
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình