Chuột rút: Nguyên nhân, cách xử trí và phòng ngừa
Chuột rút là vấn đề thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Bất cứ ai cũng có thể bị chuột rút, từ người già đến trẻ em. Cơn đau dữ dội ở bắp thịt này có thể đến vào sáng sớm hay nửa đêm.
Xin chào AloBacsi,
Thời gian gần đây tối nào tôi cũng chạy bộ. Không biết do chạy nhiều hay nguyên nhân gì mà thỉnh thoảng lại bị chuột rút bắp chân. Tôi muốn nhờ AloBacsi giải đáp giúp tôi, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng chuột rút, có phải thiếu chất gì không?
Khi bị chuột rút nên xử trí thế nào, có thể uống thuốc gì để hết tình trạng này và làm sao để phòng ngừa chuột rút?
Mong nhận được sự tư vấn.
Chào bạn,
Chuột rút là vấn đề thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Bất cứ ai cũng có thể bị chuột rút, từ người già đến trẻ em. Cơn đau dữ dội ở bắp thịt này có thể đến vào sáng sớm hay nửa đêm.
Đây cũng là thắc mắc của nhiều bạn đọc gửi về cho AloBacsi. Trong bài viết này, AloBacsi sẽ giải đáp xung quanh các vấn đề: Chuột rút là gì, xử trí thế nào khi bị chuột rút và cách phòng ngừa. Mời bạn theo dõi.
Chuột rút (hay còn gọi là vọp bẻ) là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bạn không tiếp tục cử động được nữa. Khi bị chuột rút, người ta có thể bị co giật nhẹ và rất đau đớn.
Chuột rút kéo dài từ vài giây tới nhiều phút sau đó và có thể chỉ liên quan đến một phần của khối cơ, toàn bộ khối cơ, hoặc một số cơ có hoạt động liên quan tới nhau, chẳng hạn như các cơ ngón tay hoặc ngón chân liền nhau. Tuy mọi bắp thịt đều có thể bị chuột rút, nhưng bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Chuột rút thường xảy ra vào đêm, khi bạn đang ngủ hoặc vừa tỉnh giấc.
Chuột rút tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nó sẽ rất nguy hiểm nếu người bị chuột rút đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa, leo cầu thang hay khi đang lái xe.
Nguyên nhân về chứng chuột rút thì chưa thể kết luận một cách chính xác. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân có thể là do xảy ra những yếu tố bất thường trong quá trình điện phân (quá trình điện phân cần có sự tham gia của các nguyên tố hóa học hay những dạng vật chất của hóa học trong cơ thể bạn).
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gặp là:
- Tình trạng thiếu nước và chất khoáng trong cơ thể như canxi, magiê, natri và kali. Điều này có thể xảy ra sau khi tập thể dục, lọc thận, đổ mồ hôi quá nhiều mà không được bù đủ nước và muối, dùng thuốc lợi tiểu, đang có mang...
- Chuột rút thường liên quan đến việc sử dụng các cơ quá sức dẫn đến cơ bắp mệt mỏi, chẳng hạn như trong thể thao hoặc vận động thể lực quá sức với những động tác không luyện tập thường xuyên. Chuột rút loại này có thể xảy ra trong quá trình vận động hoặc xảy ra sau đó, đôi khi là nhiều giờ sau đó.
- Ngồi lâu, tư thế của chân không thích hợp lúc nghỉ ngơi, sự giảm độ lõm cần thiết của lòng bàn chân.
- Bệnh tiểu đường, thiếu máu, hạ đường huyết.
- Đôi khi, một số bệnh liên quan đến thần kinh như bệnh Parkinson, các bệnh về bắp thịt, các rối loạn về thần kinh... hoặc dùng một số thuốc như thuốc chống loạn thần, thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu, thuốc statin và steroid cũng gây ra triệu chứng chuột rút.
Nếu chuột rút xảy ra khi bạn đang vận động sẽ khiến bắp thịt rất đau. Muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này, bạn cần dừng vận động, thả chùng chi bị chuột rút để thư giãn bắp thịt đang co rút. Sau đó, nếu có dầu nóng thì thoa lên vùng bắp thịt đang co rút và nhẹ nhàng xoa bóp bắp cơ.
Nếu chuột rút ở cẳng chân, bạn nên nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược, nghĩa là kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao hướng về đầu gối.
Khi chân hay bị chuột rút ở bắp đùi, cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống.
Trường hợp chuột rút cơ xương sườn, bạn phải hít thở sâu để thư giãn cơ hoành đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực. Uống nước trà đường nóng, cà phê pha ngọt, nước oresol, nước cam, nước chanh...
Sau khi đã qua cơn đau, về nhà bạn có thể tắm nước nóng để thư giãn bắp thịt. Bạn nên đi giày vừa chân, gót giày không quá cao.
Vậy nếu bị chuột rút ngón tay, bạn nên làm gì? Việc đầu tiên là phải dừng ngay mọi cử động bàn và ngón tay, nghỉ ngơi trong ít phút cho đỡ đau rồi xoa nắn nhẹ nhàng bàn tay và ngón tay, sau đó cử động từ từ các ngón tay.
Nếu lỡ bị chuột rút khi đang ngủ, hãy rời khỏi giường và đi bộ nhẹ nhàng trong vài phút. Ngoài ra, có thể đi tắm hoặc ngâm trong bồn tắm (nếu còn sớm, vì sau 11g không nên tắm, nhất là người lớn tuổi) nước ấm hoặc xoa bóp bằng nước đá. Một số phương pháp khác cũng có thể làm giảm chuột rút ban đêm, đó là chườm nóng ở các bắp thịt bị ảnh hưởng, nhất là trước và sau khi tập thể dục.
Nếu thỉnh thoảng bạn mới bị chuột rút, điều này không có gì đáng lo lắng. Tuy nhiên, nếu tần số bị chuột rút tăng lên hoặc bị chuột rút gây đau đớn, bạn cần đi khám bác sĩ. Những xét nghiệm sẽ cho biết liệu đó có phải là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm như đau khớp hay suy tĩnh mạch, nghẽn các động mạch hay không?
Do đó, dù không nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên bạn cũng không nên chủ quan, cơ thể chúng ta rất “lợi hại”, nếu có điểm nào chưa “vừa ý” sẽ báo ngay cho chúng ta để kịp thời phản ứng, điều trị.
Các bài tập đơn giản làm căng bắp chuối có thể có ích trong việc hạn chế tình trạng chuột rút. Một trong những cách đơn giản có thể thực hiện tại nhà là đứng thẳng cách tường khoảng một mét, giơ thẳng hai tay chống vào tường, rồi nghiêng người về phía trước, làm cho bắp thịt ở bắp chuối căng ra, giữä ở tư thế này khoảng 10-30 giây, lặp lại khoảng 5 lần, làm như vậy bốn lần một ngày trong tuần đầu, sau đó mỗi ngày hai lần trong các tuần tiếp theo.
Với những người hay bị chuột rút, khi đi ngủ nên đặt 1 chiếc gối nhỏ dưới bắp chân và bàn chân. Tư thế ngủ này giúp tăng cường lưu thông mạch máu về đêm, và do đó giúp hạn chế bị chuột ruốt.
Thuốc thường chỉ cần thiết trong trường hợp chuột rút dai dẳng mà không thuyên giảm sau khi tập thể dục. Có nhiều biện pháp để ứng phó với chứng chuột rút nhưng hiệu quả và thường dùng nhất đó là cách điều trị có sử dụng vitamin B12 và Gabapentin.
Chúng ta hoàn toàn có thể phòng bệnh chuột rút bằng những cách đơn giản như sau:
- Uống đủ 1,5 lít nước/ngày.
- Thực hiện chế độ ăn cân bằng, đủ chất, đặc biệt là ăn nhiều hoa quả và rau xanh để cơ thể không bị thiếu kali, mage hay canxi.
- Hạn chế dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, trà, cà phê.
- Vận động viên thể thao cần tuân thủ nghiêm ngặt các động tác khởi động trước khi vào bài tập.
- Phụ nữ mang thai cần ăn thực phẩm đa dạng để tránh thiếu chất.
- Tập vươn duỗi chân vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy. Khi ngồi, co bàn chân về phía đầu gối càng cao càng tốt, để máu dễ dàng lưu thông ở bắp thịt cẳng chân.
- Ðiều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân gây chuột rút nói trên.
- Nên uống nước oresol để phòng thiếu muối và nước nhất là khi lao động nặng có ra nhiều mồ hôi.
Thời gian gần đây tối nào tôi cũng chạy bộ. Không biết do chạy nhiều hay nguyên nhân gì mà thỉnh thoảng lại bị chuột rút bắp chân. Tôi muốn nhờ AloBacsi giải đáp giúp tôi, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng chuột rút, có phải thiếu chất gì không?
Khi bị chuột rút nên xử trí thế nào, có thể uống thuốc gì để hết tình trạng này và làm sao để phòng ngừa chuột rút?
Mong nhận được sự tư vấn.
Chào bạn,
Chuột rút là vấn đề thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Bất cứ ai cũng có thể bị chuột rút, từ người già đến trẻ em. Cơn đau dữ dội ở bắp thịt này có thể đến vào sáng sớm hay nửa đêm.
Đây cũng là thắc mắc của nhiều bạn đọc gửi về cho AloBacsi. Trong bài viết này, AloBacsi sẽ giải đáp xung quanh các vấn đề: Chuột rút là gì, xử trí thế nào khi bị chuột rút và cách phòng ngừa. Mời bạn theo dõi.
Chuột rút là gì?
Chuột rút có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào, kể cả sáng sớm hay nửa đêm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chuột rút (hay còn gọi là vọp bẻ) là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bạn không tiếp tục cử động được nữa. Khi bị chuột rút, người ta có thể bị co giật nhẹ và rất đau đớn.
Chuột rút kéo dài từ vài giây tới nhiều phút sau đó và có thể chỉ liên quan đến một phần của khối cơ, toàn bộ khối cơ, hoặc một số cơ có hoạt động liên quan tới nhau, chẳng hạn như các cơ ngón tay hoặc ngón chân liền nhau. Tuy mọi bắp thịt đều có thể bị chuột rút, nhưng bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Chuột rút thường xảy ra vào đêm, khi bạn đang ngủ hoặc vừa tỉnh giấc.
Chuột rút tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nó sẽ rất nguy hiểm nếu người bị chuột rút đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa, leo cầu thang hay khi đang lái xe.
Bị chuột rút là thiếu chất gì?
Tuy mọi bắp thịt đều có thể bị chuột rút, nhưng bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nguyên nhân về chứng chuột rút thì chưa thể kết luận một cách chính xác. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân có thể là do xảy ra những yếu tố bất thường trong quá trình điện phân (quá trình điện phân cần có sự tham gia của các nguyên tố hóa học hay những dạng vật chất của hóa học trong cơ thể bạn).
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gặp là:
- Tình trạng thiếu nước và chất khoáng trong cơ thể như canxi, magiê, natri và kali. Điều này có thể xảy ra sau khi tập thể dục, lọc thận, đổ mồ hôi quá nhiều mà không được bù đủ nước và muối, dùng thuốc lợi tiểu, đang có mang...
- Chuột rút thường liên quan đến việc sử dụng các cơ quá sức dẫn đến cơ bắp mệt mỏi, chẳng hạn như trong thể thao hoặc vận động thể lực quá sức với những động tác không luyện tập thường xuyên. Chuột rút loại này có thể xảy ra trong quá trình vận động hoặc xảy ra sau đó, đôi khi là nhiều giờ sau đó.
- Ngồi lâu, tư thế của chân không thích hợp lúc nghỉ ngơi, sự giảm độ lõm cần thiết của lòng bàn chân.
- Bệnh tiểu đường, thiếu máu, hạ đường huyết.
- Đôi khi, một số bệnh liên quan đến thần kinh như bệnh Parkinson, các bệnh về bắp thịt, các rối loạn về thần kinh... hoặc dùng một số thuốc như thuốc chống loạn thần, thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu, thuốc statin và steroid cũng gây ra triệu chứng chuột rút.
Cách xử trí khi bị chuột rút
Nếu chuột rút xảy ra khi bạn đang vận động sẽ khiến bắp thịt rất đau. Muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này, bạn cần dừng vận động, thả chùng chi bị chuột rút để thư giãn bắp thịt đang co rút. Sau đó, nếu có dầu nóng thì thoa lên vùng bắp thịt đang co rút và nhẹ nhàng xoa bóp bắp cơ.
Nếu chuột rút ở cẳng chân, bạn nên nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược, nghĩa là kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao hướng về đầu gối.
Khi chân hay bị chuột rút ở bắp đùi, cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống.
Trường hợp chuột rút cơ xương sườn, bạn phải hít thở sâu để thư giãn cơ hoành đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực. Uống nước trà đường nóng, cà phê pha ngọt, nước oresol, nước cam, nước chanh...
Sau khi đã qua cơn đau, về nhà bạn có thể tắm nước nóng để thư giãn bắp thịt. Bạn nên đi giày vừa chân, gót giày không quá cao.
Vậy nếu bị chuột rút ngón tay, bạn nên làm gì? Việc đầu tiên là phải dừng ngay mọi cử động bàn và ngón tay, nghỉ ngơi trong ít phút cho đỡ đau rồi xoa nắn nhẹ nhàng bàn tay và ngón tay, sau đó cử động từ từ các ngón tay.
Nếu lỡ bị chuột rút khi đang ngủ, hãy rời khỏi giường và đi bộ nhẹ nhàng trong vài phút. Ngoài ra, có thể đi tắm hoặc ngâm trong bồn tắm (nếu còn sớm, vì sau 11g không nên tắm, nhất là người lớn tuổi) nước ấm hoặc xoa bóp bằng nước đá. Một số phương pháp khác cũng có thể làm giảm chuột rút ban đêm, đó là chườm nóng ở các bắp thịt bị ảnh hưởng, nhất là trước và sau khi tập thể dục.
Chuột rút khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu thỉnh thoảng bạn mới bị chuột rút, điều này không có gì đáng lo lắng. Tuy nhiên, nếu tần số bị chuột rút tăng lên hoặc bị chuột rút gây đau đớn, bạn cần đi khám bác sĩ. Những xét nghiệm sẽ cho biết liệu đó có phải là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm như đau khớp hay suy tĩnh mạch, nghẽn các động mạch hay không?
Do đó, dù không nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên bạn cũng không nên chủ quan, cơ thể chúng ta rất “lợi hại”, nếu có điểm nào chưa “vừa ý” sẽ báo ngay cho chúng ta để kịp thời phản ứng, điều trị.
Làm sao để hạn chế tình trạng chuột rút?
Các bài tập đơn giản làm căng bắp chuối có thể có ích trong việc hạn chế tình trạng chuột rút. Một trong những cách đơn giản có thể thực hiện tại nhà là đứng thẳng cách tường khoảng một mét, giơ thẳng hai tay chống vào tường, rồi nghiêng người về phía trước, làm cho bắp thịt ở bắp chuối căng ra, giữä ở tư thế này khoảng 10-30 giây, lặp lại khoảng 5 lần, làm như vậy bốn lần một ngày trong tuần đầu, sau đó mỗi ngày hai lần trong các tuần tiếp theo.
Với những người hay bị chuột rút, khi đi ngủ nên đặt 1 chiếc gối nhỏ dưới bắp chân và bàn chân. Tư thế ngủ này giúp tăng cường lưu thông mạch máu về đêm, và do đó giúp hạn chế bị chuột ruốt.
Thuốc thường chỉ cần thiết trong trường hợp chuột rút dai dẳng mà không thuyên giảm sau khi tập thể dục. Có nhiều biện pháp để ứng phó với chứng chuột rút nhưng hiệu quả và thường dùng nhất đó là cách điều trị có sử dụng vitamin B12 và Gabapentin.
Chúng ta hoàn toàn có thể phòng bệnh chuột rút bằng những cách đơn giản như sau:
- Uống đủ 1,5 lít nước/ngày.
- Thực hiện chế độ ăn cân bằng, đủ chất, đặc biệt là ăn nhiều hoa quả và rau xanh để cơ thể không bị thiếu kali, mage hay canxi.
- Hạn chế dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, trà, cà phê.
- Vận động viên thể thao cần tuân thủ nghiêm ngặt các động tác khởi động trước khi vào bài tập.
- Phụ nữ mang thai cần ăn thực phẩm đa dạng để tránh thiếu chất.
- Tập vươn duỗi chân vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy. Khi ngồi, co bàn chân về phía đầu gối càng cao càng tốt, để máu dễ dàng lưu thông ở bắp thịt cẳng chân.
- Ðiều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân gây chuột rút nói trên.
- Nên uống nước oresol để phòng thiếu muối và nước nhất là khi lao động nặng có ra nhiều mồ hôi.
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình