Hotline 24/7
08983-08983

Chữa bệnh viêm đường hô hấp trên bằng phương pháp dân gian hay hiện đại?

Trẻ bị viêm đường hô hấp trên nếu không điều trị kịp thời rất dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, viêm phổi, viêm màng não, van tim hậu thấp, thậm chí tử vong. Vậy điều trị sao cho đúng? Nên dùng phương pháp dân gian hay hiện đại sẽ chiếm ưu thế hơn? Lời khuyên từ TS.BS Trần Anh Tuấn sẽ giúp các bậc phụ huynh có câu trả lời tốt nhất.

1. Ngày giao mùa, bệnh viêm đường hô hấp “đến hẹn lại lên”

Nuôi con nhỏ, mẹ trăm bề lo lắng. Nay bận rộn vì con biếng ăn, mai lại mất ngủ theo từng tiếng ho, cơn sốt. Đặc biệt, thời tiết “đỏng đảnh” như hiện nay, nắng nóng kèm theo những cơn mưa dông bất chợt là điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh phát triển. Thêm nữa, hệ miễn dịch của con chưa trưởng thường, khả năng thích nghi còn kém nên rất dễ bị “tấn công”, trong đó phổ biến nhất là bệnh viêm đường hô hấp trên.

Hệ hô hấp được xác định bắt đầu từ cửa mũi trước tới các phế nang trong phổi. Đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Vì vậy, viêm đường hô hấp trên là tổng hợp nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm viêm họng, cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm tai giữa… Hệ hô hấp trên chính là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với mọi điều kiện bất lợi từ môi trường, kể cả vi khuẩn, nấm mốc… do đó cơ quan này vô cùng nhạy cảm và dễ mắc bệnh.

Theo TS.BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh viêm đường hô hấp cấp tính có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào. Tuy nhiên, trẻ dưới 5 tuổi thường dễ mắc bệnh nhất. Người ta ước tính, trẻ dưới 5 tuổi dù được chăm sóc tốt, sống trong điều kiện thuận lợi, sức đề kháng tốt thì một năm cũng bị viêm đường hô hấp cấp tính từ 5-8 lần. Trẻ càng nhỏ tuổi, số lần mắc bệnh càng nhiều hơn.

Đặc biệt, những trẻ có bệnh nền, suy dinh dưỡng, có bệnh bẩm sinh, mạn tính thì khả năng mắc bệnh cao hơn và tình trạng sẽ nặng hơn. Ngoài yếu tố bệnh theo mùa, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng với diễn biến thất thường của các chỉ số ô nhiễm không khí, nhà cửa chật chội, đông người, đặc biệt là hít khói thuốc lá cũng là yếu tố nguy cơ, làm cho tỷ lệ trẻ mắc bệnh đường hô hấp ngày một tăng cao.

Triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên thường rất đa dạng, chúng có thể là dấu hiệu đơn lẻ hoặc kết hợp của nhiều dấu hiệu như ho, sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi,… Trong đó, ho là một trong những triệu chứng phổ biến, điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lầm tưởng ho càng nhiều bệnh càng nặng. Thực tế điều này không đúng, mức độ nặng của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính không liên quan nhiều đến việc ho nhiều hay ít.

Điều quan trọng là các bậc phụ huynh cần nhận định được trẻ có khó thở hay không. Đây là “chìa khóa” giúp phân biệt giữa viêm đường hô hấp trên - nhóm được xếp là bệnh nhẹ và viêm đường hô hấp dưới - nhóm bệnh nặng, như vậy mới xử lý các tình huống cấp bách, tránh biến chứng xấu có thể đưa đến tử vong.

“Nếu mẹ nghe thấy tiếng thở của con khò khè thì cần phân biệt đây là khò khè thực sự của viêm đường hô hấp dưới hay là tiếng thở do nghẹt mũi khi mắc viêm đường hô hấp trên. Cách nhận diện rất đơn giản chỉ cần dùng nước mũi sinh lý làm sạch mũi. Nếu sau vài lần vệ sinh mũi trẻ thông thoáng, thở êm hơn thì đây có khả năng là do nghẹt mũi. Ngược lại, khi tiếng thở của trẻ như tiếng gió thì đây là dấu hiệu khò khè thực sự, cảnh báo bệnh viêm đường hô hấp dưới.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần biết rằng, viêm đường hô hấp trên không dẫn đến khó thở, mà đây chính là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt với viêm đường hô hấp dưới. Nếu thấy trẻ thở nhanh, thở co lõm lồng ngực, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được điều trị, tránh biến chứng đáng tiếc” - TS.BS Trần Anh Tuấn khuyến cáo.

Nếu thấy trẻ thở co lõm lồng ngực cần đưa đến bệnh viện ngay (Ảnh minh họa)

>>> Cách nhận diện thở co lõm lồng ngực, thở nhanh ở trẻ em

2. Chữa viêm đường hô hấp trên ở trẻ: Từ dân gian đến y học hiện đại

Hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh vẫn còn thờ ơ và chủ quan với các biến chứng gây ra do viêm đường hô hấp trên vì nghĩ rằng đây là bệnh đơn giản, không đáng ngại. Theo TS.BS Trần Anh Tuấn, thực tế 80% bệnh viêm đường hô hấp trên do các loại virus khác nhau gây ra, trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là rhinovirus gây cảm lạnh và đa số sẽ khỏi trong khoảng 10-14 ngày.

Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc tốt bệnh vẫn có khả năng đưa đến các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, viêm phổi, viêm màng não, van tim hậu thấp, viêm cầu thận, thấp khớp cấp…, nguy hiểm hơn là suy hô hấp gây tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Vì vậy, khi trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để đánh giá được mức độ bệnh. Hầu hết các trường hợp mắc viêm đường hô hấp trên ở thể nhẹ đều được bác sĩ chỉ định cho chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà.

Để giúp con nhanh phục hồi, các bậc phụ huynh cần lưu ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không kiêng khem. Mặt khác, khi bé ho nhiều dễ dẫn đến nôn ói, đau họng không muốn ăn, lúc này cần chia nhỏ các cữ ăn, cữ bú để giảm thiểu tình trạng khó chịu cho con. Đồng thời, nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, loãng hơn bình thường.

Trẻ ho đờm cần uống đủ nước để giúp loãng và long đờm tốt hơn (Ảnh minh họa)

“Ngoài ra, cung cấp đủ nước là điều rất quan trọng khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên, việc này sẽ giúp trẻ giảm ho, long đờm, tránh nguy cơ mất nước hoặc tắc đờm nặng hơn. Song song đó là thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, giúp thông thoáng đường thở, dễ ăn, dễ ngủ hơn, điều này đặc biệt hữu ích cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Về vấn đề dùng thuốc, cần cho trẻ sử dụng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ, không lạm dụng kháng sinh khi không có chỉ định. Cần lưu ý, paracetamol không phải là thuốc cảm ho thông thường, vì vậy chỉ khi nào trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên mới cần dùng đến.

Ho là phản xạ có lợi bảo vệ cơ thể trẻ, chúng ta không nên cản trở. Tuy nhiên, nếu trẻ ho quá nhiều gây đau họng, nôn ói, khó ngủ, khó ăn uống thì các bậc phụ huynh có thể sử dụng các loại thuốc ho để giảm nhẹ triệu chứng. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế, an toàn, hiệu quả nhất là nên lựa chọn thuốc ho có nguồn gốc thảo dược, phù hợp với độ tuổi” - TS.BS Trần Anh Tuấn cho biết.

Ngoài các phương thuốc dân gian hay dùng như mật ong, hoa hồng mạch hấp đường phèn… hiện nay thuốc ho có nguồn gốc từ lá thường xuân vận dụng theo kinh nghiệm y học phương Tây cũng thường được sử dụng vì đã chứng minh hiệu quả, an toàn cho trẻ.

Trong quá trình chăm sóc cho trẻ, các bậc phụ huynh cũng đừng quên theo dõi để kịp thời phát hiện triệu chứng bất thường như đã nói ở trên: khó thở, thở nhanh, thở co lõm lồng ngực và nếu sau 7 ngày tình trạng không cải thiện mà có xu hướng nặng hơn như sốt từ 39 độ trở lên, 2-3 ngày không hạ sốt, bỏ bú, không ăn uống, ngủ li bì thì nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Chúng ta không nên chủ quan, vì có khoảng 10-20% trường hợp diễn tiến thành viêm phổi. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ nhập viện, thậm chí là tử vong, nhất là trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới.

Cozz Ivy là sản phẩm của công ty Dược Hậu Giang có thành phần chính là lá thường xuân, được chứng minh an toàn và hiệu quả giúp giảm ho, tiêu đờm

Tìm hiểu thêm về Bệnh ho ở trẻ em TẠI ĐÂY

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X