Hotline 24/7
08983-08983

Chỉ định xét nghiệm pH máu với những bệnh nhân nặng

Theo ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương - Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, pH máu là những chỉ số rất hữu ích hỗ trợ quá trình chẩn đoán cũng như theo dõi và điều trị bệnh. Qua những thông số này, bác sĩ sẽ hiểu rõ được tình trạng thăng bằng kiềm toan, thông khí và tình trạng oxy hóa của người bệnh. Với những trường hợp bệnh nhân nặng và cần phải thở máy, các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả này để điều chỉnh thông số thở máy phù hợp với người bệnh.

1. Đo pH máu từ máu ở động mạch

Các cơ sở y tế có thể dựa vào những xét nghiệm/phương tiện gì để “đo đạc” tính kiềm hay axit của cơ thể?

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương trả lời: Đầu tiên, tôi xin giải thích về tính kiềm và tính axit trước khi nói về những xét nghiệm. Tính kiềm nhiều sẽ mặn, đắng và cay còn thuộc về axit sẽ nhẫn và chua.

Trong hóa học, để đo được độ kiềm và độ axit, người ta dùng thang đo độ pH. Vận tốc có thể chậm như rùa bò, 0,01m/h cho đến nhanh như ánh sáng, 300.00 cây số/s. Độ pH trung tính (không có axit và không có kiềm) là 7, độ kiềm tối đa là 14 và độ axit tối đa gần như tiệm cận với 0. Như vật, độ pH chỉ dao động trong khoảng gần bằng 0 đến 14.

Trên thế giới không có vận tốc nào nhanh hơn vận tốc ánh sáng (300.000 cây số/s). Ngược lại, chỉ có những sự vật đứng yên tại chỗ mới có vận tốc 0m/s. Virus COVID là một phần tử nhỏ bé, nhưng theo tác động của lực đẩy và lực hút của Trái Đất thì cũng di chuyển được vài micromet mỗi giây.

Toàn bộ những sinh vật sống trên Trái Đất đều sống trong môi trường pH này. Con người cũng là một sinh vật sống trong số hàng triệu loài tồn tại trên thế giới, cũng tuân theo quy luật của tạo hóa và sống trong môi trường pH.

Tuy nhiên, độ pH ở từng vị trí trên cơ thể con người đều khác nhau nhưng quan trọng nhất là trong máu vì máu được đưa đi nuôi tất cả cơ quan của cơ thể. Độ pH trong máu đỏ từ tim trái là chỉ số được quan tâm nhất, ổn định ở mức 7.4.

Những sinh vật sống luôn có sự dao động trong suốt quá trình sống. Chính vì vậy, những thông số trong cơ thể con người cũng không có một con số cố định. Về lý thuyết, pH chuẩn của máu là 7.4 những không thể chính xác con số đó, tối ưu dao động trong khoảng 7.35 – 7.45.

Khi pH máu dưới mức 7.2, cơ thể gần như sắp tử vong, pH bằng 7.1 tương đương với tử vong. Ngược lại, pH trên 7.5 có nghĩa là cơ thể đang gặp nhiều rắc rối, pH trên 7.7 con người có nguy cơ tử vong.

Đo pH máu không giống như xét nghiệm máu thông thường mà phải đâm vào lấy máu ở động mạch, nguy cơ chảy máu ào ạt. Do đó, một người có sức khỏe bình thường thì không cần phải đo pH máu.

Lấy máu ngoài da, nước tiểu, nước bọt, dịch dạ dày, dịch ruột non,... đều có chỉ số pH khác nhau. Độ pH máu chỉ quan trọng trong hồi sức cấp cứu, đối với những bệnh nặng vì liên quan đến sống còn của con người.

2. Không cần phải đo pH nếu sức khỏe bình thường

Chỉ số pH nói lên điều gì về sức khỏe? Chuyện gì sẽ xảy ra khi cơ thể “kiềm hóa”?

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương trả lời: Mức pH máu của cơ thể được hằng định ở mức 7.35 – 7.45. Cơ thể có những cơ chế giải độc tự nhiên như mồ hôi, nước bọt, hơi thở,... để duy trì mức độ ổn định.

Chỉ có những bệnh nhân nặng nằm ở ICU, săn sóc đặc biệt, hậu phẫu mới phải kiểm tra độ pH. Các bác sĩ cũng sẽ không thử pH của một người bình thường.

3. Môi trường axit và kiềm luôn phải được cân bằng

Xin hỏi BS, quan điểm “người bệnh ung thư nên uống nước kiềm để ngăn khối u phát triển” dựa trên nghiên cứu nào? Tính xác thực của nghiên cứu đó ra sao?

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương trả lời: Dù là bệnh nhân ung thư hay người có sức khỏe bình thường, chỉ cần còn sống thì pH trong máu phải dao động trong khoảng 7.3 – 7.5, hơn nữa là 7.25 – 7.55.

Hiện nay, y học đã có hóa trị liệu, liệu pháp trúng đích, liệu pháp chống tăng sinh mạch máu, hóa trị, xạ trị, phẫu trị với mục đích tiêu diệt tế bào ung thư.

Giảm tính kiềm ở môi trường trong cơ thể để giảm ung thư chỉ là lý thuyết, chưa được nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh hiệu quả. Về nguyên tắc, cơ thể con người phải luôn được giữ cân bằng ở mức nhất định. Khi ở trong môi trường nóng, cơ thể sẽ tiết mồ hôi còn khi ở trong môi trường lạnh sẽ tự động giữ nhiệt lại để quân bình nhiệt độ cơ thể con người trong khoảng 36 – 42 độ C. Nhiệt độ cơ thể xuống quá thấp hay tăng quá cao đều gây nguy hiểm. Khi tàu Titanic chìm, hành khách không chết đuối mà chết vì lạnh. 

Do đó, dù có uống nước kiềm thì cơ thể cũng sẽ tự điều chỉnh để trở về giới hạn bình thường. Đừng nghĩ axit là xấu còn kiềm là tốt, mọi thứ đều có hai mặt. Môi trường cân bằng là tốt nhất. Kiềm quá mức cũng khiến cơ thể không chịu được, tim, thận ngừng hoạt động.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X