Hotline 24/7
08983-08983

Chế độ sống “lệch quỹ đạo” khiến gan quá tải, gia cố hàng rào bảo vệ thế nào?

Nếu cứ sống trong chuỗi ngày rượu bia liên miên, ăn uống không điều độ, nhẹ thì gan trì trệ gây uể oải, nặng thì ngấm ngầm gây ra các bệnh lý như nhiễm mỡ, viêm gan hoặc xơ gan. Lời khuyên từ PGS.TS.BS.CK2 Trần Thị Khánh Tường - Trưởng khoa Y - Trưởng Bộ môn Nội, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ hữu ích cho bạn trong việc chăm sóc gan một cách khoa học, giúp cơ thể an khang, sống khỏe, sống thọ.

Phần 1: Thực trạng bệnh gan thay đổi ra sao sau đại dịch COVID-19?

1. Đang điều trị gan bằng thuốc tây, nên lưu ý gì khi phối hợp với sản phẩm bảo vệ gan?

Với những người đang điều trị bệnh gan bằng thuốc tây, việc phối hợp với sản phẩm bảo vệ gan nên lưu ý điều gì thưa BS?

PGS.TS.BS.CK2 Trần Thị Khánh Tường trả lời: Trong trường hợp bạn đang điều trị gan bằng thuốc tây, nếu muốn sử dụng bất cứ loại thuốc hay sản phẩm bảo vệ gan nào thì bạn cũng nên tham vấn ý của bác sĩ điều trị.

Bởi trên thực tế, các thuốc có thể tương tác nhau và gây ảnh hưởng đến sự hấp thu, phân bố, liên kết protein, chuyển hóa hoặc bài trừ ở gan.

Đặc biệt, đối với bệnh nhân bị viêm gan cấp, viêm gan mạn hay xơ gan, nên hạn chế tối đa sử dụng những sản phẩm hoặc thuốc không cần thiết. Vốn dĩ gan của người bệnh đã “mệt mỏi”, song hầu hết thuốc hoặc thực phẩm chức năng khi vào cơ thể đều chuyển hoá qua gan nên việc bổ sung thêm chỉ khiến công việc của gan tăng lên.

Nếu bạn điều trị đông y kết hợp với tây y thì có thể sử dụng chung. Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn nên uống cách nhau ra, không nên uống chung với nhau bởi chúng ta chưa biết được thuốc sẽ tương tác với nhau như thế nào, chuyển hoá và đào thải ra sao.

Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thêm bất cứ sản phẩm bổ sung nào trong quá trình điều trị bằng thuốc tây để tránh tương tác thuốc.

2. Liệu có nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ chức năng gan khi có thói quen thức khuya, ăn đồ nóng, lai rai vài ly bia?

Em đang tìm hiểu về các sản phẩm hỗ trợ chức năng gan thấy có Naturenz và Naturenz Gold được chiết xuất từ củ, quả trong dân gian. Em có thể sử dụng thêm để bổ trợ cho gan, thưa BS? Em có thức khuya, thích ăn đồ nóng, thi thoảng lai rai vài ly bia với bạn bè, đồng nghiệp ạ.

PGS.TS.BS.CK2 Trần Thị Khánh Tường trả lời: Nếu bạn không gặp biểu hiện bất thường nào khi ăn đồ nóng, thức khuya hay uống bia thì không có gì đáng lo ngại.

Nếu bạn không có bệnh lý gì về gan trước đó và không sử dụng thuốc tây thì cũng có thể sử dụng bổ sung thêm sản phẩm Naturenz hoặc Naturenz Gold.

Mỗi viên Naturenz Gold đều chứa đến 5 vị dược liệu chủ lực là nấm linh chi lim, hà thủ ô đỏ, hoa Marigold, núc nác, đan sâm cùng 2 vị bổ trợ là nấm bào ngư và hoài sơn, là những chất được chứng minh rất tốt cho gan.

3. Bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ liệu có thể mắc thêm các bệnh khác ở gan?

Xin hỏi BS, với những người bị gan nhiễm mỡ cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt như thế nào để bệnh không nặng thêm? Có khi nào gan nhiễm mỡ sẽ làm gan suy yếu mà mắc thêm các bệnh khác ở gan không thưa BS? Cần làm gì để gan hoạt động tốt dù đã bị nhiễm mỡ ạ?

PGS.TS.BS.CK2 Trần Thị Khánh Tường trả lời: Thông thường, cơ thể khoẻ mạnh sẽ có lượng mỡ sẽ không quá 5% trong tế bào gan.

Khi lượng mỡ vượt quá 5%, người bệnh sẽ bị gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp khi phát hiện gan nhiễm mỡ khi siêu âm thì lượng mỡ trong tế bào gan đã lên đến 20 – 30%.

Gan nhiễm mỡ do nhiều nguyên nhân, chia làm 2 nhóm gan nhiễm mỡ thứ phát (do rượu, thuốc, virus như virus viêm gan C) và gan nhiễm mỡ không do rượu liên quan đến các yếu tố nguy cơ (như thừa cân béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường type 2, hội chứng chuyển hoá).

Tuỳ vào nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ mà người bệnh sẽ có chế độ sinh hoạt, điều trị khác nhau.

Bệnh cảnh gan nhiễm mỡ qua 3 giai đoạn: nhiễm mỡ đơn thuần, viêm gan nhiễm mỡ và xơ gan.

Nhiễm mỡ đơn thuần là sự tích tụ quá 5% mỡ trong gan nhưng không có tình trạng viêm và xơ hoá nên người bệnh có tiên lượng tốt, có thể trở về bình thường nếu loại trừ nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ.

Đối với tình huống này, người bệnh nên hạn chế uống rượu bia, hoặc giải quyết các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Trường hơp bệnh nhân bị gan viêm gan, men gan có thể tăng, tình trạng viêm kéo dài > 6 tháng (mạn tính) có thể dẫn đến xơ hoá, xơ gan và ung thư gan.

Do đó, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để phát hiện mức độ nhiễm mỡ nhiều hay ít, men gan tăng hay không và có xơ gan hay không để tuân thủ chế độ điều trị.

Ngay cả khi bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn viêm, thậm chí xơ gan nhưng còn bù, nếu giải quyết được các nguyên nhân thì họ vẫn có thể điều trị xuống mức độ xơ hoá nhẹ.

Bệnh nhân bị gan viêm mạn tính có thể dẫn đến xơ hoá, xơ gan và ung thư gan.

Đối với gan nhiễm mỡ do rượu, bệnh nhân nên hạn chế uống rượu bia và ăn theo chế độ ăn như bình thường.

Trong trường hợp bị gan nhiễm mỡ không do rượu, bạn nên giải quyết các yếu tố nguy cơ như ổn định huyết áp, điều trị rối loạn lipid máu, đường huyết. Bên cạnh đó, nếu kết hợp tập luyện thể thao cùng với chế độ ăn đúng mức thì bạn sẽ giải quyết được tình trạng nhiễm mỡ.

Theo khuyến cáo, chúng ta nên tập luyện thể thao mỗi 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần bằng cách: đi bộ, chạy bộ, tập yoga hoặc tập aerobic.

Chế độ ăn dành cho bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ không do rượu là hạn chế tinh bột và thịt đỏ, tăng cường rau xanh, trái cây hoặc đạm thực vật.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh lý về gan có kèm theo đái tháo đường, rối loạn lipid máu hay tăng huyết áp thì nên tuân thủ theo chế độ ăn và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp bệnh nhân bị viêm gan nhiễm mỡ do nguyên nhân khác như thuốc hoặc viêm gan C, nếu giải quyết được nguyên nhân thì người bệnh sẽ phục hồi.

Tuỳ vào mức độ viêm và xơ hoá mà tiên lượng bệnh gan khác nhau.

Ví dụ, nếu bạn bị xơ hoá từ mức độ nặng hay xơ gan thì bạn có nguy cơ ung thư gan và phải theo dõi mỗi 3-6 tháng để tầm soát ung thư.

Khi bị gan nhiễm mỡ, bạn vẫn có thể bị tổn thương gan do nguyên nhân khác. Thường gặp là gan nhiễm mỡ do rượu bị thêm viêm gan B mạn hay bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu kèm viêm gan B mạn…

Do đó, khi đã bị gan nhiễm mỡ, tốt nhất bạn nên tìm đến bác sĩ để xác định được nguyên nhân, mức độ nhiễm mỡ, có viêm hay không, mức độ xơ hoá…và được điều trị phù hợp.

4. Uống hàng tá thuốc khi mắc COVID-19, hậu COVID-19 có nên bổ sung thuốc hỗ trợ gan?

Bố em mắc COVID-19, sau đó có uống cả thuốc y tế phường phát, cả các loại thuốc bổ, tăng cường sức khỏe. Sau khi khỏi bệnh thì đôi khi cũng có uống rượu bia, tầm 1 tuần một lần. Bây giờ muốn sử dụng thêm thuốc để hồi phục chức năng gan thì có ích gì không ạ?

PGS.TS.BS.CK2 Trần Thị Khánh Tường trả lời: Theo nghiên cứu, bệnh nhân hậu COVID-19 có khả năng bị gan nhiễm mỡ. Vì vậy, tốt nhất bố bạn nên đi kiểm tra sức khoẻ.

Nếu sau khi khỏi COVID-19, bố bạn vẫn khoẻ mạnh và uống rượu bia không vượt ngưỡng 210g cồn/ tuần thì không có vấn đề gì và không nhất thiết phải uống thêm thuốc.

Tuy nhiên, một số người lớn tuổi đôi khi có bệnh lý gan tiềm ẩn mà không biết bởi bệnh lý này không có triệu chứng cảnh báo trước.
Do đó, nếu bố bạn chưa khám sức khoẻ thì nên đi kiểm tra sức khoẻ mỗi năm một lần, đồng thời thực hiện các xét nghiệm về gan, siêu âm gan để xác định gan có vấn đề gì hay không, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp.

Trên thực tế, không có loại thuốc nào có thể phục hồi chức năng gan mà chỉ có những sản phẩm hỗ trợ chức năng cho gan.

Như đã chia sẻ, bố bạn có thể sử dụng nhóm Silymarin hoặc Naturenz Gold. Tuy nhiên, lời khuyên của tôi là bố bạn nên đi khám sức khoẻ định kỳ để xem mình có bệnh lý gì không.

5. Nổi mụn có phải nóng gan do rượu bia?

Em là nam, thi thoảng có đi tiệc tùng, rượu bia cùng bạn bè, thức khuya nữa nên bị nổi mụn. Tình trạng này có phải nóng gan do rượu bia không ạ? Làm sao để giải độc cho gan hiệu quả, hết mụn thưa BS?

PGS.TS.BS.CK2 Trần Thị Khánh Tường trả lời: Mọi người cứ lầm tưởng rằng  nổi mụn là do gan. Trên thực tế, nổi mụn không phải là các triệu chứng của các bệnh gan thường gặp.

Nguyên nhân gây mụn là do các lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn do bã nhờn, vi khuẩn và tế bào da chết. Mụn cũng có thể liên quan đến chế độ ăn, nội tiết, mỹ phẩm…

Tuy nhiên, gan có chức năng chuyển hoá, trong đó có chuyển hoá hormon. Do đó, khi gan suy yếu thì những hormon này không được chuyển hoá tốt nên có thể gây rối loạn hormon và gây nổi mụn.

Song, chúng ta nên nhớ rằng nổi mụn không phải là triệu chứng đặc trưng của bệnh lý gan. Nếu bạn lo lắng cho gan vì uống rượu bia nhiều thì nên kiểm tra sức khoẻ, thực hiện các xét nghiệm và siêu âm để xem gan của mình còn khoẻ hay không.

Nổi mụn không phải là các triệu chứng của các bệnh gan thường gặp mà là do các lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn do bã nhờn, vi khuẩn và tế bào da chết.

6. Kết thúc liệu trình điều trị viêm gan C, bao lâu có thể dùng rượu, bia?

Em vừa kết thúc liệu trình điều trị viêm gan C. BS cho em hỏi sau bao lâu em có thể dùng rượu, bia ạ? Em làm nhân viên kinh doanh khó tránh khỏi loại thức uống này ạ. Cần lưu ý để bảo vệ gan sau khi điều trị viêm gan C, thưa BS?

PGS.TS.BS.CK2 Trần Thị Khánh Tường trả lời: Một điều may mắn là viêm gan C hiện đã có thuốc điều trị dứt điểm. Thông thường, một liệu trình điều trị viêm gan C thường kéo dài 3 tháng và bệnh nhân sẽ lành hoàn toàn.

Tuy nhiên, tuỳ tổn thương gan của em ở mức độ nào mà có nên ngưng rượu tuyệt đối hay không. Nếu em đã bị xơ hoá nặng, xơ gan thì sau khi điều trị thành công viêm gan C, em vẫn có nguy cơ bị ung thư biểu mô tế bào gan.

Trong trường hợp này, tốt nhất em không uống rượu và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi định kỳ để tầm soát ung thư gan.

Còn nếu em không bị xơ hoá hay mức độ nhẹ thì xem như là người bình thường, chỉ cần theo dõi sức khoẻ định kỳ và có thể uống rượu bia như người bình thường trong mức độ cho phép.

Đồng thời, mỗi năm em nên đi khám sức khoẻ định kỳ một lần để bác sĩ tiếp tục theo dõi vì khi bị virus viêm gan C chúng ta vẫn không có kháng thể bảo vệ. Do đó, sau khi lành bệnh, nếu còn những yếu tố nguy cơ thì em vẫn có thể bị viêm gan C lại.

7. Làm sao phân biệt hậu COVID-19 và dấu hiệu gan có vấn đề?

BS cho tôi hỏi, gần đây tôi hay bị mệt mỏi, khó tiêu, ăn ngủ kém. Tình trạng này xảy ra sau khi mắc COVID-19. Gia đình có người bị viêm gan B. Tôi được biết đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan. Xin hỏi BS, làm sao phân biệt hậu COVID-19 và dấu hiệu gan có vấn đề ạ?

PGS.TS.BS.CK2 Trần Thị Khánh Tường trả lời: Đầy hơi, mệt mỏi, khó tiêu là các triệu chứng không chuyên biệt cho bệnh gan. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác, đặc biệt là những rối loạn chức năng đường tiêu hoá.

Bởi rối loạn chức năng đường tiêu hoá thường liên quan đến tâm lý nên bệnh nhân sẽ ngủ kém, dẫn đến mệt mỏi.

Triệu chứng khó tiêu liên quan đến quá trình vận động của dạ dày bị đình trệ. Theo đó, khó tiêu có thể là biểu hiện của dạ dày, cũng có thể do bệnh lý gan – mật – tuỵ.

Theo kinh nghiệm của bác sĩ, đã có khá nhiều bệnh nhân sau khi nhiễm COVID-19 thì có triệu chứng này kéo dài trên 4 tuần.

Nếu bạn lo lắng và sợ mình mắc bệnh lý gan thì nên đi khám bác sĩ để được làm xét nghiệm về gan và siêu âm gan. Có nhiều nhóm xét nghiệm về bệnh gan khác nhau như xét nghiệm sinh hoá gan, đánh giá chức năng gan, xác định nguyên nhân gây tổn thương gan…
Nếu chỉ dựa vào những triệu chứng mà bạn nêu thì rất khó để phân biệt.

Một điều quan trọng là trong gia đình bạn có người viêm gan B. Do đó, bạn nên đi làm xét nghiệm tầm soát xem mình có bị viêm gan B hay không như HbsAg.

Nếu bạn chưa có kháng thể thì nên đi chủng ngừa viêm gan B bởi bệnh lý này lây chủ yếu qua đường máu, đường tình dục và đường tiếp xúc những vật dụng trong gia đình có thể gây chảy máu mà mình không biết như bàn chải đánh răng, kìm cắt móng, dao cạo râu…

Trân trọng cảm ơn Naturenz - một sản phẩm thuộc CTCP Dược Hậu Giang là đơn vị dược phẩm uy tín, nhiều năm liền được Forbes bình chọn Top 50 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X