Chế độ dinh dưỡng tốt cho phụ nữ
Chế độ ăn nhiều mỡ sẽ tăng lượng cholesterol dẫn đến các căn bệnh về tim mạch và các bệnh khác như béo phì, tiểu đường và các bệnh về khớp
Thức ăn có hàm lượng đường và chất béo
Thịt, cá và các loại thức ăn thay thế khác
Loại thức ăn này cũng nên ăn ở mức độ vừa phải, tránh ăn nhiều các loại mỡ khẩu từ động vật và các loại da có chứa nhiều mỡ. Nên ăn các loại hạt đậu và củ - loại thức ăn này như một nguồn nhiên liệu thô giúp bộ máy cơ thể hoạt động một cách thông suốt.
Sữa và các thức ăn chế biến từ sữa
Không nên ăn bơ và kem nhiều. Nên ăn pho mát và sữa chua có hàm lượng mỡ thấp. Sữa tươi là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể, giúp cơ thể lọc và thải được các độc tố ra ngoài.
Nên ăn nhiều, đặc biệt là các loại rau quả tươi, thậm chí cả các loại đóng hộp và ướp lạnh. Chế độ ăn hằng ngày nên có nhiều rau và quả. Chị em phụ nữ nên để trong túi một vài loại hoa quả để ăn khi cảm thấy đói, thay vì một gói khoai tây hay vài thanh sôcôla.
Bánh mỳ, ngũ cốc và khoai tây
Đây là thành phần cơ bản cho một chế độ ăn dinh dưỡng. Nên ăn bánh mỳ đen và khoai tây luộc (không ăn khoai tây chiên hoặc qua chế biến).
Chất xơ
Thức ăn có chứa chất xơ là thành phần cần thiết cho chế độ ăn hàng ngày của chúng ta. Loại chất xơ này có được từ thực vật và các sản phẩm chế biến từ thực vật. Có hai loại chất xơ - hoà tan và không hoà tan. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi người nên ăn khoảng 18g chất xơ mỗi ngày.
Chúng ta có thể không tiêu hoá được chất xơ, nhưng chất xơ có chứa đầy đủ các thành phần rất có lợi cho cơ thể, như tham gia vào quá trình chuyển thức ăn đã được chuyển hoá vào ruột, giảm lượng chất gây ung thư thâm nhập vào cơ thể từ bụng, giảm lượng cholesterol. Nếu bữa ăn không đủ chất xơ sẽ có nguy cơ mắc bệnh táo bón, gan và ung thư ruột kết.
Chất xơ hoà tan còn có tác dụng kiểm soát việc hấp thụ đường từ ruột vào máu. Chất xơ hoà tan bao gồm: Yến mạch, hạt đậu, bánh mỳ đen, và hầu hết các loại rau quả. Chất xơ không hoà tan bao gồm: Gạo, cám, các loại hạt và ngũ cốc.
Nước
Mặc dù cơ thể (đặc biệt là thận) hoạt động tốt trong việc kiểm soát lượng nước trong cơ thể, nhưng cơ thể chúng ta vẫn mất nước thường xuyên thông qua các hoạt động của phổi, bài tiết của da, hoạt động tiêu hoá của ruột, và bộ phận bàng quang. Chính vì vậy cơ thể cần tiếp nhận một lượng nước cần thiết để bù vào lượng nước đã tiêu hao.
Theo các nhà khoa học dinh dưỡng thì mỗi người cần uống khoảng 2,5 lít/ngày (bao gồm nước uống và nước dùng trong các bữa ăn). Tuy nhiên, con số này có thể tăng lên đối với người mắc bệnh viêm bàng quang, hay người vận động nhiều.
Các loại vitamin và chất khoáng
Vitamin rất cần thiết đối với cơ thể trong quá trình hấp thụ các khoáng chất. Ví dụ vitamin D rất cần cho việc hấp thụ canxi và vitamin C cần cho việc tiếp nhận chất sắt từ thức ăn vào cơ thể. Vitamin và chất khoáng là đặc biệt cần thiết đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, đối với trẻ em đang lớn và sự hồi phục sức khoẻ của người bệnh hoặc bệnh nhân sau khi mổ.
Mỗi loại vitamin đều có công dụng riêng, ví dụ vitamin A,D và E có tác dụng giừ gìn sự trẻ đẹp và ngăn ngừa các vết nhăn trên mặt, tránh lão hoá các tế bào da. Vitamin C dùng để ngăn ngừa bệnh ung thư. Chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất bao giờ cũng tốt hơn là dùng thuôc bổ.
Vitamin B6 và hội chứng tiền mãn kinh
Vitamin B6 được dùng để chữa trị các triệu chứng tiền mãn kinh như thay đổi tâm tính, hoặc phù nề , húp híp. Nhưng B6 không thể có hiệu quả với bất cứ ai, điều này còn phụ thuộc vào thể trạng và cơ địa của mỗi người.
Vitamin C, kẽm và bệnh cảm lạnh
Một vài công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin C và kẽm có thể làm bệnh nhân hồi phục nhanh sau khi bị cảm lạnh. Nên uống nhiều nước cam (nguồn vitamin C ) và ăn các loại nhuyễn thể (nguồn kẽm) để nâng cao sức đề kháng bệnh tật cho cơ thể.
Muối
Theo Diệu Linh - Gia đình & Xã hội/ The Health
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình