Hotline 24/7
08983-08983

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Basedow

Basedow là bệnh lý khá phổ biến hiện nay có đặc trưng bởi sự cường chức năng tuyến giáp. Đây là một bệnh lý cường giáp tự miễn do các kháng thể kích thích tuyến giáp xuất hiện và lưu hành trong máu. Bản chất là bệnh nội tiết nên cần quá trình điều trị lâu dài và kết hợp nhiều yếu tố. Trong đó chế độ ăn đóng vai trò cần thiết trong điều trị Basedow.

I. Bệnh Basedow là gì?

Bệnh Basedow là bệnh tự miễn của tuyến giáp. Bệnh Basedow là nguyên nhân phổ biến nhất của cường giáp, biểu hiện đặc trưng gồm: bướu giáp lan tỏa, lồi mắt, phù niêm trước xương chày. Bệnh liên quan đến sự hiện diện của các kháng thể kích thích tuyến giáp.

II. Bệnh Basedow có triệu chứng như thế nào?

Triệu chứng của người mắc bệnh Basedow có thể là chân tay run nhiều, chân phù to, sút cân, tim đập nhanh và có thể nghe tiếng tim đập, hay hồi hộp, mắt lồi, tính tình thất thường hay cáu gắt, rối loạn điều hòa thân nhiệt: Da nóng ẩm, có tăng nhẹ nhiệt độ, rối loạn tiêu hóa.

III. Người mắc bệnh Basedow cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào?

1. Những loại thực phẩm người mắc bệnh Basedow nên kiêng

a. Gluten

Theo nghiên cứu cho thấy các loại thực phẩm có chứa gluten sẽ khiến cho quá trình điều trị bệnh tuyến giáp tự miễn trở nên khó khăn hơn, trong đó có cả bệnh Basedow. Hiện nay, có rất nhiều loại thực phẩm chứa chất gluten: Lúa mạch, lúa mì và các chế phẩm từ lúa mì, các loại ngũ cốc, mạch nha, men bia.

b. I-ốt

Khi cơ thể tiếp nhận lượng i-ốt vượt quá mức cho phép sẽ gây ra các triệu chứng cường giáp. Vượt quá như cầu I-ốt cũng làm bệnh tiến triển xấu đối với những người đã có bệnh từ trước. Tuy nhiên, đây vẫn là một chất rất cần thiết cho sức khỏe.

Vì vậy, bệnh basedow kiêng ăn gì thì i-ốt không phải là thực phẩm nên kiêng. Nhưng cần kiểm soát lượng i-ốt nạp vào cơ thể vừa đủ. Không để cơ thể bị thừa hoặc thiếu i-ốt.

Theo đó, các loại thực phẩm có chứa nhiều i-ốt, cần chú ý bao gồm: Muối i-ốt; các sản phẩm chế biến từ sữa, ví dụ như phô mai, sữa chua; bánh mì; các loại hải sản, ví dụ như cá trắng, cá tuyết; một số loại rong biển, hoặc tảo bẹ.

c. Thịt động vật

Nói chính xác hơn, người bệnh nên hạn chế các loại thịt đỏ. Bao gồm cả thịt cá, thịt gà, hoặc thịt lợn. Cụ thể, một số thực nghiệm cho thấy người ăn nhiều thịt có biểu hiện cường giáp nặng hơn.

Thịt đỏ thường có hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa cao. Ăn nhiều thịt đỏ có thể  tăng nguy cơ gây bệnh tim và bệnh đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cường giáp. Ngoài ra, giảm lượng thịt đỏ có thể giúp giảm các triệu chứng của cường giáp.

d. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Ở một số bệnh nhân Basedow, cơ thể không dung nạp lactose nên không có khả năng tiêu hóa sữa. Vì vậy, nếu thấy hay bị khó tiêu sau khi ăn sữa hay các sản phẩm từ sữa thì nên hạn chế những thực phẩm này.

e. Thức ăn cay nóng, các chất kích thích

Gia vị cay nóng và các chất kích thích như cà phê sẽ làm tuyến giáp tiết nhiều hormone. Vì thế, đây là những thực phẩm người bệnh Basedow cần hạn chế.

Xem thêm: Bệnh Basedow: Nhận biết, phòng ngừa và điều trị

2. Những thực phẩm người bệnh Basedow nên bổ sung

a. Thực phẩm giàu canxi

Cường giáp làm cơ thể bị thiếu canxi, nên việc bổ sung là cần thiết. Thiếu canxi ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của xương, gây ra các vấn đề như loãng xương. Bổ sung canxi có thể giúp hạn chế các triệu chứng khó chịu của cường giáp. Một số loại thực phẩm giàu canxi, gồm: Hạnh nhân, các loại cải xanh đậm, đậu bắp, bông cải xanh, cá mòi.

b. Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, vì vậy bổ sung vitamin D là cần thiết. Vitamin D có trong các loại thực phẩm như: Dầu gan cá, các loại cá biển, nấm.

c. Thực phẩm giàu magie

Thiếu Magie làm cơ thể khó hấp thu canxi hơn. Các loại thực phẩm chứa nhiều magie có thể bổ sung là: Sôcôla, bơ, hạnh nhân, hạt điều, các loại đậu.

d. Thực phẩm có chứa selen

Thiếu hụt selen làm tăng nặng tình trạng lồi mắt trong hội chứng cường giáp. Điều này có thể gây ra các tác động có hại cho thị lực sau này. Selen là một khoáng chất và chất chống oxy hóa thường có trong các loại thực phẩm như: Nấm, gạo lứt, hạt hướng dương, cá mòi.

IV. Sau phẫu thuật bệnh Basedow nên ăn gì?

Sau phẫu thuật bệnh Basedow, quá trình hồi phục vết thương thường nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần theo dõi cùng với đó là kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý.

a. Ngay sau phẫu thuật

Cổ của bạn sẽ bị hạn chế vận động hơn bình thường do đau. Bạn có thể sẽ cảm thấy khó chịu khi nuốt do bị kích thích sau khi đặt ống nội khí quản. Để hạn chế tình trạng này bạn có thể ngậm chút nước lạnh sẽ giúp làm dịu cơn khát và cũng làm dịu sự khó chịu vùng cổ. Một số người cũng có thể cảm thấy buồn nôn, nôn sau khi phẫu thuật, vì vậy, hãy bắt đầu uống nước ít một và từ từ.

b. Chế độ dinh dưỡng nên mềm, lỏng

Trước phẫu thuật, các bác sĩ thường yêu cầu bạn phải ngừng ăn và uống từ tối hôm trước, vì vậy khi tác dụng của thuốc mê hết tác dụng, bạn có thể sẽ cảm thấy đói. Hãy bắt đầu bổ sung bằng cách lựa chọn chế độ dinh dưỡng mềm, lỏng, chẳng hạn như cháo thịt, hoặc sữa,….

Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết khi nào nên quay lại chế độ ăn uống bình thường. Nếu vẫn bị đau vùng cổ, hãy tiếp tục với thức ăn mềm dễ nuốt, chẳng hạn như sữa, sinh tố, súp, kem, sữa chua, phô mai, cháo yến mạch, rau nấu nhừ, khoai tây nghiền và nước hoa quả,…

c. Thực phẩm giàu vitamin C

Sau phẫu thuật, cần cung cấp chế độ ăn uống bổ dưỡng với nhiều loại thực phẩm sẽ giúp cơ thể bạn nhanh hồi phục, nhanh lành vết thương. Đặc biệt, vitamin C cần thiết cho việc chữa lành vết thương và hình thành mô sẹo.

Trái cây và rau quả chứa nhiều vitamin C bao gồm: Kiwi, ổi, dâu tây, quả mâm xôi, quả việt quất, bông cải xanh, súp lơ trắng, rau bina, ớt chuông ngọt và nước ép cam và cà chua,…

d. Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là một khoáng chất vi lượng được tìm thấy trong hầu hết các tế bào trong cơ thể. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc nhanh lành vết thương và giúp hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường, cả hai điều này đều rất quan trọng nhất là giúp cơ thể hồi phục sau phẫu thuật.

Thực phẩm giàu protein như: thịt gà, thịt bò, thịt lợn, thủy hải sản là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời, cũng như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và các loại hạt cũng là những thực phẩm giàu kẽm. Hãy tận dụng cân đối nguồn kẽm đến từ đọng và thực vật.

Nếu bạn ăn chay hoặc nếu bạn ăn một chế độ ăn ít protein, bạn có thể trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung thêm kẽm, vì trái cây và rau quả là thực phẩm nghèo kẽm.

e. Uống đủ nước

Uống đủ nước là điều quan trọng sau khi phẫu thuật. Tác dụng phụ phổ biến của thuốc giảm đau là táo bón, và uống đủ nước có thể giúp bạn đi tiêu dễ dàng hơn sau khi phẫu thuật. Tùy theo tuổi, giới, cân nặng,…mà lượng nước có thể thay đổi, tuy nhiên, cố gắng cung cấp khoảng 1,5-2 l nước mỗi ngày.

Hãy đi khám theo hẹn và trao đổi với bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng của mình để được tư vấn đầy đủ nhất, kể cả chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Xem thêm: 11 bác sĩ điều trị bệnh basedow giỏi, giàu kinh nghiệm

V. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh Basedow?

Cải thiện chế độ ăn: Bao gồm mỗi ngày nên ăn 4-5 lần rau và hoa quả, ăn nhiều thịt nạc, các loại cá như cá hồi, cá trích, cá cơm, cá thu… Chế độ ăn như trên sẽ làm cho niêm mạc ruột hấp thu và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Ngoài ra, chế độ ăn này cũng có vai trò tốt trong việc phòng ngừa các bệnh lý viêm hay ung thư đường tiêu hóa.

Tránh các thực phẩm có nhiều chất béo, lượng đường cao: Bởi nó có thể gây ra các chứng bệnh tự miễn như basedow và ảnh hưởng đến tuyến giáp.

Bổ sung đủ lượng iod trong thức ăn: Một số thực phẩm có chứa iod bổ sung tốt cho tuyến giáp như: sữa, sữa chua, gan, thịt bò, cá, hải sản, trứng… tuy nhiên không nên ăn quá nhiều. Nếu khi bạn khám thấy lượng iod trong cơ thể thiếu và nếu cần bổ sung bằng đường uống thì bạn cũng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ, vì nếu bổ sung quá thừa iod thì có thể gây ra cường giáp, rất nguy hiểm.

Tránh xa các tác nhân có tia phóng xạ, tia X: Đây là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh về tuyến giáp trong đó có Basedow.

Chế độ sống lành mạnh: Không hút thuốc lá, không uống bia rượu quá nhiều. Tập thể dục đều đặn, ngủ sớm, khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/1 năm để có thể sớm phát hiện các yếu tố nguy cơ gây bệnh nói chung.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X