Hotline 24/7
08983-08983

Basedow và các xét nghiệm cần thiết 

Bệnh cường giáp Basedow hay còn gọi là bệnh Graves, bệnh Parry, là bệnh gây ra bởi sự rối loạn miễn dịch dẫn đến việc sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Mặc dù có một số rối loạn khác gây bệnh Cường giáp, nhưng bệnh Basedow được cho là phổ biến nhất trong nhóm bệnh này. Vì vậy, khi xuất hiện một số dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến bệnh viện khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh.

I. TrAb (định lượng kháng thể tuyến giáp TSH Receptor antibodies)

Khi mắc bệnh Basedow cơ thể sẽ tự xuất hiện ba loại kháng thể là TRSAb (kích thích), TRNAb (trung gian), TRBAb (ức chế). Ba loại kháng thể này có cấu trúc phân tử khác nhau dẫn đến thụ thể của TSH gắn với chúng tại các màng tế bào ở tuyến giáp có sự khác nhau.

Xét nghiệm TRAb sẽ xác định nồng độ TRAb trong máu, dựa vào nồng độ này để đánh giá bệnh nhân có tồn tại tự kháng thể TRAb hay không, đồng nghĩa với việc xác định xem bạn có mắc bệnh Basedow hay không.

Ba loại kháng thể kể trên chỉ có TRSAb và TRBAb có cạnh tranh với THS gây tác dụng không tốt do vậy chỉ có hai tế bào này ảnh hưởng đến các chức năng của tế bào tuyến giáp. TRNAb chỉ là một kháng thể trung gian do vậy không hề ảnh hưởng đến chức năng của tế bào tuyến giáp.

Đánh giá tỷ lệ TRSAb/TRBAb giúp ta chẩn đoán được mức độ nặng nhẹ của bệnh Basedow.

II. Xét nghiệm anti TPO (Thyroid peroxidase antibody)

Xét nghiệm này có thể được gọi bằng nhiều cái tên như: Thyroid Antibodies (Anti - TPO), Antithyroid Antibodies, Thyroperoxidase Antibodies (TPOab), Thyroid Stimulating Immunoglobulin (TSI),…

Xét nghiệm Anti - TPO là loại xét nghiệm chỉ số kháng thể Thyroid trong cơ thể. Kháng thể này là tự kháng thể tuyến giáp, phát sinh khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn các thành phần của tuyến giáp (các tế bào tuyến, các protein tuyến giáp) với các protein lạ, xảy ra hiện tượng “tự chiến đấu” giữa kháng thể tuyến giáp với các thành phần tuyến giáp. Hiện tượng này gọi là hiện tượng “tự miễn tuyến giáp”, dẫn đến hậu quả là tuyến giáp bị viêm mãn tính, tổn thương, rối loạn cơ năng tuyến giáp, nếu nặng và kéo dài dẫn đến suy giáp, ung thư tuyến giáp.

III. Đo thyroxine (T4)

T4 huyết thanh toàn phần là định lượng cả hormone tự do và hormone được mang bởi protein. Sự thay đổi về nồng độ các protein huyết tương gắn hormone tuyến giáp tạo ra những thay đổi tương ứng trong nồng độ T4 toàn phần, mặc dù nồng độ T4 tự do hoạt động sinh lí không thay đổi. Vì vậy, bệnh nhân có thể bình thường về mặt sinh lý nhưng có nồng độ T4 toàn thân bất thường. T4 tự do trong huyết thanh có thể được đo trực tiếp, tránh được những sai lầm trong việc diễn giải nồng độ T4 toàn phần.

Chỉ số T4 tự do là một giá trị được tính toán hiệu chỉnh theo nồng độ T4 toàn phần do ảnh hưởng của việc thay đổi nồng độ các protein huyết thanh gắn hormone tuyến giáp và do đó ước tính nồng độ T4 tự do khi đã đo nồng độ T4 toàn phần. Tỷ lệ gắn hormone tuyến giáp hoặc sự hấp thu T4 nhựa được sử dụng để ước tính protein mang. Chỉ số T4 tự do có sẵn và so sánh tốt với phép đo định lượng trực tiếp T4 tự do.

Xem thêm: Top 10 địa chỉ điều trị bệnh basedow uy tín tại TPHCM

IV. Đo triiodothyronine (T3)

T3 huyết thanh toàn phần và T3 tự do đều có thể đo được. Do T3 gắn chặt chẽ với TBG (mặc dù ít hơn 10 lần so với T4), nồng độ T3 huyết thanh toàn phần bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nồng độ TBG trong huyết thanh và do các thuốc ảnh hưởng đến sự gắn kết với TBG. Nồng độ T3 tự do trong huyết thanh cũng được đo bằng các phương pháp trực tiếp và gián tiếp (chỉ số T3 tự do) như đã được mô tả đối với nồng độ T4 và là chỉ số chính đánh giá ngộ độc giáp.

V. Globulin mang thyroxin

TBG có thể định lượng được. Nó tăng lên trong thai kỳ, bằng liệu pháp estrogen hoặc sử dụng thuốc tránh thai bằng estrogen-progestin và trong giai đoạn cấp tính của bệnh viêm gan truyền nhiễm. TBG cũng có thể tăng lên do đột biến liên kết X trong gen mã hóa TBG. TBG thường giảm trong các bệnh làm giảm tổng hợp protein gan, sử dụng steroid đồng hoá, hội chứng thận hư và sử dụng corticosteroid quá nhiều. Liều lượng lớn các loại thuốc, như phenytoin và aspirin và các dẫn xuất của chúng, có thể tranh chấp với T4 tại các vị trí gắn trên TBG, làm giảm giả tạo tổng T4 huyết thanh.

VI. Tự kháng thể đối với peroxidase tuyến giáp

Các tự kháng thể với peroxidase tuyến giáp có mặt ở hầu hết các bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto (một số trong đó cũng có tự kháng thể với thyroglobulin) và ở hầu hết bệnh nhân mắc Basedow. Những tự kháng thể này là dấu hiệu của bệnh tự miễn nhưng có thể không phải là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, một loại tự kháng thể trực tiếp kháng thụ thể TSH trên tế bào nang tuyến giáp gây ra chứng cường giáp trong bệnh Basedow. Tự kháng thể kháng T4 và T3 có thể được tìm thấy ở bệnh nhân có bệnh lý tuyến giáp tự miễn và có thể ảnh hưởng đến đo nồng độ T4 và T3 nhưng hiếm khi có lâm sàng điển hình.

VII. Thyroglobulin

Tuyến giáp là nguồn dự trữ thyroglobulin duy nhất, có thể phát hiện được dễ dàng trong huyết thanh của người khỏe mạnh và thường tăng ở những bệnh nhân có bướu giáp nhiễm độc hoặc không nhiễm độc. Việc sử dụng nguyên tắc định lượng thyroglobulin huyết thanh là đánh giá bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc gần toàn bộ (có hoặc không sử dụng điều trị bằng iod-131) cho các ung thư tuyến giáp khác nhau. Các giá trị thyroglobulin huyết thanh bình thường hoặc tăng cao cho thấy sự hiện diện của mô tuyến giáp bình thường hoặc mô giáp ung thư ở bệnh nhân dùng liều ức chế TSH levothyroxine hoặc sau ngừng sử dụng levothyroxine. Tuy nhiên, các kháng thể với thyroglobulin làm nhiễu sự đo lường thyroglobulin.

Xem thêm: Top 10 địa chỉ điều trị bệnh basedow uy tín tại Hà Nội

VIII. Sàng lọc rối loạn chức năng tuyến giáp

Tầm soát bệnh tuyến giáp được khuyến khích cho tất cả trẻ sơ sinh để phát hiện suy giáp bẩm sinh, có thể làm suy giảm sự phát triển bình thường nếu không được điều trị.

Việc tầm soát định kỳ cho người lớn không có triệu chứng, kể cả phụ nữ mang thai không có các yếu tố nguy cơ đã biết đối với bệnh tuyến giáp không được khuyến cáo do không có đủ bằng chứng về lợi ích. Đối với những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ, TSH huyết thanh nên được đo và là xét nghiệm tốt nhất để tầm soát cả cường giáp và suy giáp.

Do sự gia tăng tỷ lệ hiện hành của suy giáp cận lâm sàng ở người cao tuổi, một số nhà chức trách khuyến cáo nên khám sàng lọc hàng năm cho những người > 70 tuổi, mặc dù không chắc chắn liệu việc điều trị cho những người lớn tuổi được phát hiện bị suy giáp cận lâm sàng có mang lại lợi ích gì hay không.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X