Chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng hô hấp
Những tháng hè thời tiết oi bức khiến tỉ lệ trẻ em khám bệnh và nhập viện vì các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp tăng đột biến.
Theo sự hiểu biết thông thường, nhiễm trùng đường hô hấp dễ xảy ra khi bị nhiễm lạnh, nên mới có từ “cảm lạnh” trong dân gian ! Vậy tại sao lại có hiện tượng này?
Nguyên nhân
Thật ra, trẻ vẫn có thể bị nhiễm lạnh ngay cả khi thời tiết nóng ! Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ vẫn nghĩ là trẻ còn yếu ớt, mỏng manh nên dù trời nóng thế nào, cha mẹ vẫn trùm lên đầu con một cái mũ len dày, khoác một cái áo len ấm và quấn thêm một lớp khăn cho khỏi…lạnh.
Trẻ nhỏ chưa biết nói, chỉ còn biết chống nóng bằng cách …đổ mồ hôi. Khi cha mẹ cởi bớt đồ ra để thay tã cho trẻ, mồ hôi của trẻ có đường bốc hơi ra ngoài. Nếu có một cơn gió nhẹ thoảng qua, mồ hôi bốc hơi ào ào, khiến trẻ bị nhiễm lạnh. Còn trẻ lớn thì sao ? Đang chơi hăng say mồ hôi túa ra đầm đìa, trẻ uống vội một cốc nước lạnh, hoặc ra quạt máy đứng, hoặc tắm nước lạnh,… cũng bị nhiễm lạnh.
Khi bị nhiễm lạnh, sức đề kháng của cơ thể suy giảm, các vi trùng và siêu vi có sẵn trong đường hô hấp bùng lên tấn công cơ thể. Triệu chứng thường gặp là sốt, ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, khàn tiếng. Sốt có thể là sốt nhẹ hoặc sốt cao. Đối với cảm lạnh thông thường hoặc viêm họng cấp, triệu chứng thường lui dần và khỏi bệnh trong vòng một tuần.
Tuy nhiên, có một tỉ lệ nhỏ bệnh lan xuống đường hô hấp dưới gây nên viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ hơn 3 tuổi. Do đó, khi trẻ bệnh, cha mẹ phải luôn chú ý theo dõi dấu hiệu bệnh trở nặng để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Vậy, dấu hiệu nào chứng tỏ bệnh trở nặng ?
Đó là khi trẻ bị khó thở, thở nhanh, thở co rút lồng ngực, thở có tiếng kêu bất thường, hoặc trẻ bị sốt cao co giật. Trẻ nhỏ hơn mà bỏ bú hoặc tím tái là nặng. Trường hợp này cần phải cấp cứu ngay.
Các trường hợp viêm hô hấp thông thường thì xử trí thế nào ?
Ho, sổ mũi, nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp. Chúng ta phải làm thông thoáng đường thở cho trẻ bằng việc lau mũi, hút mũi, nhỏ mũi thường xuyên. Thường là nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý trước, sau đó hút sạch bằng dụng cụ hút mũi. Nếu trẻ lớn thì bảo trẻ hỉ mũi ra.
Ho là triệu chứng khiến cho rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng, sốt ruột và mong có được loại thuốc thần diệu nào khiến cho trẻ uống vào là dứt được ho ngay. Lưu ý các bậc phụ huynh rằng ho là một phản xạ của cơ thể nhằm tống dịch tiết và các chất lạ ra khỏi đường hô hấp.
Nếu trẻ viêm phổi mà không thể ho được thì đàm nhớt cùng vi trùng sẽ vẫn còn nằm lại trong đường thở của trẻ, không bị tống xuất ra ngoài được. Chỉ đối với ho khan gây kích thích nhiều thì mới sử dụng thuốc ức chế ho. Các thuốc giảm ho nên dùng loại chứa thảo dược vì không gây tác dụng phụ nhưng tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nếu có sốt, cho trẻ uống thuốc hạ sốt và uống nhiều nước, sau đó đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế. Trong thời gian trẻ bệnh, cha mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ ăn bú như bình thường, chia nhỏ các cữ ăn trong ngày giúp tăng khả năng tiêu hóa và giảm bớt ói ọc. Nếu bắt trẻ ăn kiêng, trẻ sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để có sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Có biện pháp nào nhằm hạn chế mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp ?
Thứ nhất là phải tránh để trẻ bị nhiễm lạnh. Thứ hai là tránh ô nhiễm như khói, bụi ngoài đường, khói thuốc lá trong gia đình. Thứ ba là nên rửa tay sạch sẽ cho trẻ và cả cho người chăm sóc trẻ trước khi ăn.
Nên bỏ thói quen ho vào tay mà cần có khăn giấy để ho và hỉ mũi. Thứ tư là phải cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để bản thân trẻ có sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Đăng bởi : Bs Đặng Thị Kim Huyên-Phó khoa Hô hấp
Nguyên nhân
Thật ra, trẻ vẫn có thể bị nhiễm lạnh ngay cả khi thời tiết nóng ! Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ vẫn nghĩ là trẻ còn yếu ớt, mỏng manh nên dù trời nóng thế nào, cha mẹ vẫn trùm lên đầu con một cái mũ len dày, khoác một cái áo len ấm và quấn thêm một lớp khăn cho khỏi…lạnh.
Trẻ nhỏ chưa biết nói, chỉ còn biết chống nóng bằng cách …đổ mồ hôi. Khi cha mẹ cởi bớt đồ ra để thay tã cho trẻ, mồ hôi của trẻ có đường bốc hơi ra ngoài. Nếu có một cơn gió nhẹ thoảng qua, mồ hôi bốc hơi ào ào, khiến trẻ bị nhiễm lạnh. Còn trẻ lớn thì sao ? Đang chơi hăng say mồ hôi túa ra đầm đìa, trẻ uống vội một cốc nước lạnh, hoặc ra quạt máy đứng, hoặc tắm nước lạnh,… cũng bị nhiễm lạnh.
Khi bị nhiễm lạnh, sức đề kháng của cơ thể suy giảm, các vi trùng và siêu vi có sẵn trong đường hô hấp bùng lên tấn công cơ thể. Triệu chứng thường gặp là sốt, ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, khàn tiếng. Sốt có thể là sốt nhẹ hoặc sốt cao. Đối với cảm lạnh thông thường hoặc viêm họng cấp, triệu chứng thường lui dần và khỏi bệnh trong vòng một tuần.
Tuy nhiên, có một tỉ lệ nhỏ bệnh lan xuống đường hô hấp dưới gây nên viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ hơn 3 tuổi. Do đó, khi trẻ bệnh, cha mẹ phải luôn chú ý theo dõi dấu hiệu bệnh trở nặng để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Vậy, dấu hiệu nào chứng tỏ bệnh trở nặng ?
Đó là khi trẻ bị khó thở, thở nhanh, thở co rút lồng ngực, thở có tiếng kêu bất thường, hoặc trẻ bị sốt cao co giật. Trẻ nhỏ hơn mà bỏ bú hoặc tím tái là nặng. Trường hợp này cần phải cấp cứu ngay.
Các trường hợp viêm hô hấp thông thường thì xử trí thế nào ?
Ho, sổ mũi, nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp. Chúng ta phải làm thông thoáng đường thở cho trẻ bằng việc lau mũi, hút mũi, nhỏ mũi thường xuyên. Thường là nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý trước, sau đó hút sạch bằng dụng cụ hút mũi. Nếu trẻ lớn thì bảo trẻ hỉ mũi ra.
Ho là triệu chứng khiến cho rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng, sốt ruột và mong có được loại thuốc thần diệu nào khiến cho trẻ uống vào là dứt được ho ngay. Lưu ý các bậc phụ huynh rằng ho là một phản xạ của cơ thể nhằm tống dịch tiết và các chất lạ ra khỏi đường hô hấp.
Nếu trẻ viêm phổi mà không thể ho được thì đàm nhớt cùng vi trùng sẽ vẫn còn nằm lại trong đường thở của trẻ, không bị tống xuất ra ngoài được. Chỉ đối với ho khan gây kích thích nhiều thì mới sử dụng thuốc ức chế ho. Các thuốc giảm ho nên dùng loại chứa thảo dược vì không gây tác dụng phụ nhưng tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nếu có sốt, cho trẻ uống thuốc hạ sốt và uống nhiều nước, sau đó đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế. Trong thời gian trẻ bệnh, cha mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ ăn bú như bình thường, chia nhỏ các cữ ăn trong ngày giúp tăng khả năng tiêu hóa và giảm bớt ói ọc. Nếu bắt trẻ ăn kiêng, trẻ sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để có sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Có biện pháp nào nhằm hạn chế mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp ?
Thứ nhất là phải tránh để trẻ bị nhiễm lạnh. Thứ hai là tránh ô nhiễm như khói, bụi ngoài đường, khói thuốc lá trong gia đình. Thứ ba là nên rửa tay sạch sẽ cho trẻ và cả cho người chăm sóc trẻ trước khi ăn.
Nên bỏ thói quen ho vào tay mà cần có khăn giấy để ho và hỉ mũi. Thứ tư là phải cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để bản thân trẻ có sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Đăng bởi : Bs Đặng Thị Kim Huyên-Phó khoa Hô hấp
Theo bệnh viện Nhi Đồng 2
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình