Hotline 24/7
08983-08983

Cắt móng chân có thể khiến người bệnh đái tháo đường bị nhiễm trùng dẫn tới hoại tử bàn chân

Nhiều trường hợp bệnh nhân đái tháo đường do cắt móng chân đã gây ra vết trầy xước hoặc vết cắt gây nhiễm trùng và dẫn tới biến chứng bàn chân. Tuy nhiên, những bệnh nhân đái tháo đường khi có vết thương ở chân thường không tự phát hiện được do mất cảm giác. Những vết thương này dễ gây nhiễm trùng và hoại tử chỉ trong thời gian ngắn.

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường, là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả 2, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng.

Khi mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân không thể tự chuyển hóa các chất bột đường từ các thực phẩm ăn vào hằng ngày để tạo ra năng lượng, lâu dần gây nên hiện tượng tăng dần lượng đường tích tụ trong máu. Nếu lượng đường trong máu luôn ở mức cao sẽ làm gia tăng các nguy cơ bệnh lý tim mạch, đồng thời gây tổn thương ở nhiều cơ quan bộ phận khác như thần kinh, mắt, thận và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF) cũng đưa ra những con số thống kê đáng chú ý về thực trạng bệnh tiểu đường trên toàn thế giới như sau:

- Mỗi năm thế giới có khoảng 132.600 trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 1, chỉ tính riêng số trẻ em bị bệnh tiểu đường type 1 trong độ tuổi 0 - 19 tuổi là hơn 1 triệu.

- Hơn 21 triệu phụ nữ đang mang thai bị tăng đường huyết và dung nạp đường kém, chiếm tỷ lệ 1/6 tổng số phụ nữ mang thai.

- Khoảng 2/3 số bệnh nhân tiểu đường là người cao tuổi, tuy nhiên, số bệnh nhân tiểu đường trẻ tuổi cũng không ngừng gia tăng.

- Cứ 6 giây trôi qua sẽ có 1 người tử vong vì các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.

- Năm 2017, số bệnh nhân tử vong do tiểu đường là 4 triệu người. Chi phí điều trị bệnh tiểu đường toàn thế giới là 727 tỷ đô la, trở thành gánh nặng của toàn thế giới.

2. Biến chứng bàn chân đái tháo đường

Bản chất của bệnh đái tháo đường là tiến triển âm thầm, ít có các biểu hiện lâm sàng. Do vậy khi người bệnh phát hiện ra mắc đái tháo đường, bệnh đã tiến triển nặng. 

Thời gian người bệnh mắc đái tháo đường càng lâu, đường huyết không được kiểm soát tốt có thể gây ra các biến chứng mạn tính như: biến chứng mắt, thận, tim mạch, ngoài da… Trong đó có biến chứng nặng nề như biến chứng bàn chân đái tháo đường.

Với người bệnh đái tháo đường, hàm lượng đường trong máu cao dễ gây ra các tổn thương thần kinh ngoại vi. Từ biến chứng thần kinh ngoại vi dễ gây ra các biến chứng bàn chân.

Nhiều trường hợp bệnh nhân đái tháo đường do cắt móng chân đã gây ra vết trầy xước hoặc vết cắt gây nhiễm trùng và dẫn tới biến chứng bàn chân. Tuy nhiên, những bệnh nhân đái tháo đường khi có vết thương ở chân thường không tự phát hiện được do mất cảm giác. Những vết thương này dễ gây nhiễm trùng và hoại tử chỉ trong thời gian ngắn.

Khi cắt móng chân, người bệnh nên cắt nhẹ nhàng theo chiều ngang, sau đó dũa nhẹ nhàng để tránh các góc nhọn, cạnh sắc đâm vào ngón chân gây chảy máu, trầy xước.

Xem thêm: Top các dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường

3. Cách phòng ngừa biến chứng bàn chân đái tháo đường

Ngoài việc cực kỳ thận trọng trong việc cắt móng chân, người bệnh đái tháo đường cần lưu ý trong sinh hoạt để bảo vệ đôi bàn chân của mình bằng cách:

- Người bệnh đái tháo đường cần thường xuyên kiểm tra bàn chân. Người bệnh có thể sử dụng một chiếc gương để dễ quan sát phía dưới lòng bàn chân hơn.

- Nên lựa chọn giày, dép phù hợp với bàn chân. Trước khi đi giày, dép nên quan sát kỹ có vật lạ trong giày như sỏi, sạn, vật sắc nhọn dễ gây trầy xước chân hay không, đồng thời nên đi tất.

- Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm sau đó lau lại bằng khăn mềm.

- Tuyệt đối không đi chân đất bởi người bệnh thường không cảm nhận được nhiệt độ nóng lạnh hay cảm giác đau khi giẫm phải các vật sắc nhọn.

- Không tự xử lý các vết chai, sưng, loét hay phồng rộp ở bàn chân.

- Nếu luyện tập thể thao, người bệnh nên chọn những môn thể thao thân thiện với đôi bàn chân như đi bộ, bơi, đạp xe….

- Không nên ngồi một chỗ quá lâu dẫn tới trường hợp máu lưu thông kém ở bàn chân.

- Trong trường hợp có vết xước, móng chân hoặc thấy bàn chân có dấu hiệu sưng, đỏ… bất thường thì cần đến ngay bệnh viện,trung tâm y tế gần nhất để được xử lý bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X