Cao huyết áp “áo choàng trắng”
Cách đây khoảng ba năm tay tôi bị run, không thể cầm bút viết. Tôi đi khám được chẩn đoán thiếu kali, uống thuốc vài tháng kali ổn định trở lại và tay bớt run.
Khi mới khám huyết áp tôi bình thường (120/80) nhưng sau thời gian tái khám huyết áp tôi tăng dần từ 120/80 lên 140/80, mỗi lần đến bệnh viện kiểm tra huyết áp tăng 170/80, có lần huyết áp tăng 170/80 và mạch 175/phút.
Một vài bác sĩ tư vấn tôi bị cao huyết áp hội chứng “áo choàng trắng”. Vậy có phải tôi bị bệnh cao huyết áp và có thể điều trị được không?
(B.C.T.)
Nhiều bệnh gây hạ kali máu như: bị mất qua đường tiêu hóa do tiêu chảy hay nôn mửa; bị mất qua đường tiểu vì dùng thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp, do bệnh u tuyến thượng thận; ăn uống quá thiếu kali và trong bệnh hiếm như cường giáp basedow gây liệt chu kỳ do hạ kali máu, tình trạng máu nhiễm kiềm...
2. Huyết áp được quyết định bởi bốn yếu tố: sức bóp của tim, sức co, cường tính của mạch máu, thể tích của máu và độ nhớt của máu. Mọi nguyên nhân gây thay đổi bốn yếu tố này sẽ làm thay đổi huyết áp, đặc biệt khi lo lắng, stress, tức giận... nhịp tim tăng lên, mạch máu co thắt lại, hậu quả là sẽ bị cơn tăng huyết áp.
Tăng huyết áp “áo choàng trắng” để chỉ tình trạng tăng huyết áp do bệnh nhân bị stress trong môi trường bệnh viện, thấy thầy thuốc mặc áo choàng trắng. Hội chứng tăng huyết áp “áo choàng trắng” thể hiện các trị số huyết áp cao tại phòng khám hay bệnh viện, nhưng lại bình thường khi đo ở các thời điểm khác.
* Hồi 30 tuổi bạn bị run tay không thể cầm viết và xét nghiệm cho thấy thiếu kali máu, lúc đó đo huyết áp bình thường (120/80). Theo tôi, rất nhiều khả năng hai dấu chứng này là của bệnh cường giáp. Trong bệnh này kali máu giảm thấp và nhiều bệnh nhân bị liệt cơ chu kỳ do hạ kali. Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết và chuyển hóa để được tư vấn và xét nghiệm thêm, đặc biệt xét nghiệm các hormon tuyến giáp và tuyến thượng thận.
* Khả năng bạn bị tăng huyết áp “áo choàng trắng” rất rõ. Để chắc chắn chẩn đoán tăng huyết áp “áo choàng trắng”, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được tư vấn và đo huyết áp 24 giờ - đây là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán bệnh. Việc chẩn đoán xác định này rất quan trọng vì sẽ giúp bạn giảm gánh lo và không cần điều trị thuốc vô ích.
AloBacsi.vn
Theo Tuổi trẻ
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình