Hotline 24/7
08983-08983

Cách gì ngăn ngừa nhiễm khuẩn do bỏng?

Tôi vô ý bị nước nóng đổ vào cẳng tay, lúc đầu thấy rát, sau nổi phỏng nước tại chỗ bỏng nhưng đến ngày thứ hai, tôi lại làm vỡ phỏng nước này.

Vừa qua, khi pha nước tắm cho con, tôi vô ý bị nước nóng đổ vào cẳng tay, lúc đầu thấy rát, sau nổi phỏng nước tại chỗ bỏng nhưng đến ngày thứ hai, tôi lại làm vỡ phỏng nước này. Tôi nghe nói, khi bị vỡ phỏng nước rất dễ gây nhiễm khuẩn. Xin hỏi, tôi phải làm gì để tránh bị nhiễm khuẩn?

Nguyễn Hằng Nga (Phú Thọ)


Bỏng là tai nạn thường gặp trong sinh hoạt gia đình, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Thông thường, bỏng được chia làm 3 mức độ. Ở độ 1, bỏng chỉ tác động đến lớp biểu bì (là lớp da nông nhất ở trên cùng). Da chỉ bị ửng đỏ và tróc ra sau vài ngày (thí dụ như bỏng do tắm nắng ngoài bãi biển). Ở độ 2, bỏng tác động đến lớp chân bì tạo thành bóng nước nhưng một phần lớp chân bì vẫn còn nên da có thể tái tạo lại được. Ở độ 3, lớp da bị phá hủy hoàn toàn, có khi bỏng sâu tới cơ và xương.
 
Ảnh minh họa (nguồn Internet) 
 
Theo thư mô tả thì bạn đã bị bỏng độ 2. Khi bị bỏng, để làm dịu cơn rát và giảm nhiệt nhanh vùng bỏng, biện pháp hữu hiệu nhất là nhúng phần bị bỏng vào nước lạnh ngay lập tức, không bôi bất kỳ chất gì lên vết bỏng và tránh làm vỡ phỏng nước. Nếu những phỏng nước trên tay bạn đã bị vỡ, bạn nên rửa vết bỏng bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc nước sát khuẩn (như betadin), bôi thuốc mỡ chống nhiễm khuẩn rồi băng nhẹ vô khuẩn bằng gạc hoặc nếu để thông thoáng không băng thì phải giữ vết bỏng cho thật sạch để da mau lành.
 
Tuy nhiên, nếu thấy có dấu hiệu nhiễm khuẩn như da vùng bỏng bị đỏ lên sưng nề hoặc da quanh vết bỏng bị mất màu, vết bỏng có mùi hôi, đau hơn, có thể bị sốt thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được xử trí đúng cách.
AloBacsi.vn (Theo Sức khỏe & Đời sống)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X