Cách dời ngày kinh bằng thuốc tránh thai
Vì một lý do cá nhân phụ nữ muốn dời ngày kinh nguyệt nhằm chủ động ngày kinh nguyệt. Có rất nhiều cách để dời chu kỳ kinh nguyệt trong đó có uống thuốc tránh thai.
Vì một lý do cá nhân phụ nữ muốn dời ngày kinh nguyệt nhằm chủ động ngày kinh nguyệt. Có rất nhiều cách để dời chu kỳ kinh nguyệt trong đó có uống thuốc tránh thai. Vậy ai không được sử dụng phương pháp này, áp dụng như thế nào cho đúng?
Trong trường hợp bạn đang uống thuốc tránh thai: Nếu sử dụng thuốc tránh thai loại 21 viên thay vì nghỉ 7 ngày, thì không nghỉ mà tiếp tục uống luôn vỉ tiếp theo. Khi nào muốn có kinh cần tạm ngưng uống thì sau 3 - 5 ngày sau hiện tượng ra kinh bình thường. Nếu bạn đang uống thuốc loại vỉ có 28 viên thì trong đó có 7 viên khác màu đó là viên thuốc bổ sắt, ta không nên uống mà tiếp tục uống vỉ tiếp theo.
Nếu không sử dụng thuốc tránh thai, việc dời ngày kinh tốt nhất là uống ngay từ lúc có kinh ngày đầu tiên và uống liên tục mỗi ngày 1 viên vào 1 giờ nhất định trong vòng 3 tuần loại vỉ 21 viên sau đó uống tiếp luôn 1 tuần nữa, việc dời ngày kinh của bạn sẽ được như ý. Sau khi ngưng uống thuốc hiện tượng ra kinh sẽ xảy ra sau đó vài ngày.
Nếu bạn là người chưa lập gia đình, không để ý việc theo dõi ngày kinh, muốn dời ngày kinh, mà thời điểm kinh nguyệt qua rồi, thì bạn vẫn có thể uống viên tránh thai vào thời điểm trước có kinh 2 tuần, mỗi ngày uống 1 viên loại vỉ 21 viên và uống liên tục trong 3 tuần rồi ngưng.
Điều lưu ý, khi uống thuốc tránh thai để dời ngày kinh không nên uống chung các loại thuốc sau: thuốc chống co giật, barbiturate, tetracycline, rifampicin, than hoạt, một số thuốc nhuận tràng, các thuốc trị đái tháo đường vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Và khi sử dụng phương pháp này có thể có một số biểu hiện của tác dụng phụ như: Buồn nôn, nhức đầu, lên cân nhẹ, căng ngực, thay đổi tâm tính, có thể ra huyết âm đạo ít ở giữa thời điểm uống thuốc.
Những trường hợp tuyệt đối không được sử dụng phương pháp này là phụ nữ mắc một số bệnh như: Bệnh suy gan, xuất huyết âm đạo chưa xác định nguyên nhân, bệnh tăng lipoprotein huyết, thiếu máu hình cầu liềm, thiếu máu tán huyết mãn tính, bệnh huyết khối động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, tăng huyết áp độ II - III, bệnh Lupus ban đỏ, bệnh ung thư vú, tăng sản nội mạc tử cung.
Theo BS Nguyễn Hữu - Sức khỏe và Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình