BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh tư vấn về bệnh ung thư phổi
BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh - Trưởng trung tâm Ung bướu và y học hạt nhân, BV Nhân Dân 115 sẽ tham gia buổi tư vấn trực tuyến vào chiều 18/7, chủ đề “1001 điều cần biết về ung thư phổi”.
BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh -Trưởng trung tâm Ung bướu và y học hạt nhân - BV Nhân Dân 115
Tại buổi tư vấn trực tuyến với chủ đề “1001 điều cần biết về ung thư phổi”, BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh sẽ chia sẻ với bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về phòng tránh và tầm soát, phát hiện sớm cũng như các phương pháp điều trị tân tiến và hiệu quả đối với bệnh ung thư phổi.
Mời bạn đọc có thắc mắc về bệnh ung thư phổi gửi câu hỏi về chương trình để được BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh giải đáp tại buổi tư vấn trực tuyến diễn ra từ 14g - 16g chiều thứ hai, ngày 18/7.
Chụp X - quang có làm cho tia X vào người, nếu chưa bị ung thư mà chụp nhiều lần cũng nguy hiểm, có thể thành ung thư? Xin chân thành cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian tư vấn.
Cho tới giờ phút này chụp X-quang chưa có chứng minh nào cho thấy có thể gây ung thư phổi, nhưng nó có thể là yều tố nguy cơ với bệnh ung thư hệ tạo huyết (ung thư máu, bệnh bạch cầu)...
Thưa bác sĩ,
Từ bao nhiêu tuổi trở lên nên đi chụp X-quang hàng năm để tầm soát ung thư phổi? Có cách nào khác để phát hiện ung thư phổi mà không cần chụp X-quang, như có thể thử máu mà phát hiện bệnh? Cảm ơn bác sĩ nhiều.
Bạn đọc: Vân Anh - Hà Nội Bác sĩ ơi, ung thư hay diễn tiến rất âm thầm. Vậy ung thư phổi có dấu hiệu gì báo trước không bác sĩ ơi? Các triệu chứng báo hiệu ung thư phổi? Khi có dấu hiệu nào đầu tiên cần đi kiểm tra tầm soát ung thư phổi ạ? Bạn đọc: Thanh Hà, ngân hàng Đông Á, quận Bình Thạnh TPHCM Bạn đọc có email: hungthinh…@gmail.com Nếu giai đoạn đầu phát hiện, bệnh nhân có thể sống thêm tối đa bao nhiêu năm? Trung bình bệnh nhân ung thư phổi sống thêm được bao nhiêu năm nếu điều trị tốt ạ? Bạn đọc có email: phuocthinh11…@gmail.com Tôi có chứng kiến 2 ca ung thư, người qua Singapore điều trị thì cũng bị ung thư phổi mà sống khỏe 5 năm nay, 1 người điều trị ở VN thì mới hơn 1 năm mà thấy yếu lắm rồi. Chúng tôi băn khoăn, phương pháp điều trị ung thư của VN hiện có khác những năm trước? Xin bác sĩ cho biết, hiện nay phác đồ điều trị ung thư của VN có theo kịp các nước tiên tiến không ạ? Vì sao nhiều bệnh nhân ung thư ra nước ngoài điều trị đều khỏe mạnh và dường như sống lâu hơn? Không có chuyện bệnh nhân qua Sing mà bệnh nhân sống lâu hơn, đây là sự so sánh khập khiễng, còn tùy thuộc rất nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, thể trạng… Hiện tại điều trị ung thư ở VN đã khác trước rất nhiều, đã dần theo kịp với các nước tiên tiến. Ung thư phổi vấn đề phẫu thuật, hóa trị ở VN đã làm rất tốt, không có nghĩa ra nước ngoài điều trị là sống lâu. Bạn đọc: Cần Phước - Quận 9, TPHCM Bạn đọc: Nguyễn Hòa - TPHCM Tại Trung tâm Ung bướu BV 115 có cập nhật phương pháp điều trị ung thư mới nhất trên thế giới. Cụ thể chúng tôi đã có sắm được máy PET-CT để tầm soát đánh giá bệnh nhân trong quá trình điều trị cũng như trước điều trị. Bạn đọc: Nguyễn Hồng Phương - Tiền Giang Phương pháp xạ và hóa trị khác nhau thế nào, thưa bác sĩ? Vì sao có ca ung thư bác sĩ cho xạ, có ca lại cho hóa trị. Có trường hợp nào vừa hóa vừa xạ trị? Bạn đọc: Tấn Thành - Cty điện lực Thanh Hóa Chế độ ăn của người bệnh ung thư đang điều trị xạ trị và hóa trị có cần kiêng món gì đặc biệt? Có thể uống song song thuốc đông y khi đang xạ và hóa trị không, thưa BS? Cảm ơn bác sĩ nhiều. Theo tây y đang điều trị xạ trị và hóa trị không cần kiêng nhưng trong quá trình hóa trị xạ trị cần ăn uống đầy đủ vì trong quá trình này bệnh nhân rất mất sức. Với bệnh nhân ung thư thì chúng tôi khuyên không cần kiêng cữ. Bạn có thể tham khảo thêm, bài tư vấn rất chi tiết của TS.Phan Minh Liêm - Viện ung thư Anderson Hoa Kỳ - hướng dẫn rất kỹ các món người ung thư có thể ăn và không nên ăn:
Trung tâm ung bướu BV Nhân dân 115 có thể điều trị tất cả các loại ung thư không, thưa ông? Trong điều trị ung thư, máy móc rất quan trọng, hiện nay Trung tâm mình có các loại máy nào để điều trị cho bệnh nhân?
Xin bác sĩ giới thiệu vài nét về nhân sự của Trung tâm ung thư BV nhân dân 115 và thế mạnh của Trung tâm? Trung tâm chuyên trị những ung thư nào ạ?
>> “Thay đổi những thói quen nhỏ có thể giảm 2/3 nguy cơ ung thư”
Bạn đọc: Châu Long - Bình Dương Ông nội em hút thuốc lá thường xuyên, cả nhà ngăn mãi không được. Ông ho nhiều, em nên cho ông đi thử đàm hay chụp X-quang trước? Có cách gì lọc phổi hay có cách gì để phòng chống ung thư phổi cho người nghiện hút như ông em không ạ? Hiện tại không có cách nào lọc phổi. Đối với ông nội em có tiền căn hút thuốc nhiều như vậy thì nên đi kiểm tra. Em nên cho ông nội đi chụp CT Scan liều thấp để tầm soát sớm ung thư phổi, em nhé. Bạn đọc Trúc Giang - Phú Yên Thưa bác sĩ, các bệnh ở phế quản phổi, như sẹo xơ do lao, nhồi máu phổi, viêm phổi hoặc bệnh bụi phổi, có khả năng biến thành ung thư không? Chị em là giáo viên, từng bị sẹo do lao phổi, vậy giờ nên làm gì để ngăn ngừa bệnh phổi, bệnh ung thư phổi? Bạn đọc: Mạnh Đức - Bình Dương Thưa BS Ngọc Anh, Nhà em có ông cậu qua đời vì ung thư phổi và phế quản hồi đầu năm nay. Ông có 3 chị gái cùng cha khác mẹ thì 1 bà đã mất vì ung thư dạ dày, 1 bà nữa cũng mất vì ung thư phổi. Xin hỏi BS, bây giờ các con và cháu của ông nên tầm soát thế nào hay dùng thuốc gì để phòng ngừa ung thư không? Cảm ơn BS rất nhiều! Bạn đọc có email: nhitruong…@gmail.com Chào BS, Em nghe nói ở một số BV tại VN có triển khai đốt u phổi bằng sóng cao tần. Xin BS Ngọc Anh cho biết ung thư phổi giai đoạn mấy có thể áp dụng phương pháp này? Sau điều trị thì nguy cơ tái phát có cao không? Em cũng có tìm hiểu thì được biết Trung tâm Ung bướu của BV 115 không triển khai phương pháp này, vì sao vậy ạ? Em cảm ơn BS! Việc sử dụng sóng siêu âm cao tần vào trong điều trị một số bệnh ung thư đã được áp dụng phổ biến tại VN. Ung thư phổi giai đoạn sớm cũng là 1 cách trong điều trị. Việc điều trị sóng siêu âm cao tần chưa được phổ biến với ung thư phổi, mà ở trong giai đoạn sớm phẫu thuật vẫn giữ 1 vai trò chủ đạo trong điều trị ung thư phổi, trừ khi bệnh nhân có những nguy cơ không thể phẫu thuật được thì mới sử dụng sóng siêu âm cao tần. Sau điều trị thì có những tỷ lệ tái phát khác nhau, do đó bạn cần theo dõi thường xuyên ở BS chuyên khoa. Bạn đọc: Lê Mai – Lâm Đồng Xin chào BS, Em đọc trên mạng thấy có phương pháp điều trị ung thư phổi bằng dao đông lạnh, BV 115 có làm kỹ thuật này không ạ? Xin BS giới thiệu thêm về kỹ thuật này, ưu và nhược điểm, thời gian bình phục, khả năng tái phát… sau khi điều trị bằng dao đông lạnh ạ? Cảm ơn BS rất nhiều! Dao đông lạnh cũng giống như việc sử dụng sóng siêu âm cao tần, phương pháp điều trị ung thư phổi bằng dao đông lạnh chưa được phổ cập tại VN. Dao đông lạnh thường dùng cho ung thư gan và ung thư tiền liệt tuyến, một số bệnh về não. Bạn đọc: Mạnh Dũng – Q. Gò Vấp, TP.HCM Vừa qua các trang báo sức khỏe xôn xao về trường hợp cả nhà bị ung thư gan. Xin hỏi BS Ngọc Anh có gặp trường hợp nào cả nhà bị ung thư phổi chưa? Ung thư phổi có tính chất gia đình không? Cảm ơn BS! Bạn đọc: Bích Hằng – BMT Chào BS, Bố em 60 tuổi, ngày xưa bố hút thuốc lá nhiều, mỗi ngày 1 gói. Em động viên bố em đi tầm soát ung thư phổi nhưng bố em không chịu đi. Bố em nói là ông đã bỏ thuốc 10 năm nay rồi mà vẫn khỏe mạnh bình thường nên không cần tầm soát. Em nên nói thế nào để thuyết phục bố em đi kiểm tra phổi ạ? Em cảm ơn BS! Chào BS Ngọc Anh, Tôi có người chị bị ung thư vú giai đoạn 3, điều trị bằng hóa trị trong 1 năm, nay đã ổn, chỉ cần 3 tháng đến BV lấy thuốc và kiểm tra 1 lần. Chị tôi sinh hoạt bình thường (chỉ hạn chế việc nặng), tóc mọc dài, người ngoài nhìn không hề biết là bệnh nhân ung thư. Lần kiểm tra gần đây nhất, trên phim X-quang phổi xuất hiện 1 nốt lạ to bằng cúc áo, BS vẫn chưa kết luận. Cả nhà tôi lo lắng chị bị di căn, nhưng cũng rất hồ nghi vì bệnh tình của chị tôi lâu nay đã rất ổn. Xin BS cho biết, những nốt bất thường ở phổi có thể là cái gì không phải ung thư không? Rất mong được BS Ngọc Anh tư vấn. Bạn đọc: Đỗ Văn Chung - Q.12, TP.HCM Đúng vậy, tỉ lệ nam nữ có thể khác nhau, theo thống kê trên thế giới 2,7 nam thì 1 nữ mắc căn bệnh này. Do đó, nữ giới vẫn có nguy cơ mắc ung thư phổi, có thể do nữ giới có hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với người hút thuốc. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi, bạn không hút thuốc nhưng thường xuyên tiếp xúc với người có hút thuốc thì vẫn có khả năng bị ung thư phổi. Bạn đọc có email: minhduc…@yahoo.com Bạn có thể cho chúng tôi biết thêm là giai đoạn 3A hay 3B? Nếu giai đoạn 3A thì khả năng sống sẽ cao hơn vì giai đoạn này vẫn còn có thể phẫu thuật được. Còn với giai đoạn 3B thì khả năng sẽ khó hơn nhiều. Thường thì khả năng sống sau 5 năm của giai đoạn 3A và 3B là nhỏ hơn 20%. Chào BS Ngọc Anh! BS cho tôi hỏi, người bị bệnh ung thư phổi đã di căn sống được bao lâu? Ung thư phổi thường di căn vào các cơ quan: gan, xương, não… Tùy theo di căn ở mỗi 1 cơ quan mà tiên lượng sống của bệnh nhân sẽ giảm theo chiều hướng khác nhau. Nói chung bệnh nhân di căn thì thời gian sống không quá 1 năm.
Bạn đọc: Tuấn Đạt - trandat…@gmail.com
Chào bác sĩ, tôi hút thuốc được 7 năm rồi không biết có bị ung thư phổi hay không? Có những tác nhân nào gây ra ung thư phổi cao?
Hút thuốc là nguyên nhân gây ung thư phổi, và khi bạn hút thuốc thì nguyên nhân này càng cao, vấn đề là bạn cần phải đi tầm soát bệnh.
Bạn đọc: Hùng Nguyên - nguyenhungtuan…@gmail.com
Có cách nào để phát hiện sớm ung thư phổi không, thưa BS?
Cách phát hiện sớm ung thư phổi là bạn phải đi tầm soát, nếu bạn có các yếu tố nguy cơ.
Chào bác sĩ, bác sĩ cho tôi hỏi bị ung thư phổi thì còn sống được bao lâu? Chế độ ăn uống cho người ung thư phổi ra sao?
Bạn phải nói rõ giai đoạn ung thư phổi của bạn là giai đoạn nào thì mới biết được thời gian sống là bao nhiều. Chế độ ăn cho người ung thư phổi là chế độ ăn nhiều đạm, nhiều chất oxy hóa để tăng sức miễn dịch và tăng cường sức khỏe để bệnh nhân tiếp tục theo đuổi quá trình điều trị.
Bạn đọc: Thành Hưng - THCM
Chào bác sĩ, tôi không có thói quen hút thuốc, nhưng tôi thường xuyên hít phải khói thuốc từ những người xung quanh, không biết như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không ạ? Như vậy có nguy cơ bị ung thư không, thưa bác sĩ?
BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh
Chắc chắn bạn cũng là một trong những người có yếu tố ung thư phổi vì bạn phải sống trong môi trường có người hút thuốc.
Bạn đọc: Trương Minh Tuấn – tuanminh…@gmail.com
Chào bác sĩ, bác sĩ cho tôi hỏi phác đồ điều trị ung thư mới nhất hiện nay, chi phí điều trị có nhiều không ạ?
Phác đồ ung thư mới hiện tại đã có rất nhiều, vấn đề nằm ở chỗ các xét nghiệm của tế bào ung thư, đặc biệt các xét nghiệm về sinh học phân tử có được thực hiện không để từ đó chúng ta biết các đột biến của sinh học phân tử rồi đưa ra các biện pháp điều trị hữu hiệu.
Bạn đọc: Hồng Minh - Long Thành, Đồng Nai
BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh
Cách phòng bệnh tốt nhất là bạn nên có chế độ khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm các bệnh chứ không chỉ riêng ung thư, bạn nhé.
Bạn đọc: Trịnh Đình Khải - An Giang
Thưa BS,
Mẹ em 70 tuổi. Vừa rồi có khám ở bệnh viện tỉnh. Bác sĩ xác định là bị ung thư di căn biểu mô màng phổi phải. Chẩn đoán có khối u 7cm ở vùng giữa phổi phải. Gây tràn dịch phổi phải 107mm. Hiện tại khi được rút bớt dịch ra thì mẹ em cảm thấy dễ chịu. Ăn uống bình thường. Sức khỏe tạm ổn. Em rất lo cho mẹ, BS ạ.
Em xin hỏi BS là mẹ em có thể phẫu thuật cắt bỏ phổi phải được không? Tỉ lệ thành công là bao nhiêu. Và thời gian sự sống như thế nào. Hoặc dùng phương pháp hóa xa trị thì kết quả như thế nào? Rất mong BS tư vấn giúp em với ạ.
Mẹ bạn bị ung thư phổi, màng phổi đã có di căn (do bởi có tràn dịch màng phổi) thì việc điều trị phẫu thuật không được đặt ra mà lúc này vấn đề điều trị bằng thuốc là quan trọng, còn việc áp dụng phương pháp hóa xạ đồng thời ở trong giai đoạn này chỉ là điều trị các biến chứng do ung thư phổi gây ra (biến chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên, biến chứng phù áo khoác, di căn não, di căn xương…).
Bạn đọc: Lê Văn Sang - lesang…@gmail.com
Ung thư vòm họng liên quan hút thuốc và uống bia rượu. Ở độ tuổi của bạn 26 tuổi là còn rất trẻ, tuy nhiên BS nghĩ ung thư vòm họng của bạn có thể có nguyên nhân từ vi trùng HPV. Stress và suy nhược cơ thể là yếu tố gây suy giảm hệ thống miễn dịch khiến cho các yếu tố nguy cơ ung thư phát triển từ đó gây ra bệnh. Thời gian ủ bệnh của bệnh ung thư vòm họng trung bình từ 3-6 tháng, nhưng với một số người cũng có thể là 1 năm.
Em bị ung thư trực tràng đã phẫu thuật, đi tái khám nội soi sinh thiết, kết quả là loạn sản tuyến mức độ vừa, cái này có phải triệu chứng tái phát lại bệnh không, thưa BS? Em cảm ơn ạ.
Hiện tại bố cháu vì quá lo lắng nên ăn uống cũng kém hẳn, ngủ không ngon giấc. Vậy nên cháu muốn nhờ bác sĩ phân tích sơ lược giúp cháu xem khối u của bố có khả năng cao là u gì ạ? Chế độ ăn uống ra sao để giúp bố cháu mau hồi phục. Xin cảm ơn BS.
Bác của cháu đã bị ung thư di căn cột sống do đó mới gây liệt từ bụng trở xuống, vấn đề là cháu phải xin ý kiến BS xem có cần xạ trị để giảm bớt các triệu chứng yếu liệt chứ tập vật lý trị liệu không có vai trò, cháu nhé.
Bệnh nhân ung thư khi điều trị bệnh BHYT hỗ trợ 80%, trái tuyến 30% cho các loại thuốc cũng như xạ trị.
Bạn đọc: Nguyễn Đức Trung – trungtran…@gmail.com
Bố tôi bị ung thư phổi, đã phẫu thuật tháng 2/2016. Nay đi kiểm tra lại, bệnh đã bị di căn lên não có 3 u. Xin chuyên gia tư vấn giúp bệnh tình của bố tôi và cách điều trị hiệu quả. Bố tôi sống được bao lâu nữa? Xin cảm ơn BS
Bạn đọc: Hoang Thi Du - Cao Bằng Đối với ung thư lưỡi thì tùy vào vị trí ở lưỡi mà phẫu thuật được hay không. Còn bố cháu ung thư giai đoạn cuối nghĩa là đã có di căn thì vấn đề phẫu thuật không đặt ra mà chỉ điều trị bằng thuốc hoặc xạ trị để giảm nhẹ triệu chứng. Bạn đọc: Phan Thị Huyền - Hà Nội Bạn đọc: Thu Ngọc - chuthi…@gmail.com BS cho cháu hỏi bệnh nhân ung thư đang hóa trị, khi bị cảm cúm thì vẫn uống thuốc trị cảm cúm như bình thường được không ạ? Hay phải uống loại nào ạ? Bệnh nhân ung thư vẫn có thể sử dụng thuốc cảm như bình thường, bạn nhé.
AloBacsi.com
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình