Hotline 24/7
08983-08983

BS Lương Lễ Hoàng giải đáp: Dùng bài thuốc lợi mật sao cho đúng?

"Lợi mật, lợi đủ điều" là một trong những chủ đề mà BS Lương Lễ Hoàng rất tâm đắc. Để biết mật khỏe lợi cho ai? Làm sao để túi mật luôn hoàn tốt nhiệm vụ?... mời bạn đọc cùng theo dõi chương trình tư vấn phát sóng vào ngày 6/11/2019.

PHẦN 1: TRÒ CHUYỆN VỚI MC KIM ÁNH

MC Kim Ánh: Gan mật là tiếng kép diễn tả chính xác thế “môi hở răng lạnh”. Nhưng thường hễ bàn đến gan ít ai nghĩ đến mật, nói chính xác hơn, đến tầm quan trọng của công đoạn liên hoàn từ tạo mật trong gan, chuyển mật xuống túi mật rồi tải mật xuống ruột non.

Bác sĩ nếu chọn đề tài “Lợi mật, lợi đủ điều” chắc chắn bệnh lý đường mật phải quan trọng thế nào đối với sức khỏe cộng đồng. Xin bác sĩ cho biết có phải đó là đòn bẩy cho chương trình giao lưu trực tuyến hôm nay?

Nếu nói ngôn ngữ của thương mại nhiều khi làm cho người ta hiểu lầm, ngành y muốn phục vụ sức khỏe cũng phải cần một số khách hàng đông đảo. Người ta không nên bàn về những căn bệnh theo kiểu trăm ngàn người mới có 1 bệnh.

Sở dĩ tôi chọn đề tài gan mật, mà chắc chắn còn phải chọn nhiều lần nữa là vì người bệnh gan ở xứ mình rất cao. Trong đó, tỷ lệ những người mắc bệnh có liên quan đến đường dẫn mật là nguyên nhân - hệ quả cũng tương đối cao.

Đáng nói là tỷ lệ những người vì trục trặc trên đường gan, mật mà bị một bệnh khác hoặc bị một bệnh khác nhưng vì trục trặc trên đường gan mật nên điều trị không được hiệu quả như mong muốn số đó còn cao hơn nữa.

Vậy khi tập hợp cả 4 nhóm đối tượng đó lại thì thấy số người cần có hệ thống gan mật hoạt động, vận hành lưu thông, thoải mái, đúng với nhịp sinh học số đó rất cao nếu so sánh trên dân số của xứ mình. Nói cách khác nếu gan, mật mà thông thì chắc chắn phải thoáng nhiều chuyện khác.

Chắc cô Kim Ánh cũng như quý khán giả cũng đồng tình rằng một công mà được nhiều việc điều đó sẽ thoải mái hơn một công chỉ một việc hay một công mà chẳng được việc gì hết.

Đó là trọng điểm của đề tài hôm nay. Trong 60 phút tôi sẽ cố gắng đưa những thông tin ngắn gọn nhưng cụ thể để nhiều người không chỉ biết cách bảo vệ gan, mật của mình mà còn để gan và mật tay trong tay đồng hành với nhau giống như cô Kim Ánh đã nói "Gan mật là tiếng kép".

MC: Vì sao trong gan phải có mật cho dù “tình duyên lận đận” “kẻ ở người đi”?

Thật sự, diễn tả một đoạn phim lâm li bi đát như cô Kim Ánh nói thì gan mật không phải gắn kết với nhau. Gan, mật rõ ràng phải mật thiết nhưng cái khổ là sớm muộn cũng phải có kẻ ở, người đi, sự chia li này đôi khi là cần thiết cho sức khỏe.

Nếu nhắc về gan mà không có mật thì không trọn vẹn. Nói chi đến chuyện sức khỏe, về món ăn thôi, sở dĩ khi xào, nấu gan động vật nó có vị hơi nhờn nhợn là vì trong gan luôn luôn phải có mật.

Sở dĩ gan có mật không phải vì khẩu vị mà tế bào gan biết rõ gan là cơ quan giải độc, phải tiếp nhận tất cả những hoạt chất vào trong cơ thể dù tốt xấu thế nào thì cũng phải về gan xử lý để biến thành một chất mà trên đường đào thải không gây hại cho cơ thể.

Hay nói cách khác, gan ưa hay không ưa thì cũng phải tiếp xúc với vô số độc chất ở đủ mọi dạng. Sau khi xử lý xong, gan cũng biết rõ phải làm sao để các chất đó ra khỏi lá gan càng sớm càng tốt, bởi vì càng bịn rịn thì cuối cùng cũng chỉ đưa đến chuyện trục trặc thôi.

Do đó, gan phải cần một chất chuyên chở có độ nhờn lý tưởng, có khả năng kết dính tất cả những tạp chất, phế phẩm để theo đường dẫn mật ở trong gan đi ra khỏi gan và xuống đến túi mật.

Chính vì vậy, gan phải luôn luôn có mật, tạo ra mật nhưng mật đừng ở lại quá lâu như gan, bởi vì càng ở lâu thì càng mau sinh trục trặc.

MC: Vì sao mật dù lưu luyến thế nào cũng phải rời gan cho sớm?

Gan và mật khi mới gặp nhau cũng không nhất thiết phải chia tay liền, bởi vì một bộ phim mà thiếu điều trắc trở chắc không hấp dẫn. Nhưng mật càng ở lâu trong gan sẽ dẫn đến tình trạng ứ mật trong gan, lúc này những tạp chất nằm trong mật cộng luôn với chính chất mật nó trở thành những chất kích ứng tế bào gan.

Khi đó, các thực bào, bạch cầu, đặc biệt là tế bào mang tên Kupffer luôn phản ứng rất nhanh với những có nguy cơ xảy ra trong gan. Kết quả là nó quay lại tìm cách tiêu diệt tạp chất, nhưng đồng thời cũng tấn công luôn tế bào lành mạnh.

Tình trạng ứ mật, thậm chí còn có hẳn ra một loại bệnh viêm gan không phải do uống rượu hay ngộ độc chất nào hết mà viêm gan do ứ mật, tức là viêm gan do chính dòng mật gây ra, vì mật ở lại trong gan quá lâu.

Khi một lá gan khỏe mạnh tạo ra mật, người ta quan sát thấy mật sẽ không chảy với vận tốc ào ạt nhưng liên tục để đưa lượng mật đã đủ tạp chất xuống túi mật, trong khi tế bào gan tiếp tục tạo ra dòng mật mới. Vì thế dòng mật có mặt trước đó cần đi sớm để có chỗ cho dòng mật mới tiếp tục di chuyển, nếu không sẽ gặp phải tình trạng giống như thành phố chúng ta, đó là kẹt xe.

MC: Vì sao mật cần được tích lũy trong túi mật? Nhờ đâu mật từ đó xuống ruột từng đợt khi có nhu cầu?

Nếu dòng mật ở trong gan chảy xuống thẳng ruột non nghe thấy có vẻ êm xuôi nhưng thực sự là vô ích.

Vô ích là vì lượng mật tham gia vào quá trình biến dưỡng chất béo ở đường tiêu hóa. Sau khi thức ăn từ đường tiêu hóa xuống đến ruột non thì những thành phần chất béo đó phải được phân giải ra dạng nhỏ hơn để thẩm thấu hoặc theo đường ruột già mà ra ngoài.

Như vậy, khi mật từ gan đổ xuống theo kiểu nhỏ giọt thì chắc chắn không xảy ra trục trặc gì nhưng nó trở nên vô nghĩa vì với lượng đó khi xuống đến ruột sẽ không đủ để tham gia vào quá trình biến dưỡng chất béo. Do đó, cơ thể khéo hơn, trữ nó lại trong túi mật. Tùy theo nhu cầu của cơ thể mà cơ vòng đóng giữa túi mật và ruột non sẽ mở ra. Đồng thời, túi mật sẽ co thắt để đẩy 1 lượng mật xuống ruột mà hàm lượng vừa đủ để tham gia trong tiến trình biến dưỡng chất béo.
Có thể nói, chuyện giữ mật lại trong túi mật thật sự là một bước đi chiến thuật của lá gan, khi nào cần thì đưa xuống lượng đầy đủ chứ không phải đưa chỉ để làm màu, đưa rỉ rả mà không có công dụng gì hết. Do đó, người ta rất cần công đoạn trữ mật lại, chỉ có điều nếu trữ quá lâu thì mật sẽ ứ lại, cản trở dòng mật mới từ trong gan xuống. Đồng thời khi đã bị ứ lại thì cách mấy nó cũng quẹo đường này, quẹo đường kia và khi đó sinh ra lắm điều thị phi.

MC: Chuyện gì xảy ra nếu mật kẹt lại trong túi mật?

Khi dòng mật từ trên gan xuống đến túi mật, vì một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như cơ vòng chịu trách nhiệm mở túi mật để đổ mật xuống ruột bỗng nhiên giận hờn không chịu thực hiện nhiệm vụ hay niêm mạc của túi mật bị viêm dẫn đến phù nề sẽ gây ra chuyện cản trở dòng mật chạy một cách thông thoáng.

Thứ nữa là gan đổ xuống mật vẫn bình thường nhưng giữa đường gặp chướng ngại là viên sỏi túi mật, khi đó mật sẽ bị cản trở, không xuống được ruột. Ban đầu có thể chỉ là một lượng ít nhưng lâu dần sẽ nhiều hơn, lượng mật ứ lại làm căng túi mật. Khi đó sẽ có 2 chuyện xảy ra. Một là khi túi mật quá căng sẽ xảy ra cơn đau, gọi là cơn đau sỏi túi mật. Tốt nhất chúng ta đừng nên trải qua nó, vì trong y khoa hay gọi là cơn đau tá hỏa, như dao cắt trong bụng, ai đã có một lần trải qua chắc sẽ khó quên. Vì vậy, người ta cần làm sao để đừng xuất hiện viên sỏi cản đường.

Hai là khi lượng mật cao ở trong túi mật lâu thì mật sẽ dội ngược lại, xuyên qua túi mật lọt vào dòng máu. Lượng mật trong máu cao giống như một tình trạng ngộ độc, mà ngộ độc trầm trọng nữa là khác. Vì những chất như muối mật làm cho mật có vị đắng, màu vàng đối với cơ thể là chất kích ứng và tình trạng ứ mật trong máu khiến da trở nên vàng vọt, niêm mạc, tròng mắt cũng vàng... Đây là điểm bắt đầu cho một tiến trình, thậm chí vô cùng phức tạp và để lại hệ quả nghiêm trọng.

MC: Tình trạng tăng mật trong máu dẫn đến hậu quả nào nghiêm trọng?

Mật là môi trường chứa các tạp chất, phế phẩm và đó đa số các phế phẩm có tính axit. Trong khi dòng máu của mình cần hơi kiềm một chút chứ không thể chua được. Sự hiện diện của mật trong máu sẽ làm mất đi quân bình kiềm toan khiến dòng máu trở nên chua hơn, nhiều axit hơn.

Khi đó nó kéo theo một chuỗi biến đổi khác, gọi là rối loạn hằng số sinh học. Những biến đổi này không chỉ gây ra tình trạng viêm gan, vàng da vì ứ mật mà đồng thời còn có thể xuất hiện những dấu hiệu mơ hồ hơn, chẳng hạn như bệnh nhân sẽ thấy mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, dễ bị dị ứng...

Tất cả những tình trạng này khi làm xét nghiệm người ta sẽ thấy lượng mật trong máu cao hơn bình thường. Nhưng tình trạng này nếu không chẩn đoán chính xác thì bệnh nhân sẽ bị điều trị lệch tuyến. Có nhiều người điều trị bệnh ngoài da do ngứa mà không ngờ vì lượng mật trong máu cao hơn bình thường một chút thôi đã đủ khổ rồi.

Trái lại, khi người ta có cách nào đó giữ lượng mật xuống đến ruột một cách thông thoáng, lượng mật trong máu ở mức bình thường, cho dù có hơi sát mí trên đi nữa thì vẫn ở trong định mức làm không mất đi chất lượng của cuộc sống.

Vậy thì ở đây phải nói rõ, mật là một chất mà cơ thể rất cần nhưng vì lý do nào đó khiến nó chạy lạc đường, thay vì xuống ruột để tham gia vào tiến trình biến dưỡng chất béo lại quẹo sang ngõ khác thì sẽ mất công đủ thứ chuyện, mất công cho bệnh nhân, đồng thời cũng nhức đầu cho thầy thuốc.

MC: Để tránh mật đọng quá lâu túi mật, mật tăng quá cao trong máu, có nên đẩy mạnh thật nhanh, thật nhiều xuống ruột?

Trong cơ chế dược lý, làm sao để mở cơ vòng đồng thời làm túi mật co để tống lượng mật nhiều hơn bình thường xuống ruột. Nhiều người nghĩ áp dụng cơ chế này sẽ hiệu quả.

Thực tế, ngay cả trong tân dược rất ít dùng cơ chế này. Vì nếu không khám siêu âm trước đó thì không biết được viên sỏi túi mật nằm ở vị trí nào, chứ đừng nói chi nằm ngay vị trí đóng chốt ngay đường thoát xuống. Vì động tác co quá nhanh, quá mạnh của túi mật có thể đẩy viên sỏi xuống chỗ đó và gây kẹt, gây cơn đau tá hỏa phải vào cấp cứu. Trong trường hợp đó thầy thuốc không có chọn lựa nào khác ngoài thao tác ngoại khoa, có khi phải cắt bỏ luôn túi mật.

Vậy thì việc sử dụng các loại thuốc gây co thắt, ngay cả trong tây y hiện nay cũng khá dè dặt. May mắn là bên Đông y người ta sử dụng những bài thuốc nhuận gan lợi mật, điển hình như Kim Đởm Khang, nó có tác dụng đó nhưng không phải kiểu ào ạt mà là tác dụng thư giãn. Nó làm cho cơ vòng giãn ra nhẹ hơn và khi co thắt thì không đến độ gây trục trặc. Đồng thời khi giãn túi mật nó còn có tác dụng tiết mật. Kết quả là tác dụng lợi mật có thể hòa hoãn nhưng nhẹ nhàng và thoải mái. Nếu đạt tác dụng như vậy thì nên dùng.

Thêm điểm nữa là đừng dùng nó mà theo lý thuyết nói có sách. Khi sử dụng một sản phẩm phải xem nhà sản xuất đó có những công trình nhgiên cứu đã được công bố theo tiêu chí khách quan và thực nghiệm không? Nếu đã được công bố với tỷ lệ hiệu quả cao thì điều đó có nghĩa tỷ lệ an toàn cũng cao. Chứ đừng nghe nói cây thuốc nào đó làm tan sỏi tống mật xuống, thì mua cây đó mà không biết có phải hay không. Hoặc tự ý áp dụng mà không biết tiêu chuẩn thực sự nó hiệu quả hay không.

Điều tôi luôn nhắc nhở trong các chương trình đó là: Hiệu quả không chưa đủ, nó phải an toàn nữa. Mình uống một thứ thuốc hiệu quả mà không an toàn thì có khi hiệu quả chưa đạt tới mức mong muốn thì cái không an toàn đã gây hại, thậm chí còn nặng hơn bệnh lúc đầu.

Gan, mật có mối quan hệ mật thiết nhưng sớm muộn cũng phải có kẻ ở - người đi, sự chia li này đôi khi là cần thiết cho sức khỏe. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Trước khi dùng thuốc lợi mật nên lưu ý điều gì?

Nhiều bệnh nhân trước đến phòng khám, nhiều khi đã khám sức khỏe ở nơi khác, đã siêu âm rồi, đã phát hiện có sỏi rồi, và đến hỏi tôi có thứ thuốc nào đó để chữa hay không? Điểm quan trọng hiện nay, đó là nếu thầy thuốc sử dụng các dược thảo nhuận gan lợi mật không có hại, không gây hệ quả bất thường thì người ta yên tâm sử dụng.

Nhưng khéo hơn nữa là cần có đầy đủ những dữ liệu, chỉ số của người bệnh trước khi sử dụng, để sau một thời gian dùng đối chiếu xem lượng mật trong máu và men gan có giảm không, tình trạng tiêu hóa có cải thiện? Viên sỏi có nhỏ hơn không, có thêm viên sỏi mới không? Vì nhiều trường hợp lúc đầu chỉ có 1 viên sỏi, nhưng sau đó viên sỏi phân giải thành nhiều viên sỏi nhỏ, và có thể gây những hậu quả khó lường hơn.

Một thứ thuốc, hay bài thuốc cũng như vậy. Nếu đúng nghĩa nhuận gan lợi mật và an toàn thì sẽ thấy sỏi nhỏ hơn, biến thành dạng cát, dạng bùn thì đó là thứ thuốc khéo. Chứ không phải bẻ hoặc đập nát 1 viên lớn thành nhiều viên sỏi nhỏ nghĩa là hay, có khi đó lại là thao tác vụng về.

Trong dân gian có những bài thuốc kinh điển. Vấn đề là làm sao để lợi mật luôn là bài toán mà các khán giả và những người có trục trặc rất quan tâm. Bác sĩ có đề cập đến sản phẩm Kim Đởm Khang. Vậy sản phẩm này có những ưu điểm nào hay hơn so với các thuốc tân dược?

Kim Đởm Khang là tên của một bài thuốc chứ không phải sáng kiến gì mới mẻ. 45 năm trước tôi có làm một tiểu luận về tác dụng lợi mật của Kim Đởm Khang và giờ đang nằm trong thư viện của Trường ĐH Y Dược TPHCM. Kim Đởm Khang là bài thuốc trong đó có tác dụng lợi mật theo kiểu kết hợp hài hòa giữa tác dụng chuyển mật từ gan xuống ruột, và tác dụng lợi mật từ tế bào gan xuống túi mật. Nhưng khéo của Kim Đởm Khang không chỉ ở nhuận gan lợi mật, mà trong đó có những bài thuốc bảo vệ tế bào gan. Bởi khi mình có nhu cầu lợi mật nghĩa là tế bào gan cũng bắt đầu trúng thương.

Cái khéo của Kim Đởm Khang là điều trị chữa ngọn nhưng vẫn nhớ đến gốc. Điểm nổi bật của Kim Đởm Khang là khi sử dụng thì đồng thời nó ảnh hưởng đến quân bình vi sinh trên đường ruột theo kiểu hỗ trợ các vi sinh tốt, nên các vi sinh xấu không có cơ hội phát triển tối ưu. Nhờ tác dụng cộng hưởng đó, tác dụng nhiều trong một đó mà Kim Đởm Khang là bài thuốc nhuận gan lợi mật nhưng không chỉ nhuận gan lợi mật. Đây là bài thuốc 1+1 ra thành 3, 4.

PHẦN II: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CỦA BẠN ĐỌC

Xin hỏi bác sĩ Hoàng, các loại thảo dược lợi mật có tác dụng bổ gan hay không? (Minh Đăng - 52 tuổi, HCM)

Định nghĩa bổ gan cần phải được hiểu cho chính xác. Thông thường, nếu người ta có nhu cầu, cũng như cần có hiệu quả lợi mật, tức là làm sao để mật từ trên gan xuống đến túi mật nhanh hơn, đồng thời lượng mật đừng ứ lại trong túi mật thì gián tiếp phải có ý nghĩa bổ gan. Bổ gan nghĩa là muốn giảm bớt áp lực giải độc và ngộ độc của lá gan.

Thứ hai là những dược thảo lợi mật nếu đúng nghĩa thường bao giờ cũng có tác dụng kép, đồng thời bảo vệ tế bào gan. Bảo vệ tế bào gan cũng đồng nghĩa bổ gan, bởi vì khi bảo vệ tế bào gan nó sẽ đủ sức để chịu đựng những tạp chất, chẳng hạn như những bệnh nguyên từ bên ngoài như nhiễm siêu vi.

Thứ ba, muốn lợi mật thì trước tiên phải có mật đã chứ. Mà muốn có mật thì gan phải có đủ chất béo có ích và các axit amin thì mới tổng hợp được. Hơn nữa, điểm đặc biệt của các cây thuốc nhuận gan, lợi mật là hầu như luôn có tác dụng điều hòa nhu động của túi mật và thậm chí cả nhu động của đường ruột nữa.

Trong cây thuốc khác với tân dược. Tân dược có thể có 2 nhóm thuốc, một là gây co thắt túi mật thiệt mạnh, hai là cho gan tiết thật nhiều mật nhưng với cây thuốc trong Đông y lại khác, nó khéo hơn, không chỉ làm cho tiết mật nhiều hơn đồng thời làm cho mật tiết xuống ruột đúng với nhịp sinh học hơn. Như vậy, bao giờ cũng trực tiếp hay gián tiếp bảo vệ tế bào gan, lúc đó lá gan sẽ khỏe hơn, tốt hơn. Chứ không nhất thiết phải bỏ lên bàn cân xem cây nào bổ gan, cây nào lợi mật. Trong thiên nhiên thường không có tác dụng phân tích như thế mà tác dụng là toàn diện hơn, tác dụng hổ tương hơn.

Tôi năm nay 45 tuổi, tạng người mập. Tháng trước tôi có đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ có thông báo là gan nhiễm mỡ độ 2. Xin hỏi với trường hợp bị gan nhiễm mỡ dùng thảo dược lợi mật có tác dụng gì? (Anh Kỳ, 45 tuổi, TPHCM)

Lợi mật, nghĩa là khi nào dùng thuốc bài tiết mật có lợi cho mình thì gọi là lợi mật. Nếu bạn đi khám siêu âm có kết quả gan nhiễm mỡ độ 2, điều này không có nghĩa hoàn toàn là bệnh lý. Lá gan nào cũng nhiễm mỡ, cũng như mật, gan không có mỡ thì còn gì là gan. Nếu người ta ăn miếng gan không béo thì có thể do mình trúng nhầm miếng gan heo bị xơ gan chẳng hạn.

Vậy thì ở đây, vấn đề gan nhiễm mỡ trong siêu âm hầu như ai cũng gặp, quan trọng nhất là người thầy thuốc quên hoặc bệnh nhân không hỏi là nhiễm mỡ bao nhiêu %? Nhiễm mỡ vượt quá định mức, đến độ làm rối loạn chức năng gan và gây ra tình trạng tăng men gan, tăng mỡ máu thì lúc này thầy thuốc sẽ quyết định phác đồ điều trị.

Không phải vì siêu âm về thấy gan nhiễm mỡ và quyết định dùng thuốc lợi mật, mà không hề biết trong túi mật của mình có viên sỏi chưa, nó trám một chỗ gây chướng ngại, thì việc bắt ép lá gan thải thêm nhiều mật thì đương nhiên là không có lợi, thậm chí còn gây ứ đọng.

Vì vậy việc sử dụng một loại thuốc gọi là lợi mật không phải theo kiểu “không bổ bề dọc cũng bổ bề ngang”. Người ta phải chọn thuốc đúng chỉ định, nhu cầu của người bệnh cần lợi mật hay không. Thầy thuốc sẽ phải xét nghiệm sinh hóa để xem lượng bilirubin trong máu có thật sự cao hay không; chứ không phải vừa thấy gan nhiễm mỡ thì người bệnh về uống thuốc lợi mật, đó là 2 chuyện không liên quan đến nhau.

Chào bác sĩ Lương Lễ Hoàng. Phần tư vấn vừa rồi bác sĩ có nói đến việc bị ứ mật. Tôi thì không biết mình có bị ứ mật hay không, từ trước đến nay cũng chưa từng bị vàng da, vàng mắt. Thế nhưng hôm vừa rồi đi khám, lại phát hiện có sỏi mật. Xin hỏi vì sao không bị ứ mật vẫn bị sỏi mật? Nếu tôi chưa bị đau lần nào, thì có cần điều trị sỏi mật hay không? (Nguyenminhtu1978@gmail.com)

Bạn cần phân biệt ứ mật ở trong túi mật và tăng mật ở trong máu. Khi người bị tăng mật tức là tăng bilirubin trong máu đến một mức độ nào đó thì người ta có dấu hiệu vàng da. Ứ mật ở trong túi mật là lượng mật ở trong đó nhiều hơn, ở trong đó lâu hơn.

Điều đó chỉ là tiền đề, điều kiện thuận lợi để người ta dễ bị sỏi túi mật. Viên sỏi túi mật có thể do mật ở trong đó lâu, kết tủa các tạp chất khác chẳng hạn. Giả dụ một người có lượng mật trong túi mật tương đối cao nhưng họ không bị tăng acid uric vì họ không ăn uống mạnh miệng, không uống rượu bia thì họ không có sỏi túi mật. Nhưng cũng có thể có người lượng mật trong túi không cao nhưng tăng acid uric thì người đó vẫn bị sỏi túi mật, chứ không nhất thiết phải đợi mật ứ tràn trong đó mới thành viên sỏi.

Trở lại chuyện đi khám sức khỏe, viên sỏi túi mật thì phải hỏi bác sĩ kích thước viên sỏi là bao nhiêu? Nó đóng ở vị trí nào, và tùy theo đó thầy thuốc quyết định dùng thuốc để làm tan viên sỏi ra, trong một số trường hợp làm mềm viên sỏi thành sỏi bùn, nếu có thuốc lợi mật tốt thì nó sẽ kéo luôn xuống ruột khỏi phải mổ.

Trong trường hợp viên sỏi đã có kích thước nào đó, hiện nay có những thao tác ngoại khoa, kể cả bên ngoài cơ thể, chẳng hạn như tia laser, phương pháp tán sỏi mà không cần phải mổ, mà cho dù phải mổ thì hiện nay phương pháp nội soi đã có những tiến bộ nhảy vọt. Tốt nhất bạn nên hội ý với thầy thuốc là viên sỏi có cần phải mổ không, nếu chưa thì thầy thuốc có thể sẽ khuyên dùng thuốc. Chứ không có nghĩa là mình quyết định một cách tự động, nếu có sỏi thì uống thuốc tán sỏi, vì ngay cả thuốc tán sỏi cũng phải tùy theo cấu trúc của viên sỏi mới biết loại thuốc nào có hiệu quả, chứ không phải nhắm mắt uống thuốc tán sỏi thì sỏi sẽ tan.

Quan trọng ở đây và đồng thời là trọng điểm của chương trình không phải là khuyên người ta có sỏi mua thuốc uống để tán sỏi. Quan trọng hay hơn, khéo hơn là sử dụng các cây thuốc nhuận gan lợi mật, chẳng hạn như một trong những bài thuốc kinh điển Kinh Đởm Khang, là để cho mình đừng bị sỏi thì hay hơn, làm cho mình đừng bị sỏi trở lại sau khi đã tán sỏi. Nhất là khi sử dụng những cây thuốc nhuận gan lợi mật là để hỗ trợ, thậm chí cả những bệnh khác, như đau bao tử, viêm loét dạ dày chữa hoài không hết mà không ngờ là vì thiếu mật.

Vậy thì đừng nhìn nhận vấn đề theo kiểu: tôi bị sỏi thì tôi mới chữa, mà cách hay đó là đừng để mình bị sỏi. Vì ngay cả trong trường hợp cấp bách hiện nay đã có những phương pháp tiến bộ, thì sao phải trở về với phương pháp định kiến nào đó.

Trường hợp của người đặt câu hỏi này đó là cần gì phải đợi tới đau mới chữa. Nhưng chữa như thế nào chứ đừng quên 1 yếu tố quan trọng trong phác đồ điều trị đó chính là ý kiến khẳng định và xuất phát từ kinh nghiệm của thầy thuốc chứ không phải những lời quảng cáo.

Sỏi túi mật. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Tại sao trong những trường hợp điều trị sỏi mật, lại cần đến việc sử dụng các thảo dược Đông y có tác dụng lợi mật? (Bạn đọc AloBacsi)

Như tôi đã trình bày rất dễ hiểu, đó là khi người ta đã  có viên sỏi, thì đương nhiên không nên dùng thuốc nào để tống nguyên viên sỏi ra qua khe cơ vòng bởi vì có thể gây cơn đau nếu tắc nghẽn, gây trầy xước nếu cà vào mặt trong túi mật. Vậy thì người ta sẽ phải sử dụng những dược thảo có tác dụng làm viên sỏi ở dạng cứng thành dạng sỏi bùn. Khi viên sỏi đã ở dạng mềm (tức là các dạng bùn) thì bắt buộc phải dùng thuốc lợi mật để đưa một cách êm ái xuống ruột, không có cách nào khác.

Vậy thì thuốc nào cũng vậy nếu đã được xác minh qua những tiêu chí thực nghiệm chứ đừng theo lời đồn, theo dân gian mà không biết có thật hay không, hay lời đồn vì mục tiêu thương mại, rồi mua cây thuốc hay loại thuốc nào đó rồi uống mấy tháng trời với hy vọng tan sỏi. Dù người ta dùng thuốc nào cũng phải được kiểm soát định kỳ để xem thuốc có hiệu quả không. Khi nó có hiệu quả thì bắt buộc trong bài thuốc phải có tác dụng lợi mật.

Nhưng cái khéo của một bài thuốc hay một thành phẩm dùng để điều trị sỏi túi mật là nó không gây tác dụng thống mật bằng cách gây co thắt túi mật, mà tác dụng là phân giải viên sỏi ra với điều kiện có thể phân giải được. Đừng nên mang ảo tưởng viên sỏi lớn, không uống nước, thay nước bằng bia thì vẫn điều trị bằng thuốc được. Khi đó người ta sẽ không dùng thuốc mà là thao tác ngoại khoa.

Người ta dùng thuốc tan sỏi để cho viên sỏi đừng thành hình. Nếu đã có viên sỏi thì phải có sự kiểm soát định kỳ của thầy thuốc, để xem thuốc có hiệu quả không, có gây tác dụng gì khác trong tán sỏi không? Thuốc lợi mật chính là con đò đưa bùn khoáng của viên sỏi xuống ruột một cách êm ái và bệnh nhân không thể nhận ra. Đó chính là thứ thuốc tốt.

Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi cách phòng ngừa nguy cơ tái phát sỏi sau cắt túi mật? Sau phẫu thuật cắt túi mật mà dùng thảo dược lợi mật có tác dụng phụ gì không? (Bạn đọc AloBacsi).

Cắt bỏ túi mật là thao tác ngoại khoa khi phát hiện viên sỏi quá lớn không thể mổ nội soi, không thể tán sỏi. Sau khi cắt bỏ túi mật không thể còn bệnh sỏi trong túi mật. Ở đây việc sử dụng thuốc lợi mật hay không còn tùy theo người đó sau khi mổ xong chức năng gan như thế nào? Hàm lượng bilirubin trong máu ra sao? Chứ không có nghĩa cắt túi mật thì phải uống thuốc lợi mật.

Nếu sử dụng thuốc lợi mật đúng chỉ định của thầy thuốc thì tất nhiên không có phản ứng phụ. Nhưng điều đó không có nghĩa cắt xong túi mật, bỏ đi viên sỏi nên phải dùng thuốc lợi mật. Nếu dùng thuốc lợi mật cường điệu thì bắt ép lá gan phải làm việc vất vả hơn, phải tiết ra nhiều mật hơn. Tốt nhất nên đặt câu hỏi: Vì sao trước đây tôi bị sỏi túi mật, và làm sao tránh những yếu tố như rượu bia, thịt mỡ, uống ít nước, hút thuốc lá… thì việc dùng thuốc nhuận gan lợi mật đâu có ích gì.

Bác sĩ đã phân tích rất nhiều đến chức năng hỗ trợ điều trị đối với bệnh lý gan mật nhưng giả sử đổi với những người chưa có vấn đề về bệnh lý gan mật nhưng lại muốn sử dụng những loại thảo dược này giống như một cách để thanh lọc cơ thể, liệu tình huống này có thể sử dụng hay không?

Sử dụng những bài dược thảo dựa trên kinh nghiệm dân gian nhưng không gọi là áp dụng mà gọi là vận dụng. Người ta vận dụng nó thông qua công nghệ dược tiên tiến là điều rất nên làm chứ không chỉ riêng với Kim Đởm Khang. Riêng trong trường hợp những bài thuốc nhuận gan, lợi mật như Kim Đởm Khang không bắt buộc phải dùng mỗi ngày, không ép lá gan lợi mật mỗi ngày mà có thể dùng như liệu pháp định kỳ, ngắn hạn 10 - 15 ngày như một biện pháp thanh lọc cơ thể thì tính hữu ích của nó rộng hơn là nhuận gan, lợi mật.

Do đó, tôi thường hay khuyên bệnh nhân ngoại trừ trường hợp bệnh gan thì tất nhiên trong tất cả các thể dạng của bệnh gan đều có thể sử dụng loại thuốc này để hỗ trợ và thậm chí có thể sử dụng như một yếu tố đi kèm để có thể dễ dàng chữa khỏi viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại trường mạn, nhóm bệnh nhân tiểu đường,… Bởi đây là những nhóm rất cần mật xuống cho đến tận ruột già để góp phần điều trị rối loạn biến dưỡng và hỗ trợ chức năng tiêu hóa.

Riêng đối với những người chưa nhất thiết phải diệt sỏi thì việc sử dụng thuốc nhuận gan, lợi mật như Kim Đởm Khang rất cần cho những người giao tiếp và phải tiếp xúc với bia rượu, mệt mỏi, những người cảm thấy đói cồn cào trước giờ ăn nhưng chỉ ăn được một chút bỗng thấy no ngay,… thì giai đoạn này nên nhuận gan, lợi mật.

Đối với những bệnh nhân vì bị bệnh mà đường gan mật khó vận hành một cách tối ưu, chẳng hạn như bệnh nhân hậu hóa/ xạ trị, những bệnh nhân đang được điều trị viêm loét dạ dày hay viêm tụy thì nên hỗ trợ bằng một phương tiện an toàn hơn, như Kim Đởm Khang chẳng hạn.

Xin chào BS, tôi mổ túi mật đã được 4 tháng nhưng sao khi mổ vẫn còn tình trạng buồn nôn, không ăn được và đi tiêu chảy, mệt mỏi và bị sụt cân. Có phải nguyên do là sau khi cắt túi mật không? Liệu tôi dùng thêm các thảo dược lợi mật có hiệu quả không? Xin bác sĩ Hoàng tư vấn (Hoàng Văn Ngọc, 48 tuổi, HCM)

Thật sự tôi không thể trả lời câu hỏi này một cách chính xác vì tôi chưa khám bệnh cho anh. Nhưng dựa trên thông tin thì tôi chắc chắn đó là tình trạng mệt mỏi, tiêu chảy, sụt cân, dường như không liên quan đến sỏi túi mật.

Tôi có lời khuyên anh nên quay lại thầy thuốc nội khoa để nhờ xem là anh còn có bệnh gì khác hay không, chẳng hạn như viêm gan, viêm tụy, viêm đại trường mạn,… Những bệnh thường xoay quanh bệnh lý đường dẫn mật và việc mổ cắt sỏi chưa hẳn có thể giải quyết được những dấu hiệu này bởi nó có thể liên quan ít nhiều nhưng chắc chắn không phải là viêm sỏi túi mật.

Chúng ta không nên nhìn hình ảnh bệnh lý theo kiểu khu trú, hay định kiến là tất cả những triệu chứng là do sỏi túi mật. Trở lại trường hợp này thì anh cần phải có một chẩn đoán thật chính xác, qua đó thầy thuốc phải trả lời được câu hỏi là tại sao anh sụt cân, mệt mỏi, tiêu chảy mà chắc chắn không phải là do viêm sỏi túi mật bởi vì nếu thuần túy do viêm sỏi túi mật thì sau khi mổ tổng trạng phải được cải thiện.

Thưa bác sĩ, trong công thức của một sản phẩm lợi mật nếu tôi chọn thuốc có càng nhiều các thành phần lợi mật liệu có tốt hơn hay không?

Câu hỏi này tôi trả lời rất nhiều lần trên các chương trình truyền thông khác. Khi một thành phẩm với nhiều thành phần thì chúng ta phải biết rõ các thành phần trong đó có hỗ trợ lẫn nhau không hay tương khắc với nhau, chưa kể đến việc số nhiều không đồng nghĩa đây là một loại thuốc tốt.

Khi chọn thành phẩm, người ta nên chọn những sản phẩm thừa kế từ y học dân gian và đã được kiểm chứng bởi những thầy thuốc Tây Y qua những tiêu chí thực nghiệm và khách quan, chứ không phải chọn bài thuốc của những thầy thuốc có cảm tình.

Trong y khoa, không có chỗ đứng cho định kiến cũng như không có chỗ đứng cho niềm tin. Trở lại câu hỏi có nên dùng dược phẩm có nhiều thành phần lợi mật hay không? Nếu có thành phần lợi mật tốt đủ tác dụng thì cần gì phải nhiều. Cái nhiều kia có thể là một thành phần khác có tác dụng chống co thắt khi cơ trơn của đường tiêu hóa, một loại thuốc để thư giãn thần kinh, thuốc bảo vệ tế bào gan,… Vậy tại sao phải nhiều cây mới lợi mật mà không chọn 1 cây thuốc đã được chứng minh với hàm lượng này nhưng có tác dụng lợi mật tối ưu.

Sau khi chọn sản phẩm chúng ta nên chọn theo một tiêu chuẩn đơn giản hơn, thầy thuốc có khuyên uống hay không, thầy thuốc có biên toa hay không và điều quan trọng nhất là khi uống vào có thấy khỏe hay không. Bởi vì theo tiêu chuẩn của Hypograph là tiêu chuẩn đơn giản nhất, ai chữa lành thì người đó có lý và không phải mua thuốc càng nhiều lượng thì càng hay.

Tôi thường xuyên suy nghĩ ngược lại nếu đã hay thì cần gì phải nhiều. Tôi hi vọng là nhiều các thính giả vui lòng lưu ý một quan điểm nhiều người thường không nói về tác dụng, hiệu quả, độ an toàn mà chỉ nói về các thành phần, một bộ quần áo đẹp đâu cần phải trang điểm đầy hoa mà là do sự kết hợp màu sắc hài hòa hay chỉ đơn thuần là một màu thì tự nó cũng đã tạo được một nét độc đáo.

Thưa bác sĩ, tôi ở nhà thường xảy ra tình trạng nôn ói, chậm tiêu, đôi lúc lại thấy đau tức ở vùng mạn sườn phải. Đi khám thì tôi phát hiện polyp túi mật 7mm và dạng polyp là cholesterol và bác sĩ bảo không sao mà cũng không cần dùng bất kỳ loại thuốc nào và 6 tháng sau thì đi kiểm tra lại. Bác sĩ cho tôi hỏi tôi có thể dùng Kim Đởm Khang với những triệu chứng trên thì có thể cải thiện được hay không?

Với câu hỏi này thì câu trả lời có lẽ sẽ mất lòng. Nếu một người có hiện tượng thỉnh thoảng nôn ói, buồn nôn, không phải bệnh nặng thì phải xem lại nguyên nhân, chẳng hạn như trùng hợp với những bữa ăn hằng ngày hay tâm trạng không tốt.

Gần đây bệnh nhân đã tái khám thì phát hiện polyp. Chúng ta phải hiểu, polyp ở đây có nghĩa là một miếng thịt dư, một nếp gấp với kích thước không đáng kể, vì vậy mà thầy thuốc mới khuyên là không có gì phải lo và không cần phải điều trị, 6 tháng nữa siêu âm lại.

Ở đây, thầy thuốc không phải vẽ tuồng để được siêu âm lại một lần nữa mà vì 6 tháng sau cần phải xem xét nó có phát triển bất thường hay không thì mới bắt đầu đáng lo. Tuy nhiên, trường hợp của bạn khi nghe lời khuyên của thầy thuốc không can thiệp thì lại hỏi tôi là có uống Kim Đởm Khang để cải thiện hay không? Câu trả lời của tôi là tại sao lại tự ý uống thuốc khi chính thầy thuốc đã nói là không cần uống thuốc?

Đối với nhà sản xuất, khi bệnh nhân đi mua thuốc của họ thì đáng lẽ ra họ phải vui nhưng tôi tin là những nhà sản xuất nghiêm túc, những người làm thuốc không phải chỉ vì lợi nhuận kinh doanh thì người ta không mong gì hơn là người mua thuốc phải đúng chỉ định để điều trị hiệu quả.

Dường như, vẫn còn tỉ lệ người Việt Nam không nghe theo lời thầy thuốc, dù được thầy thuốc chẩn đoán không có bệnh nhưng vẫn cảm thấy lo lắng và tự ý đi mua thuốc.

Tôi có lời khuyên thật lòng đó là bệnh nhân nên chọn một thầy thuốc khác, vì nếu đã tin thầy thuốc này thì phải làm cho đúng, khi thầy thuốc bảo không cần uống thuốc nhưng lại tự ý mua thuốc uống thì chẳng phải mình đang tự đầu độc cơ thể mình hay sao? Bởi trong cơ thể có tính cảm ứng, khi bệnh ắt sẽ tự động cần thuốc, còn nếu không bệnh hay chưa bệnh, thì thuốc sẽ biến thành thuốc độc. Chúng ta phải vui vì thầy thuốc đã nói là không có gì phải đáng lo.

Thưa bác sĩ, tôi bị tiểu đường nhiều năm nay và gần đây tôi có uống thêm thuốc hạ mỡ máu. Vừa rồi tôi đi khám định kỳ, chỉ số của 4 loại men gan đều cao hơn bình thường. Bác sĩ có thể cho tôi thêm một lời tư vấn là tôi nên điều trị như thế nào?

Đây cũng là một loại câu hỏi cũng tựa như câu hỏi vừa được trả lời. Bệnh nhân đã bị tiểu đường và uống thuốc hạ mỡ máu thì không phải là chuyện lạ. Vì trong bệnh tiểu đường, đường huyết nếu dao động không ổn định thì sẽ gây ra rối loạn biến dưỡng chất béo, trong đó sẽ làm tăng mỡ máu.

Vậy thầy thuốc cho thuốc hạ mỡ máu trong trường hợp cần thiết là đúng nhưng điều đó cũng bật ra một điểm là điều trị tiểu đường cho đến tận ngày hôm nay rõ ràng chưa hiệu quả như mong muốn. Bằng chứng cho thấy sau khi bệnh nhân tái khám kết quả 4 loại men gan đều tăng.

Nếu như trường hợp tăng vì bệnh gan, vì bệnh nhân nhậu nhẹt, nhiễm viêm gan siêu vi nhưng ngay trong bệnh tiểu đường cho dù bệnh nhân không có những loại bệnh nêu trên thì cũng sẽ dễ bị viêm gan bởi 2 lý do: thứ nhất là đường huyết không ổn định, thứ hai là do chính các loại thuốc đặc hiệu hạ đường huyết, tự nó đã dẫn đến tăng men gan sau một thời gian dài áp dụng.

Ở đây có 2 cách, một là bệnh nhân trở lại với thầy thuốc điều trị đặt câu hỏi là tại sao mỡ máu tăng, tại sao men gan tăng, bệnh nhân có làm trật điều gì trong chế độ dinh dưỡng hay không, bệnh nhân có thức khuya vì lo lắng hay không hay áp dụng thêm thuốc khác không? Và thứ hai, nếu thấy cách điều trị này không hiệu quả chúng ta nên đổi thầy thuốc hoặc thầy thuốc sẽ đổi phác đồ điều trị.

Không phải sử dụng thuốc nhuận gan, lợi mật đồng nghĩa là sẽ giải quyết được, bởi vì tăng men gan do bệnh tiểu đường thì thầy thuốc phải giải quyết theo một chiều hướng khác. Trong trường hợp thầy thuốc có kinh nghiệm, việc áp dụng thuốc nhuận gan, lợi mật, chúng ta có thể dùng Kim Đởm Khang để thanh lọc cơ thể không chỉ để giải quyết gan mật mà còn cho liệu pháp điều trị tiểu đường.

Nhờ thanh lọc cơ thể mà những loại thuốc đặc hiệu sẽ không bị mất tác dụng. Nên nhớ rằng những tạp chất trong cơ thể có nồng độ cao thì sẽ làm mất 70% tác dụng của thuốc đặc hiệu. Việc sử dụng thuốc lợi gan, mật là do quyết định của thầy thuốc chứ không phải là do quyết định của bệnh nhân.

Kim tiền thảo một trong các thành phần của Kim Đởm Khang. Ảnh: Internet

Tôi là một người theo dõi rất thường xuyên những chương trình của bác sĩ Lương Lễ Hoàng và cũng thường tuân theo những lời hướng dẫn và nhắc nhở của bác sĩ và ngay hôm nay xem chương trình tôi cũng thắc mắc là đối với thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang thì bác sĩ có thường dùng cho bệnh nhân của mình hay không và khi dùng thì bác sĩ có những lời khuyến cáo như thế nào? Tôi cũng mong được biết qua chương trình này.

Kim Đởm Khang là một bài thuốc tôi rất thường sử dụng nhưng không phải chỉ để lợi mật. Như trong phần trình bày của tôi, đường mật là đường để đào thải tạp chất. Và khi tôi cho một toa thuốc, tôi muốn bệnh nhân không bị ứ đọng bởi những phế phẩm này dễ dẫn tình trạng phản ứng phụ hay thậm chí độc tính, tôi dùng Kim Đởm Khang như một phương tiện đào thải những phế phẩm đó.

Điểm thứ hai, để thuốc có tác dụng tối đa như trong chỉ định thì khi đưa thuốc vào trong cơ thể cần có một môi trường gan, mật hoạt động cách hài hòa, bởi vì lá gan sẽ phải xử lý thuốc. Lá gan sẽ phải đào thải thuốc sau khi sử dụng, do đó tôi sử dụng Kim Đởm Khang như một phương tiện để hoàn chỉnh thuốc đặc hiệu chứ tôi không sử dụng như là một loại thuốc lợi mật.

Thứ ba, Kim Đởm Khang thường được sử dụng để giải quyết những triệu chứng, điển hình như tình trạng táo bón, viêm da do lượng mật trong máu cao đến nỗi bị vàng mắt, vàng da nhưng ở một dạng khiến cho bệnh nhân dễ bị viêm da thần kinh. Như vậy, việc thanh lọc cơ thể làm cho mật xuống dưới ruột, tham gia vào công đoạn biến dưỡng chất béo, kháng khuẩn, chống nấm mốc khiến cho bệnh nhân tránh được tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, mà đôi khi dùng thuốc chống dị ứng không hiệu quả, mà còn làm cho mệt mỏi. Nhất là nó sẽ làm cho chức năng đại tiện bình thường hóa trở lại mà không cần dùng thuốc đẩy xổ để làm hư niêm mạc của đại trường. Đây chính là vị trí mà tôi cho rằng rất đa dạng của một bài thuốc như Kim Đởm Khang.

Đó chính là một trong những mặt mạnh của kinh nghiệm y học cổ truyền được vận dụng dưới lăng kính của y học thực nghiệm và hiện đại. Một loại thuốc tốt có thể trở nên tốt hơn nếu như biết cách tận dụng điểm mạnh và tìm cách không lạm dụng điểm yếu của thuốc.

Trân trọng cảm ơn BS Lương Lễ Hoàng đã nhận lời giao lưu, giải đáp các thắc mắc của bạn đọc và TPCN Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này!

TPCN Kim Đởm Khang là sản phẩm chuyên biệt dành cho người mắc sỏi mật (sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, sỏi gan), với công dụng giúp hỗ trợ giảm đau đầy trướng bụng, làm mềm sạn sỏi và bài sỏi, đồng thời giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi mật hiệu quả nhờ tác động toàn diện của 8 thảo dược quý.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X