Bố mẹ có biết vì sao phải giữ răng sữa của con lại không?
Khi con thay răng sữa, bố mẹ đừng vội vứt chúng đi mà nên giữ lại vì lý do sau.
Với một chiếc răng sữa
của con, bố mẹ có thể làm được gì? Bày ra câu chuyện "Nàng tiên răng"
hay chỉ con rằng nếu là răng sữa ở hàm trên gãy thì phải đặt dưới chân
giường để răng móc xuống, còn răng ở hàm dưới thì phải... ném lên nóc
nhà để răng mọc lên. Dù là câu chuyện nào thì con trẻ cũng sẽ rất thích
thú và làm theo răm rắp.
Nhưng đây sẽ là câu
chuyện răng sữa dành cho bố mẹ. Đó là răng sữa chính là nguồn cung cấp
tế bào gốc để trồng các tế bào răng, mỡ và thần kinh, giúp sửa chữa răng
bị hư hỏng và điều trị các vết thương thần kinh hay bệnh thoái hoá. Đây
là kết quả được các nhà nghiên cứu tại National Institute of Dental and
Craniofacial Research phát hiện vào năm 2003.
Lâu nay, tế bào gốc vẫn thường được lấy từ tủy xương và dây cuống rốn, giúp chữa trị rất nhiều bệnh nguy hiểm. Trong những năm gần đây, tế bào gốc lấy từ răng sữa của trẻ em được các nhà khoa học nghiên cứu, sử dụng để tìm hiểu cách chữa trị, ngăn ngừa những bệnh như đột quỵ, gan, tiểu đường, tim mạch.
Lâu nay, tế bào gốc vẫn thường được lấy từ tủy xương và dây cuống rốn, giúp chữa trị rất nhiều bệnh nguy hiểm. Trong những năm gần đây, tế bào gốc lấy từ răng sữa của trẻ em được các nhà khoa học nghiên cứu, sử dụng để tìm hiểu cách chữa trị, ngăn ngừa những bệnh như đột quỵ, gan, tiểu đường, tim mạch.
Theo
nha sĩ của Viện Y tế quốc gia Mỹ, Maryland tên Songtao Shi, ông và đồng
nghiệp đã phát hiện ra tế bào lấy từ răng sữa có thể trở thành tế bào
hình thành răng có tên ondontoblasts (tế bào thần kinh, tế bào mỡ). "Các tế bào gốc này phát triển rất nhanh và trở thành nhiều dạng tế bào hơn là tế bào gốc trưởng thành", nha sĩ Shi cho biết.
Ông
tiến hành nghiên cứu dựa trên răng sữa của con gái 6 tuổi của mình bằng
cách cho chiếc răng ấy vào ly sữa rồi để qua đêm trong tủ lạnh. Sau đó,
Shi chiết xuất tủy răng và cấy tế bào trong vài ngày để biệt lập tế bào gốc,
rồi thử nghiệm dấu hiệu hoạt động của chúng. Kết quả thu được chính là
khoảng 12 đến 2- tế bào từ một chiếc răng sữa đã chuyển thành tế bào
gốc.
Theo Shi, khi ông cấy các tế bào này trong những môi trường khác nhau thì chúng có thể trở thành tế bào răng, tế bào mỡ và tế bào thần kinh. Những tế bào này có thể sống sót khi được cấy dưới da, trong não chuột và thậm chí, ông còn nhận ra rằng chúng thúc đẩy xương phát triển.
Theo Shi, khi ông cấy các tế bào này trong những môi trường khác nhau thì chúng có thể trở thành tế bào răng, tế bào mỡ và tế bào thần kinh. Những tế bào này có thể sống sót khi được cấy dưới da, trong não chuột và thậm chí, ông còn nhận ra rằng chúng thúc đẩy xương phát triển.
Becca Graham (Ảnh: Internet)
Thông thường, răng sữa sẽ xuất hiện khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi và rụng dần khi trẻ được 6 đến 13 tuổi. Và vào năm 2012, một cô bé người Anh tên Becca Graham đã trở thành em bé đầu tiên ở Anh lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa, khi em mới 7 tuổi. Bố của Becca vốn là nha sĩ nên anh đã cùng vợ nhổ hai chiếc răng sữa cửa trước khi chúng lung lay, sau đó trích lấy tủy răng rồi gửi đông lạnh, cất trữ. Theo các chuyên gia, chúng có thể giữ được hơn 30 năm.
Theo Newben - Trí Thức Trẻ
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình