Bí quyết nào phòng tránh lây nhiễm HP trong gia đình?
Ăn uống, sinh hoạt và gắp thức ăn cho nhau là nét đẹp văn hóa của người Việt, nhưng điều này sẽ khiến chúng ta đối mặt với nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh từ viêm gan A, lao đến vi khuẩn HP có khả năng gây ung thư dạ dày. Vậy làm thế nào để vừa thể hiện được tình thương mà không lây nhiễm HP? ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương đã giúp bạn giải đáp vấn đề này.
[HOI]Thưa bác sĩ, vi khuẩn HP có thực sự gây hại như chúng ta thường nghĩ? Vậy khi nào cần điều trị, khi nào cứ để nó sống “ung dung” trong cơ thể ạ? Cách chung sống hòa bình với vi khuẩn HP?[/HOI]
[DAP]Vi khuẩn HP là con vi trùng và nó rất đặc biệt. Dạ dày là môi trường hoàn toàn không thuận lợi cho vi trùng "xây tổ uyên ương". Thế nhưng, đến nay ở thế kỷ 21 y học đã phát hiện chỉ có HP là con vi khuẩn lựa chọn nơi sống mà chẳng sung sướng gì, đó là dạ dày của chúng ta. Vì dạ dày chẳng khác nào những cơn động đất, nó co bóp liên tục mỗi ngày, không những vậy lại còn chứa Axit clohydric - loại axit có thể hủy hoại dung nhan tình địch. Vậy mà HP lại chọn đây làm nơi xây tổ ấm.
Khi HP chọn nơi cư ngụ trên dạ dày thì nó sẽ để lại nhiều hậu quả như viêm dạ dày, teo dạ dày, loét dạ dày và nguy cơ gây ung thư dạ dày. Tuy nhiên, HP không phải vi khuẩn "quốc dân". Khi tầm soát HP hàng loạt tại một đất nước nào đó bằng xét nghiệm máu thì đều phát hiện dương tính, giả sử chúng ta có 70% thì có nghĩa là 70% số người đó từng tiếp xúc với con vi khuẩn HP. Thực tế tuy là có tiếp xúc nhưng đa số hệ miễn dịch của con người đẩy ra hết, không cho vi khuẩn HP định cư trong dạ dày. Mặc dù thử máu thì ghi nhận đã tiếp xúc với HP nhưng khi soi dạ dày, thử phân test hơi thở thì vi khuẩn không còn tồn tại.
Vì thế, chỉ khi nào khi soi dạ dày, thử phân, test hơi thở còn HP thì chứng tỏ vi khuẩn đã định cư, được cấp sổ hộ khẩu hoặc KT3 ở dạ dày, điều này mới gây bệnh thực sự. Khi đó HP đã xây tổ trên “đất quy hoạch, đất cộng đồng” là dạ dày thì chúng ta phải cưỡng chế HP ra khỏi cơ thể.
Vậy khi nào cần điều trị?
Nếu người bình thường không có triệu chứng thì đâu có đi tầm soát. Thường chỉ những người có triệu chứng đau, rối loạn tiêu hóa mới đi khám thì bác sĩ, làm xét nghiệm nội soi hoặc test hơi thở, thử phân để tìm xem con vi khuẩn HP có muốn đăng ký hộ khẩu, KT3 trong dạ dày hay không? Nếu có thì chắc chắn phải tiêu diệt nó. Còn nếu không có chỉ định, người khỏe mạnh không có triệu chứng về đường tiêu hóa thì không cần thiết phải đi thử máu để tìm vi khuẩn HP.
Tuy nhiên, nếu vợ, chồng, con cái của người đang bị bệnh về dạ dày và có HP thì những người đó nên được tầm soát xem có nhiễm HP hay không. Nếu có thì cần điều trị luôn, vì HP có khả năng lây nhiễm giữa những người cùng sinh hoạt chung trong gia đình[/DAP]
[HOI]Gắp thức ăn cho nhau cũng có thể nhiễm vi khuẩn HP phải không bác sĩ? Nếu vậy một người trong gia đình bị HP thì cả gia đình cần đi kiểm tra hay sao ạ?[/HOI]
[DAP]
Vấn đề gắp thức ăn cho nhau gây nhiễm vi khuẩn HP đúng 80%. Thứ nhất, vi khuẩn HP chủ yếu từ dạ dày thải theo đường phân và bám vào thức ăn bẩn, chúng ta không ăn chính, uống sôi, rửa tay không sạch sẽ thì dễ bị lây HP.
Trong việc ăn uống chung, chúng ta sợ vì có nước bọt. Thực sự vi khuẩn HP hiện diện trong nước bọt không nhiều. Khi ăn chúng ta sẽ có tình trạng ợ hoặc trớ, đây là điều bình thường trong động tác nhai nhưng chính những điều đó khiến HP hiện diện trong nước bọt, mặc dù nồng độ không quá cao tuy nhiên trên lý thuyết vẫn có thể gây ra nhiễm HP cao hơn gia đình không có người bị nhiễm HP.
Vì vậy, chuyện thể hiện tình cảm là đúng nhưng cần điều chỉnh lại cho tốt hơn, chúng ta không nên gắp thức ăn chung để đề phòng lây nhiễm nhiều bệnh, ví dụ như viêm gan A, lao... chứ không phải chỉ riêng vi khuẩn HP.
Vậy làm cách nào để chúng ta điều chỉnh được thói quen này mà vẫn giữ được nét văn hóa Việt?
Các bạn thường thấy rằng khi bới cơm hay múc canh, chúng ta sẽ dùng muỗng chung để đưa vào chén chứ đâu bao giờ lấy muỗng đang ăn. Vậy thì bây giờ với các món ăn khác trong bữa cơm chúng ta cũng làm y như vậy. Lấy một đôi đũa, một cái muỗng riêng để mọi người dùng vật dụng này gắp gắp vào chén hoặc gắp thức ăn cho nhau. Rõ ràng điều này không phá vỡ văn hóa người Việt, vẫn thể hiện tình thường mến thương mà lại điều chỉnh lại thói quen cho hợp lý, khoa học để phòng lây nhiễm bệnh, trong đó có HP.
Thế thì bây giờ chuyện gắp cho nhau rất đơn giản, món thịt, món cá đều có thể để đôi đũa riêng, ai muốn tình thương mến thương thì đều có thể dùng đôi đũa chung đó để gắp thức ăn cho nhau. Rõ ràng điều này không phá văn hóa của chúng ta, điều chỉnh lại thói quen để hợp lý, khoa học, đề phòng lây nhiễm bệnh, trong đó có HP.
Một người trong gia đình bị HP thì cả gia đình cần đi kiểm tra là thắc mắc tôi cũng thường găp.
Như tôi vừa mới trình bày, nếu một người trong gia đình bị HP thì cả gia đình cần kiểm tra, tầm soát vì nguy cơ lây nhiễm sẽ cao hơn. Có thể bây giờ họ chưa có triệu chứng vì dạ dày đang tìm cách đẩy ra, không cho nó định cư nhưng để cắt được hộ khẩu của nó cũng không phải dễ dàng. Thậm chí, với một số người khả năng chịu đựng của dạ dày khá cao, mặc dù không cắt được hộ khẩu của HP nhưng lại không biểu hiện triệu chứng.
Thứ hai, cho dù chúng ta khỏe có đủ khả năng cắt hộ khẩu của HP nhưng trong quá trình khi làm gì được nó thì sẽ lây lại cho chính người bệnh cao hơn người khác. Do đó chúng ta nên tầm soát và điều trị cả gia đình sẽ tốt hơn.[/DAP]
[HOI]Bạn đọc Minh Châu gửi câu hỏi đến cho chương trình với nội dung như sau: “Dì em bị HP, cứ điều trị hết đợt này đến đợt khác, lần nào đi tái khám cũng vẫn còn HP. Hình như dì em bị ám ảnh vì HP luôn bác sĩ ạ. Thời gian điều trị vi khuẩn HP là bao lâu? Có cần phải tái khám nhiều lần không? Bao lâu thì hết khả năng lây lan cho người nhà? Khi đi test lại HP, có cần ngưng thuốc trong 1 tháng?”
Mong BS Lưu Phương giải đáp giúp ạ[/HOI]
[DAP]
Xét nghiệm máu không phải là phương pháp "chuẩn" để tìm vi khuẩn HP. Ảnh: Internet
Minh Châu thân mến,
Trường hợp của bạn tôi gặp khá nhiều. Đầu tiên, điều mọi người sợ nhất là vi khuẩn kháng thuốc nhưng thực sự dạng này không có quá nhiều. Thường gặp nhiều nhất như câu hỏi tôi mới trả lời ở trên, với những cùng sinh hoạt chung như ăn uống trong gia đình nếu không kiểm tra, điều trị chung với bạn thì bạn rất dễ bị tái nhiễm lại, vấn đề này không liên quan đến yếu tố huyết thống mà là những người cùng sinh sống.
Thứ hai, sau khi điều trị không kiểm tra đầy đủ hoặc kiểm tra chưa đúng cách. Ngoài ra, có thể là do chưa ngưng thuốc (không phải toàn bộ mà chỉ một số thuốc điều trị dạ dày cần phải ngưng thuốc trước khi kiểm tra) hoặc một số thuốc trị cảm, ho, nhiễm trùng tiểu làm ảnh hưởng đến hoạt động của vi trùng HP. Do đó, khi dì của bạn đi kiểm tra sẽ dẫn đến kết quả không chính xác, gọi là âm giả hoặc dương giả.
Dì của bạn nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được điều trị đúng phác đồ, đủ liều và sau đó ngưng thuốc kiểm tra lại hoặc kiểm tra đúng cách. Thông thường việc kiểm tra lại sẽ được thực hiện bằng phương pháp test hơi thở, soi dạ dày hoặc thử phân, còn với xét nghiệm máu thì kết quả sẽ không chính xác, vì nó không xác định được hết vi trùng HP hay chưa. Đó là vấn đề tôi thường gặp, mà có khả năng dì của bạn nằm trong nhóm trường hợp này, chiếm khoảng 70%. Còn vấn đề kháng thuốc chỉ chiếm khoảng 20-30%. Khi bạn điều trị thành công, tức là tiệt trừ HP rồi thì sau 2 tuần thì sẽ không còn lây nữa.[/DAP]
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình