Bí quyết ăn sầu riêng, vải thiều không lo ‘nóng trong người’
Bạn có thể ăn sầu riêng hay quả vải cả ngày thay cơm vẫn không lo bị “nóng trong người”, nổi mụn khi thực hiện những bí quyết này trước khi ăn.
Sầu riêng hay quả vải có thể khiến người ăn “không kìm chế được” trước sức hút của nó. Đây là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng, chỉ có ở mùa hè ở hai miền Nam - Bắc. Thế nhưng, nếu ăn nhiều sầu riêng hay vải có thể gây nhiệt, nóng trong người, nổi mụn, ung nhọt… khiến nhiều chị em phụ nữ rất sợ các quả này.
Những cách đơn giản được nhà vườn "mách nước" sau đây có thể giúp bạn ăn thoải mái mà không lo bị nóng:
Với sầu riêng:
Khi bổ từng múi của trái sầu riêng ra, bạn thường thấy có một lớp sáp dẻo mềm, màu trắng nằm cạnh các múi sầu riêng. Đừng bỏ qua lớp sáp quý báu đó mà hãy lấy muỗng cạo lớp sáp này cho ngay vào miệng, cảm giác ngon như khoai mì hấp.
Phần cơm trắng nằm ở các vách múi sầu riêng có tác dụng làm người ăn sầu riêng không bị nóng. |
Ăn xong phần sáp đó rồi thì cứ thỏa sức ăn các múi sầu riêng mà không phải lo gì nữa.
Với quả vải, có nhiều cách:
Cách thứ 1: Sau khi lột vỏ quả vải, bạn sẽ thấy có một lớp màng trắng bao quanh bên ngoài phần cơm. Thật sai lầm khi ăn mà lột bỏ màng mỏng này bởi nó chính là bí kíp để có thể ăn vải thoải mái mà không lo “nóng trong người”. Lớp màng trắng này có vị hơi chát nhưng có tác dụng phòng tránh được sinh hỏa.
Cách thứ 2: Đem quả vải bóc hết vỏ (lưu ý là không bóc lớp màng trắng bọc bên ngoài cơm vải), hòa nước muối 30% ngâm vào khoảng 1 giờ, rồi đem lớp màng trắng bóc đi là ăn ngay. Cách này có thể giảm được phần lớn tính hỏa trong quả vải.
Cách thứ 3: Ăn trái vải khi vẫn còn sương sớm. Vải lúc này được hấp thu ánh nắng của cả một ngày rồi lại được ngâm trong không khí mát mẻ của cả một đêm, tính nóng đã được giảm đi rất nhiều. Những quả vải đều ở trạng thái tươi ngon ngọt thơm nhất, không những vị rất ngon mà ăn bao nhiêu cũng không sợ bị nóng.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo: Không nên ăn nhiều vải quá một lần vì sẽ gây nóng gan, lưỡi và họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, làm chân tay mỏi rã rời, nặng hơn có thể hoa mắt chóng mặt… Đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3 - 4 quả một lần, ăn nhiều sẽ bị nhiệt, nóng. Những người thể chất âm hư, táo, nhiệt càng không nên ăn nhiều, đồng thời những người bị bệnh tiểu đường nên cẩn trọng khi ăn trái vải.
Ngoài ra khi đã ăn các loại quả nóng, hãy hạn chế các thực phẩm nóng khác như gia vị cay nồng, thịt mỡ hay nội tạng động vật. Thay vào đó, hãy tăng cường rau xanh và các loại hoa quả có tính nhuận tràng như thanh long, lê, bưởi, cam, quýt…
Theo M.T - Tin tức/ TTXVN
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình