Giảm nhận thức do đái tháo đường
Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng suy giảm trí nhớ và bệnh tiểu đường có mối liên quan với nhau. Bệnh nhân tiểu đường type 2 thường có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn. Vậy, căn bệnh này ảnh hưởng đến trí nhớ như thế nào?
1. Bệnh tiểu đường type 2 là gì?
Bệnh tiểu đường type 2 (đái tháo đường type 2) do cơ thể không thể sử dụng insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả như người bình thường.
Người lớn tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường type 2 nên nhiều người còn được gọi đây là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn hay bệnh tiểu đường của người lớn tuổi. Bệnh ngày càng trẻ hóa, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh, chủ yếu do thừa cân béo phì, lười tập thể dục,…
2. Nguyên nhân gây tiểu đường type 2
Tuyến tụy đảm nhận vai trò tạo ra hormone insulin. Insulin giúp các tế bào chuyển chất bột đường (glucose) từ các thực phẩm ăn vào hàng ngày để tạo thành năng lượng.
Tuy nhiên, ở người mắc bệnh tiểu đường loại 2, dù cơ thể tạo ra insulin nhưng các tế bào lại không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả. Để tránh lượng đường bị tồn đọng trong máu, tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn để giải quyết glucose đang “tồn kho” để đưa vào tế bào. Đến một thời điểm, khi tuyến tụy không thể sản xuất số lượng insulin đều đặn được nữa thì glucose không được tạo thành năng lượng sẽ tích tụ trong máu và gây bệnh.
3. Những yếu tố thúc đẩy và kết hợp để tạo ra nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2
- Gen: Các nhà khoa học đã tìm thấy các đoạn DNA khác nhau ảnh hưởng đến cách cơ thể tạo ra insulin.
- Thừa cân/béo phì: Được xem là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 do tình trạng kháng insulin. Tuy nhiên, không phải ai thừa cân cũng mắc bệnh tiểu đường type 2. Người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khoảng 6 lần so với người bình thường.
- Hội chứng chuyển hóa: Người bị kháng insulin thường đối diện với một nhóm các biểu hiện bao gồm lượng đường trong máu cao, mỡ thừa quanh eo, huyết áp cao, cholesterol và chất béo trung tính cao.
- Gan mất cân bằng “điều phối” glucose: Bản thân insulin có vai trò vận chuyển glucose vào tế bào để tạo năng lượng nuôi cơ thể hoặc lưu trữ ở gan dưới dạng glycogen khi cơ thể dư glucose. Thế nhưng, ở một số trường hợp, gan bị suy giảm chức năng cân bằng chuyển hóa glucose dẫn tới kháng insulin, không dung nạp glucose và đái tháo đường.
- Các tế bào sử dụng insulin không hiệu quả nên glucose không thể đi nuôi cơ thể. Điều này có thể gây ra phản ứng dây chuyền, dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.
- Tế bào beta suy giảm chức năng dần dần theo thời gian. Vì vậy, tế bào beta-tụy không tiết đủ insulin để bù trừ cho tình trạng đề kháng insulin.
Xem thêm: Biến chứng thần kinh khu trú (Focal neuropathy) từ bệnh đái tháo đường
4. Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường type 2
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 có thể rất nhẹ mà người bệnh không nhận thấy. Khoảng 8 triệu người mắc bệnh này nhưng thường ít để ý đến các triệu chứng, bao gồm:
- Rất khát
- Đi tiểu nhiều
- Nhìn mờ
- Cáu kỉnh
- Ngứa ran hoặc tê ở bàn tay hoặc bàn chân
- Mệt mỏi/cảm thấy mệt mỏi
- Vết thương không lành
- Nhiễm trùng nấm men tiếp tục tái phát
- Cảm thấy đói
- Giảm cân mà không cần cố gắng
- Bị nhiễm trùng nhiều hơn
- Nếu thấy xuất hiện biểu hiện sẫm màu, da sần sần quanh cổ hoặc nách (bệnh gai đen) có thể xem là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang trở nên đề kháng với insulin.
5. Đối tượng và yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2
Nếu bị tiểu đường type 2, cơ thể sẽ khó sử dụng insulin và không thể giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường. Những yếu tố nguy cơ bị tiểu đường xuất phát từ bản thân, sức khỏe và lối sống không lành mạnh, có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2.
Yếu tố nguy cơ liên quan đến bản thân:
- 45 tuổi trở lên
- Cha mẹ, anh chị em trong gia đình mắc bệnh tiểu đường type 2
- Người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha/người Mỹ Latinh, người Mỹ da đỏ hoặc người bản địa Alaska (một số người dân Đảo Thái Bình Dương và người Mỹ gốc Á cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn).
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến sức khỏe và tiền sử bệnh bao gồm:
- Tiền tiểu đường
- Bệnh tim và mạch máu
- Huyết áp cao, ngay cả khi nó được điều trị và kiểm soát
- HDL (cholesterol tốt) quá thấp
- Chất béo trung tính cao
- Thừa cân hoặc béo phì
- Tiểu đường thai kỳ khi mang thai hoặc sinh con nặng hơn 4kg
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Trầm cảm
Những yếu tố liên quan đến thói quen và lối sống như:
- Ít hoặc không tập thể dục: Cụ thể, hoạt động thể chất ít hơn 150 phút/tuần
- Hút thuốc
- Căng thẳng
- Ngủ quá ít hoặc quá nhiều
Xem thêm: Biến chứng thần kinh gốc (Proximal neuropathy) là gì?
6. Đái tháo đường làm tăng tỷ lệ suy giảm nhận thức
Ngày nay, đái tháo đường là bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, có thể gây tử vong và tàn phế. Bên cạnh những biến chứng của đái tháo đường trên thận, võng mạc, tim mạch, bệnh lý thần kinh ngoại biên đã được chứng minh thì những hiểu biết về đái tháo đường trên chức năng nhận thức vẫn còn rất hạn chế do chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này.
Các nghiên cứu gần đây ghi nhận đái tháo đường làm tăng tỷ lệ suy giảm nhận thức mức độ nhẹ và những bệnh nhân này có tỷ lệ phát triển thành sa sút trí tuệ cao hơn. Theo nghiên cứu, có đến 16% người đái tháo đường lớn tuổi bị suy giảm nhận thức.
7. Yếu tố nguy cơ gây suy giảm nhận thức trên bệnh nhân đái tháo đường
Có nhiều cơ chế gây suy giảm nhận thức trên bệnh nhân đái tháo đường, nhưng sinh lý bệnh chính xác thì chưa được xác định. Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ của bệnh lý mạch máu não là nguyên nhân gây suy giảm nhận thức, thúc đẩy trực tiếp hay gián tiếp bệnh Alzheimer.
Những yếu tố nguy cơ suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ cần được xác định là:
- Giá trị đường huyết
- Chế độ sử dụng thuốc đái tháo đường
- Thời gian mắc đái tháo đường
- Bệnh động mạch ngoại biên
- Microalbumin niệu,…
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình