Hotline 24/7
08983-08983

Biến chứng thần kinh gốc (Proximal neuropathy) là gì?

Triệu chứng của bệnh thần kinh đái tháo đường rất đa dạng, thay đổi tùy theo cơ quan bị tổn thương. Bệnh nhân có thể chỉ có 1 loại triệu chứng hay nhiều loại triệu chứng. Tuy nhiên, thông thường triệu chứng rất mờ nhạt, do đó bệnh nhân có thể không quan tâm cho đến khi tổn thương nặng xuất hiện.

1. Biến chứng thần kinh gốc (Proximal neuropathy)

a. Biến chứng thần kinh gốc (Proximal neuropathy) là gì?

Biến chứng thần kinh gốc (Proximal neuropathy) còn gọi là bệnh thần kinh đùi hay teo cơ do đái tháo đường. Thường gặp người lớn tuổi bị đái tháo đường type b. Triệu chứng thường xảy ra ở 1 bên, đôi khi ở 2 bên, sau cùng dẫn đến yếu cơ và teo cơ làm bệnh nhân khó khăn khi đổi tư thế từ ngồi sang đứng. Thường triệu chứng sẽ giảm sau một thời gian tiến triển. 

b. Một số biến chứng thần kinh gốc có thể gặp

- Gây tổn thương các thần kinh ở đùi, hông, mông, cẳng chân. Một số bệnh nhân bị đau vùng lưng.

- Cơ đùi yếu và teo.

- Khó khăn khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng.

- Trướng bụng

- Nhiều bệnh nhân bị sụt cân trầm trọng.

c. Điều trị bệnh lý thần kinh đái tháo đường

Làm chậm diễn tiến bệnh: Cần kiểm soát tốt mức đường huyết, duy trì mức đường huyết ở mức trung bình có thể làm giảm nguy cơ diễn tiến bệnh khoảng 60%.

- Mục tiêu đường huyết cần đạt được bao gồm: Đường huyết khi đói hoặc trước ăn 70 – 130 mg/dL, đường huyết sau 2 giờ ăn < 180 mg/dL, HbA1c nhỏ hơn 7%.

- Ngoài ra người bệnh cần chăm sóc kỹ bàn chân để tránh bị tổn thương gây loét. 

- Kiểm soát huyết áp.

- Ăn uống điều độ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

- Tập luyện thể dục thường xuyên.

- Duy trì cân nặng ở mức vừa phải.

- Không hút thuốc lá.

- Không uống rượu bia. 

Dùng các thuốc giảm triệu chứng theo toa bác sĩ.

Điều trị các biến chứng và phục hồi chức năng cho các bệnh nhân có bệnh bàng quang thần kinh, đoạn chi,…

d. Phòng ngừa bệnh thần kinh đái tháo đường

Các đối tượng nguy cơ mắc bệnh thần kinh do đái tháo đường bao gồm:

- Thừa cân

- Tăng huyết áp và mỡ máu

- Bệnh thận tiến triển

- Uống nhiều thức uống chứa cồn và thuốc lá.

Do đó để phòng ngừa biến chứng thần kinh đái tháo đường, người bệnh cần:

- Kiểm soát tốt đường huyết, thường xuyên theo dõi đường huyết và huyết áp.

- Ăn uống điều độ theo chỉ dẫn của bác sĩ

- Tập luyện thể dục thường xuyên và chăm sóc bàn chân

- Ngưng thuốc lá, hạn chế thức uống chứa cồn

- Khám sức khỏe đúng định kỳ.

Bệnh thần kinh đái tháo đường là một trong những nguyên nhân lớn gây ra các biến chứng cho bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh không được chủ quan trong việc chăm sóc sức khỏe, đo đường huyết hằng ngày. Nếu nhận thấy những bất thường về sức khỏe cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nặng.

Xem thêm: Biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường nguy hiểm như thế nào?

2. Cách sử dụng máy đo tiểu đường chính xác nhất

Nên sử dụng đầu ngón tay để lấy mẫu máu thay vì các vị trí khác bởi máu lưu thông đến các đầu ngón tay luôn luôn nhanh hơn các bộ phận khác.

Bước 1: Lựa chọn ngón tay để lấy mẫu máu

Bước quan trọng đầu tiên để có một kết quả chính xác cao trong việc đo đường huyết là rửa sạch tay. Đặc biệt là phần đầu ngón tay bằng xà phòng. Do các chất bẩn, thực phẩm thừa hay mồ hôi có thể vẫn bám trên ngón tay làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.

Nếu không có điều kiện để rửa tay bằng xà phòng có thể sử dụng cồn 70 độ. Cồn có thể làm sạch tay khỏi vi khuẩn và các dư lượng thức ăn còn bám trên tay. Nên sử dụng thêm miếng bông gạc để dễ thấm cồn và lau cả bàn tay.

Bước 2: Lau tay khô trước khi sử dụng máy đo tiểu đường

Rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc cồn và dùng khăn sạch để lau khô. Do nước hoặc cồn đọng trên tay có thể làm loãng mẫu máu thử ảnh hưởng đến kết quả đo.

Bước 3: Mở nắp lọ que thử

Mở nắp lọ que thử và lấy ra một que để sử dụng, đóng chặt lại thật nhanh để tránh không khí lọt vào hộp.

Bước 4: Lấy que thử cắm vào đầu máy đo đường huyết

Dùng que thử cắm vào đầu của máy đo tiểu đường. Máy sẽ tự khởi động sau đó với số code trùng với code trên hộp que thử. Trong đường hợp 2 code này không giống nhau, cần liên hệ với nhà sản xuất máy đo đường huyết vì khi thử máu máy sẽ không cho kết quả chính xác.

Bước 5: Gắn kim lấy máu vào bút lấy máu

Vệ sinh sạch sẽ và gắn kim lấy máu vào bút lấy máu, vặn nắp kim theo chiều ngược lại để lấy kim ra.

Bước 6: Tùy chỉnh độ nông sâu của kim

Xoay nắp bút để chỉnh độ sâu của kim cho phù hợp với da.

Bước 7: Bấm nhẹ nắp bút vào đầu ngón tay để lấy máu

Bước 8: Nặn ép máu trên ngón tay

Bước 9: Đưa giọt máu vào que thử trên máy đo đường huyết

Bước 10: Đọc kết quả hiển thị trên máy

Sau khoảng 5 giây (tùy máy) màn hình sẽ hiển thị kết quả. Nên lưu lại và so sánh với bảng đo đường huyết (kết quả trên máy đo tiểu đường thường được đo bằng mmol/l hoặc mg/dl).

- Ở người bình thường, chỉ số đường huyết lúc đói và sau ăn 2 giờ thấp hơn 6.1 mmol/l (110mg/dl).

- Nếu chỉ số dưới 7.0 mmol/l (126mg/dl) nghĩa là đã bị rối loạn đường huyết hay tiền tiểu đường.

- Nếu trên 7.8 mmol/l (140 mg/dl) trước hoặc sau ăn 2 giờ thì đã mắc bệnh tiểu đường. Cần khám và có phác đồ điều trị thích hợp.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X