Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh rối loạn thần kinh thực vật có thuốc chữa không?

Thưa bác sĩ, bệnh rối loạn thần kinh thực vật có thuốc chữa không? (Ngọc Linh - Quảng Ngãi).

Chào bạn,

Rối loạn thần kinh thực vật không phải là một bệnh cụ thể mà chỉ là những rối loạn hoạt động hệ thần kinh tự động, ảnh hưởng đến chức năng tự động của các cơ quan trong cơ thể như nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa....

Bệnh làm giảm hoạt động hoặc bất thường một hay nhiều chức năng tự động của cơ thể. Rối loạn thần kinh thực vật có thể là một biến chứng của một số bệnh hay tác dụng phụ của một số thuốc. Việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật chủ yếu là điều trị triệu chứng, các thuốc thường sử dụng như: thuốc an thần, chống trầm cảm, canxi, vitamin nhóm B, thuốc giảm đau, thuốc tăng tuần hoàn máu, thuốc ổn định nhịp tim…

Rối loạn thần kinh thực vật không phải là bệnh nguy hiểm nhưng mang tính chất mãn tính nên cần phải kiên trì điều trị trong thời gian dài (thường không dưới 18 tháng). Bên cạnh đó, chế độ nghỉ ngơi và lao động hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng, suy nghĩ tích cực và thư giãn đầu óc sẽ giúp ích trong điều trị rối loạn thần kinh thực vật.


DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm

Làm sao nhận biết dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật?

Một số triệu chứng có thể chỉ ra sự dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh thực vật bao gồm:

- Rối loạn vận mạch gây đau đầu khi thay đổi thời tiết; rối loạn tuần hoàn não, giảm trí nhớ, giảm tập trung, ngủ kém, lo âu, buồn bực vô cớ.

- Khó thở, tăng khi thay đổi thời tiết hoặc căng thẳng. Hụt hơi khó thở, tức ngực. Ngạt mũi do giãn cuốn mũi.

- Hoa mắt hay ngất khi đứng dậy, hay hạ huyết áp tư thế đứng.

- Mất khả năng thay đổi nhịp tim khi tập thể dục, hay không gắng sức được.

- Vã mồ hôi bất thường, có thể thay đổi giữa vã mồ hôi quá nhiều hay vã mồ hôi quá ít, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, thân nhiệt nóng lạnh bất thường.

- Khó tiêu hóa, như ăn mất ngon, tiêu chảy, táo bón, hay nuốt khó, cảm giác nhanh no sau khi ăn, kích thích đại tiện khi căng thẳng.

- Các vấn đề về tiết niệu, như khó bắt đầu đi tiểu, tiểu lắt nhắt, tiểu không tự chủ, kích thích tiểu tiện khi căng thẳng và tiểu không hết nước tiểu và không làm trống bàng quang hoàn toàn.

- Các vấn đề sinh dục ở nữ, như khô âm đạo hay khó đạt cực khoái, rối loạn kinh nguyệt.

- Các vấn đề thị lực, như nhìn mờ hay đồng tử mất khả năng phản xạ nhanh với ánh sáng.

Ngoài ra, một số triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, ớn lạnh, mỏi vai gáy - cột sống, rối loạn lo âu, có bệnh nhân có cảm giác không sống nổi, như sắp chết.

Rối loạn thần kinh thực vật nên khám chuyên khoa nào?

Rối loạn thần kinh thực vật là căn bệnh khó phát hiện vì các triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý khác. Nhưng khi phát hiện được nguyên nhân gây bệnh là thì quá trình chữa trị bệnh khá đơn giản và chỉ cần người bệnh kiên trì bệnh sẽ sớm thuyên giảm.

Là bệnh liên quan tới hệ thần kinh và tâm lý, cho nên khi mắc rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Thần kinh (để xác định rõ tổn thương thực thế) hoặc bác sĩ chuyên khoa Tâm thần (khi khám Thần kinh nhưng không phát hiện nguyên nhân gây bệnh). Rối loạn thần kinh thực vật chỉ có một vài trường hợp thuộc chuyên khoa Tâm thần.


Chương trình được tài trợ bởi nhãn hàng NattoEnzym.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X