Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh nhân COPD hút thuốc lá có thể tử vong sớm hơn 20 năm so với người bình thường

Đó là ý kiến của PGS.TS Trần Văn Ngọc - Chủ tịch LCH Hô hấp TPHCM, Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam tại Hội nghị Lão khoa mở rộng lần thứ 8 do Bệnh viện Thống Nhất tổ chức. Chuyên gia nhấn mạnh, 90% tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) do thuốc lá, và bệnh có thể chấm dứt nếu bệnh nhân ngưng thuốc lá và phát hiện sớm.

Thuốc lá là thủ phạm hàng đầu gây COPD

Trao đổi về vấn đề “Tầm soát phát hiện sớm và điều trị COPD”, PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc nhấn mạnh, COPD có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 3 sau nhồi máu cơ tim và đột quỵ. 400 triệu bệnh nhân mắc COPD trên toàn thế giới và tỷ lệ tử vong tăng lên hàng năm. Đây là bệnh rất khó điều trị, dù đã được điều trị tối ưu nhưng bệnh vẫn tiến triển và kết thúc bằng tình trạng tử vong do nhiễm khuẩn đợt cấp hoặc các biến cố tim mạch.

Tuy nhiên, bệnh có thể dự phòng và điều trị trong giai đoạn sớm. Những năm gần đây, guideline của GOLD (Chương trình Chiến lược toàn cầu về Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) cho thấy, những bệnh nhân chưa đi vào giai đoạn tắc nghẽn có thể chấm dứt COPD nếu ngưng thuốc lá và phát hiện sớm.

Vị chuyên gia nhấn mạnh, thuốc lá là thủ phạm hàng đầu chiếm tới 90% tỷ lệ bệnh nhân COPD. Một số nguyên nhân khác gây COPD có liên quan đến chất đốt sinh khối, ô nhiễm môi trường, nghề nghiệp…

Từ năm 2001-2012, gánh nặng do COPD tăng dần, đặc biệt là gánh nặng về kinh tế, y tế rất lớn đối với gia đình và xã hội.

PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc cho biết, COPD do khói thuốc lá kích hoạt tế bào viêm, sản xuất cytokine và các yếu tố phá hủy gây viêm, xơ hóa, tăng tiết nhầy, dẫn đến tắc nghẽn và phá hủy đường hô hấp, nhu mô phổi. Cytokine tác động lên toàn thân, gây hậu quả lên tim mạch, cơ xương khớp, và hệ nội tiết. Khi COPD tiến triển đến giai đoạn nặng, tình trạng trở nên trầm trọng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn so với giai đoạn đầu.

Đặc biệt, bệnh nhân COPD hút thuốc lá càng nhiều có thể tử vong sớm hơn 20 năm so với người bình thường hoặc những người hút thuốc lá không bị COPD.

PGS.TS Trần Văn Ngọc - Đại học Y Dược TPHCM, Chủ tịch LCH Hô hấp TPHCM, Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam

Chi phí điều trị COPD tăng gấp 10 lần nếu bệnh nhân vào đợt cấp

Các yếu tố kích hoạt vòng xoắn bệnh lý làm bệnh nhân rơi vào đợt cấp và tử vong được vị chuyên gia chia sẻ. Cụ thể, nguyên nhân tử vong phần lớn do đợt cấp của COPD xảy ra từ các tiếp xúc ban đầu với khói thuốc lá. Chức năng hô hấp bị suy giảm và không thể phục hồi sau mỗi đợt cấp, lâu dần dẫn đến mất khả năng chống đỡ trước các tác nhân nhiễm trùng và xuất hiện các biến chứng khác về tâm thần kinh, khối cơ, tình trạng dinh dưỡng, chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, những phương pháp điều trị liên quan đến thuốc nếu không được điều trị đúng, đặc biệt trong giai đoạn nặng, có nhiều bệnh đi kèm cũng sẽ làm tình trạng biến cố xảy ra nhiều hơn.

Theo vị chuyên gia, nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân COPD nhập viện có tỷ lệ tử vong do bệnh lý tim mạch và đái tháo đường cao hơn so với những bệnh nhân không bị COPD. Trong 2 năm quan sát nghiên cứu, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân COPD nhập viện vì các nguyên nhân khác tăng lên, đặc biệt là trong năm đầu tiên có 22% tử vong với nguyên nhân liên quan đến tim mạch hoặc hô hấp.

Những hậu quả không thể ngăn chặn khi COPD tiến triển là bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, yếu cơ, không thể cai máy thở, hoặc suy mòn, phổ biến tại các bệnh viện lớn như Chợ Rẫy, Bạch Mai. Đáng chú ý, gần 70% bệnh nhân COPD không khám tại chuyên khoa hô hấp mà khám ở các chuyên khoa khác như nội tiết, tim mạch. Bởi vì bệnh nhân COPD giai đoạn sớm thường có biểu hiện ho, khạc đàm kéo dài, ho khan, không ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, không khó thở nên bệnh nhân thường không đi khám chuyên khoa hô hấp. Phó giáo sư nhận định đây là nhóm bệnh nhân cần được phát hiện ở giai đoạn sớm và ngăn chặn ngay khi bệnh nhân bắt đầu mắc COPD.

Vị chuyên gia thông tin thêm, chỉ 1/4 bệnh nhân giai đoạn nặng mới đi khám vì đợt cấp COPD. Bệnh càng nặng, khả năng gắng sức của bệnh nhân càng yếu, dẫn đến hạn chế vận động và tăng nguy cơ tử vong, đặc biệt ở giai đoạn sau.

Do đó, việc tầm soát và phát hiện sớm bệnh nhân COPD ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 là cực kỳ quan trọng. Chuyên gia hi vọng, nếu đứng trước bệnh nhân tim mạch, nội tiết hay nội khoa khác có tiền sử hút thuốc, các bác sĩ nên khuyến cáo bệnh nhân đi khám chuyên khoa hô hấp.

PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc cho biết, việc nhận diện sớm bệnh nhân COPD rất đơn giản, chỉ cần có 3 trong 5 yếu tố sau đã có thể nghi ngờ và cần đo chức năng hô hấp để phát hiện bệnh kịp thời. Cụ thể, 5 yếu tố bao gồm: tuổi trên 40, hút thuốc lá, ho kéo dài, khạc đàm kéo dài, và khó thở gắng sức.

Chuyên gia cho biết, Bộ Y tế đánh giá gánh nặng bệnh tật COPD cho thấy, gánh nặng trực tiếp liên quan đến y tế điều trị COPD tại Việt Nam, cần kiểm soát COPD ở giai đoạn sớm để tránh những hậu quả về mặt bệnh lý, y tế cho bệnh nhân cũng như xã hội nước ta

Kết quả đo chức năng hô hấp nếu FEV1/FVC < 70% có thể chẩn đoán COPD. Tuy nhiên, cần xem xét lại vì có bệnh nhân có triệu chứng nhưng chức năng hô hấp bình thường và ngược lại. Khi chức năng hô hấp giảm, nếu FEV1/FVC bình thường, có thể là hiện tượng sớm của COPD. Cần tầm soát nhóm này để điều trị kịp thời, và quan trọng là ngưng thuốc lá để ngăn ngừa tiến triển COPD. COPD ở người trẻ và COPD nhẹ cũng cần phát hiện và tầm soát sớm.

Chuyên gia cho biết thêm, nhiệm vụ chẩn đoán và tầm soát sớm COPD không chỉ của bác sĩ hô hấp mà còn của bác sĩ nội khoa và ngoại khoa. Ví dụ, bác sĩ ngoại khoa khi đối diện với bệnh nhân hút thuốc cần tầm soát COPD để đánh giá nguy cơ hậu phẫu.

Phó giáo sư nhận định, điều trị COPD giai đoạn nhẹ rất đơn giản, chỉ cần hít thuốc một lần/ngày bằng các thuốc thế hệ mới hiện nay. Việc điều trị bệnh nhân ổn định giúp giảm đợt cấp, và tiết kiệm chi phí điều trị. Theo nghiên cứu ACOCU của Hội Hô hấp TPHCM cho thấy, điều trị bệnh nhân ổn định giảm 43 đợt cấp, tiết kiệm 860 triệu đồng/năm. Đối với một bệnh nhân điều trị COPD trong giai đoạn ổn định có thể tốn khoảng 22 triệu, nhưng vào đợt cấp thì chi phí điều trị tăng lên gấp 10 lần.

Ý kiến của chuyên gia cho rằng, gánh nặng bệnh tật COPD đòi hỏi kiểm soát sớm để tránh hậu quả bệnh lý và y tế. Hiện nay, điều trị COPD đã có tiến bộ lớn với các phương pháp: ngưng thuốc lá, tập vật lý trị liệu, điều trị oxy tại nhà, thở máy không xâm lấn giúp giảm tử vong. Điều trị thuốc bộ 3 (ICS/LABA/LAMA) cũng giảm tỷ lệ tử vong, nhưng dự phòng và điều trị sớm là quan trọng nhất.

>>> Bệnh viện Thống Nhất ra mắt Chi hội Vận động Hiến mô, bộ phận cơ thể người

>>> Người bệnh tiểu đường có nguy cơ bị đột tử do tim cao gấp 2 lần

>>> 60% người trên 60 tuổi bị tăng huyết áp

>>> Tỷ lệ tử vong sau 5 năm của suy tim chỉ đứng sau ung thư phổi

>>> Ước tính mỗi ngày có 65 người tử vong do ung thư phổi

>>> Năm 2030, trong 10 người sẽ có 3-4 người bị gan nhiễm mỡ liên quan rối loạn chuyển hóa

>>> Khoảnh khắc đáng nhớ tại Hội nghị Lão khoa Bệnh viện Thống Nhất mở rộng 2024: Khẳng định vị thế trung tâm lão khoa hàng đầu Việt Nam

Hội nghị Lão khoa mở rộng lần thứ 8 do Bệnh viện Thống Nhất tổ chức nhân dịp kỷ niệm 49 năm ngày truyền thống của bệnh viện, diễn ra trong hai ngày 1 - 2/11/2024 với sự tham gia của 150 báo cáo viên đến từ Nhật Bản, Pháp và từ các đơn vị trên cả nước, thu hút hơn 500 đại biểu đến trao đổi, chia sẻ, cập nhật các vấn đề chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi.

Chương trình có 168 báo cáo thuộc 31 phiên, bàn luận xoay quanh chủ đề "Các bệnh lý lão khoa trong giai đoạn già hóa dân số". Nội dung các báo cáo trải khắp các chuyên đề từ Ngoại Tiêu hóa, Ngoại Tiết niệu, Phẫu thuật Mạch máu Lồng ngực, Nội Tim mạch, Nội tiết, Tiêu hóa... Đặc biệt, nội dung hội nghị năm nay càng phong phú hơn khi có thêm hai phiên chuyên sâu về Lão Nha và Lão hóa da.

 

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X