Bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non
Bệnh lý võng mạc hay xảy ra ở trẻ sinh non thiếu tháng. Bệnh lý này có thể dẫn đến mù lòa. Các bậc phụ huynh cần thận trọng.
Khi trẻ sinh non
Thông thường, em bé chào đời trước thời điểm bào thai được 37 tuần tuổi (tính từ ngày thấy kinh sau cùng của bà mẹ) thì được xem là trẻ sinh non. Bé càng sinh non tháng thì sức đề kháng càng yếu, thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể) của bé không ổn định, bé ít khi tự bú bằng miệng được, nhịp thở không đều, hay quấy khóc…
Theo các nhà chuyên môn về sản khoa và nhi khoa, những yếu tố, nguyên nhân khiến bà mẹ mang thai sinh non, thường là: bánh nhau bị bong non; mẹ bị nhiễm trùng; tử cung của mẹ bất thường; mẹ có bệnh lý sản phụ khoa (chẳng hạn: bệnh tiền sản giật); mang nhiều thai (thai đôi, thai ba); bị sang chấn cơ thể; bị tác động bởi môi trường, công việc…; và những trường hợp không rõ nguyên nhân.
Các bé sinh non dễ mắc những bệnh lý như: nhiễm trùng huyết sơ sinh; nhiễm trùng đường hô hấp; nhiễm trùng da; bệnh lý võng mạc…
Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non
Mới đây, các bác sĩ của BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã phẫu thuật laser cấp cứu thành công cho một em bé sơ sinh mắc bệnh lý võng mạc vì sinh non.
Điều khó khăn là ngoài bệnh võng mạc, bé còn bị hẹp khí quản bẩm sinh nặng, do đó ê-kíp mổ không thể đặt nội khí quản để gây mê cho bé được.
Trước đó bé được chuyển vào khu chuyên sâu sơ sinh, với chẩn đoán bệnh lý võng mạc nặng ở trẻ sơ sinh sinh non, có nguy cơ bong võng mạc gây mù lòa, vì thế các bác sĩ phải mổ cấp cứu để tránh tai biến cho bé.
Tuy nhiên, do có kèm tình trạng hẹp khí quản bẩm sinh như nói trên, nên các bác sĩ (gồm chuyên khoa mắt và tai - mũi - họng, gây mê hồi sức sơ sinh) đã quyết định gây tê để bắn laser điều trị cho bé. Kết quả, phương pháp này đã thành công, sau xử trí, tình trạng sức khỏe của bé dần ổn định.
Theo thống kê của BV Nhi đồng 1, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận khoảng 400 em bé sơ sinh (sinh non tháng) mắc bệnh lý võng mạc cần chữa trị. Theo các bác sĩ, bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non là tình trạng rối loạn phát triển của mạch máu ở võng mạc mắt, tình trạng này có thể gây ra bong võng mạc, dẫn đến mù lòa.
Một khi đã chẩn đoán bệnh lý và có chỉ định phẫu thuật, thì cần tiến hành xử trí kịp thời trong vòng 72 giờ sau đó. Phương pháp điều trị đối với bệnh lý này là dùng laser quang đông trên các điểm tăng sinh mạch máu võng mạc, nhằm dừng sự phát triển quá mức của các mạch máu ở vùng này.
AloBacsi.vn
Theo Thanh Niên
Kiểm tra mắt ở trẻ sinh non Việc kiểm tra bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non có thể thực hiện ở các bệnh viện như: BV Mắt, BV Từ Dũ, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM)… Những trường hợp sau đây cần khám mắt để tầm soát, nhằm phát hiện bệnh kịp thời: bé sinh non trước 32 tuần tuổi; hoặc cân nặng lúc sinh dưới 2 kg; bé sinh non kèm sinh đôi; những em bé sau sinh có bệnh lý phải điều trị ở phòng cấp cứu, hồi sức và phải thở oxy kéo dài. |
Thông thường, em bé chào đời trước thời điểm bào thai được 37 tuần tuổi (tính từ ngày thấy kinh sau cùng của bà mẹ) thì được xem là trẻ sinh non. Bé càng sinh non tháng thì sức đề kháng càng yếu, thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể) của bé không ổn định, bé ít khi tự bú bằng miệng được, nhịp thở không đều, hay quấy khóc…
Theo các nhà chuyên môn về sản khoa và nhi khoa, những yếu tố, nguyên nhân khiến bà mẹ mang thai sinh non, thường là: bánh nhau bị bong non; mẹ bị nhiễm trùng; tử cung của mẹ bất thường; mẹ có bệnh lý sản phụ khoa (chẳng hạn: bệnh tiền sản giật); mang nhiều thai (thai đôi, thai ba); bị sang chấn cơ thể; bị tác động bởi môi trường, công việc…; và những trường hợp không rõ nguyên nhân.
Các bé sinh non dễ mắc những bệnh lý như: nhiễm trùng huyết sơ sinh; nhiễm trùng đường hô hấp; nhiễm trùng da; bệnh lý võng mạc…
Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non
Mới đây, các bác sĩ của BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã phẫu thuật laser cấp cứu thành công cho một em bé sơ sinh mắc bệnh lý võng mạc vì sinh non.
Điều khó khăn là ngoài bệnh võng mạc, bé còn bị hẹp khí quản bẩm sinh nặng, do đó ê-kíp mổ không thể đặt nội khí quản để gây mê cho bé được.
Trước đó bé được chuyển vào khu chuyên sâu sơ sinh, với chẩn đoán bệnh lý võng mạc nặng ở trẻ sơ sinh sinh non, có nguy cơ bong võng mạc gây mù lòa, vì thế các bác sĩ phải mổ cấp cứu để tránh tai biến cho bé.
Tuy nhiên, do có kèm tình trạng hẹp khí quản bẩm sinh như nói trên, nên các bác sĩ (gồm chuyên khoa mắt và tai - mũi - họng, gây mê hồi sức sơ sinh) đã quyết định gây tê để bắn laser điều trị cho bé. Kết quả, phương pháp này đã thành công, sau xử trí, tình trạng sức khỏe của bé dần ổn định.
Theo thống kê của BV Nhi đồng 1, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận khoảng 400 em bé sơ sinh (sinh non tháng) mắc bệnh lý võng mạc cần chữa trị. Theo các bác sĩ, bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non là tình trạng rối loạn phát triển của mạch máu ở võng mạc mắt, tình trạng này có thể gây ra bong võng mạc, dẫn đến mù lòa.
Một khi đã chẩn đoán bệnh lý và có chỉ định phẫu thuật, thì cần tiến hành xử trí kịp thời trong vòng 72 giờ sau đó. Phương pháp điều trị đối với bệnh lý này là dùng laser quang đông trên các điểm tăng sinh mạch máu võng mạc, nhằm dừng sự phát triển quá mức của các mạch máu ở vùng này.
AloBacsi.vn
Theo Thanh Niên
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình