Bệnh của túi mật
Tuy là một cơ quan nhỏ nhưng bệnh của túi mật rất hay gặp và là mối quan tâm của nhiều người.
Dịch mật được sản xuất ra ở gan và được dẫn xuống ruột bằng hệ thống đường mật. Hệ đường mật gồm có đường mật chính và túi mật. Túi mật có vị trí ở ngay sau bờ sườn bên phải, là một túi chứa bên cạnh ống mật chủ, nối thông với ống mật chủ bởi một ống nhỏ.
Túi mật có nhiệm vụ dự trữ dịch mật để tống xuất từng đợt qua ống mật chủ xuống ruột khi có thức ăn vào đường tiêu hóa (giúp tiêu hóa thức ăn). Tuy là một cơ quan nhỏ nhưng bệnh của túi mật rất hay gặp và là mối quan tâm của nhiều người.
Bệnh túi mật thường gặp nhất là sỏi túi mật, kế đến là polyp túi mật. Ngoài ra, còn có các bệnh u lành, u ác, viêm không do sỏi, xoắn, rối loạn vận động…
Bệnh túi mật biểu hiện thế nào?
Có rất nhiều trường hợp bệnh túi mật không có triệu chứng gì khó chịu khiến cho bệnh nhân (BN) phải đi khám bệnh. Những triệu chứng của các loại bệnh túi mật có thể xảy ra là:
Đau bụng: Vị trí đau của túi mật ở vùng dưới bờ sườn bên phải hoặc vùng thượng vị (vùng chấn thủy). Có thể là những cơn đau dữ dội hoặc đau âm ỉ, đau dai dẳng hoặc thoáng qua, tùy theo thương tổn của túi mật. Đặc điểm đau của túi mật là cơn đau tăng lên sau ăn, khác với đau dạ dày thường là tăng khi đói. Không kể trường hợp đau dữ dội, cơn đau của túi mật nhiều khi khó phân biệt với đau của các bệnh dạ dày - tá tràng, đại tràng.
Rối loạn tiêu hóa: Cơn đau cấp tính ở túi mật có thể gây buồn nôn và nôn ói. Các trường hợp khác, BN có thể cảm giác đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, sợ mỡ. Các triệu chứng này cũng dễ nhầm với bệnh của dạ dày - tá tràng và của đường tiêu hóa.
Vàng da: Bệnh của túi mật ít khi gây vàng da vì túi mật chỉ là bộ phận phụ bên cạnh đường mật chính. Biểu hiện đầu tiên của vàng da là nước tiểu vàng sậm, kế đến là mắt vàng và sau đó là da vàng. Nếu chỉ thấy da vàng mà nước tiểu không vàng thì không phải là chứng vàng da. Vàng da chỉ xuất hiện khi thương tổn ở túi mật quá nặng nên gây tắc nghẽn đường mật chính, như trong trường hợp sỏi túi mật rơi xuống đường mật chính, viêm túi mật cấp gây phù nề ứ trệ đường mật, viêm túi mật mãn gây dính tắc vùng ngã ba túi mật - đường mật, u túi mật xâm lấn đường mật.
Sốt: là biểu hiện khi xảy ra nhiễm trùng ở túi mật, một biến chứng thường gặp của bệnh túi mật, nhất là sỏi.
Cần phương tiện gì để chẩn đoán bệnh chính xác?
Siêu âm là phương tiện đầu tiên được dùng nhiều nhất trong chẩn đoán bệnh túi mật. Độ tin cậy của siêu âm khá cao (90%), cho phép chẩn đoán các bệnh sỏi, viêm, polyp, u bướu của túi mật. Từ khi siêu âm chẩn đoán phát triển mạnh, bệnh túi mật đã được phát hiện sớm hơn, giúp điều trị tốt hơn.
Tùy theo yêu cầu chuyên khoa, bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT scan hay MRI để xác định thêm chẩn đoán cũng như khảo sát hình ảnh túi mật - đường mật để định hướng cho điều trị và phẫu thuật.
Điều trị bệnh túi mật thế nào?
Tùy loại bệnh và mức độ thương tổn được xác định mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Do phẫu thuật cắt bỏ túi mật có thể thực hiện dễ dàng và không gây nhiều rối loạn cho BN nên được chỉ định cho hầu hết các bệnh túi mật. Tuy nhiên, cắt bỏ túi mật không phải là hoàn toàn không gặp những rắc rối, biến chứng, di chứng. Nhiều bệnh túi mật chưa đến mức phải chỉ định phẫu thuật thì chưa nên phẫu thuật để tránh những rắc rối của cuộc mổ có thể xảy ra, mặc dù với một tỷ lệ rất thấp.
Polyp túi mật là gì, nên làm gì với polyp túi mật?
Polyp túi mật là một hay nhiều khối nổi lên trên bề mặt niêm mạc túi mật, nhô vào trong lòng túi mật. Các polyp này thường được tình cờ phát hiện khi làm siêu âm bụng. Trong 100 người bình thường, nếu cho làm siêu âm bụng sẽ phát hiện từ một đến bốn người có polyp túi mật (theo thống kê của nước ngoài).
Đại đa số (95% trường hợp) polyp không phải là dạng u tân sinh mà chỉ là “u giả” do đọng cholesterol hoặc viêm nhiễm. Các loại này gần như không có tiềm năng hóa ác. Chỉ có 5% trường hợp còn lại là thật và có khả năng ác tính. Do đó, mọi người không nên quá sợ hãi khi phát hiện polyp trong túi mật của mình. Cách tốt nhất là theo dõi siêu âm mỗi sáu tháng.
Sỏi túi mật có tác hại gì, khi nào nên mổ?
Khoảng hai phần ba số người có sỏi túi mật không gây triệu chứng gì. Mỗi năm, trong số BN sỏi túi mật không triệu chứng sẽ có khoảng 2% BN trở nên có triệu chứng. Trong những BN sỏi túi mật đã có triệu chứng, trong vòng 10 năm sẽ có khoảng 7% trường hợp xảy ra biến chứng. Biến chứng thường gặp là viêm túi mật cấp, gây hoại tử và thủng túi mật, có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Các biến chứng khác gồm viêm túi mật mạn, sỏi rơi xuống ống mật chủ gây viêm đường mật, viêm tụy cấp, rò mật - ruột, tắc ruột do sỏi mật. Khả năng gây ung thư túi mật chỉ ở mức 1%.
Tóm lại, bệnh túi mật ngày nay được phát hiện sớm nhờ có siêu âm. Nhiều trường hợp không có triệu chứng lâm sàng. Không phải tất cả bệnh polyp hay sỏi túi mật đều phải mổ. Chỉ định mổ thích hợp cần có ý kiến chuyên gia phẫu thuật gan mật để mang lại kết quả tối ưu.
Túi mật có nhiệm vụ dự trữ dịch mật để tống xuất từng đợt qua ống mật chủ xuống ruột khi có thức ăn vào đường tiêu hóa (giúp tiêu hóa thức ăn). Tuy là một cơ quan nhỏ nhưng bệnh của túi mật rất hay gặp và là mối quan tâm của nhiều người.
Bệnh túi mật thường gặp nhất là sỏi túi mật, kế đến là polyp túi mật. Ngoài ra, còn có các bệnh u lành, u ác, viêm không do sỏi, xoắn, rối loạn vận động…
Bệnh túi mật biểu hiện thế nào?
Có rất nhiều trường hợp bệnh túi mật không có triệu chứng gì khó chịu khiến cho bệnh nhân (BN) phải đi khám bệnh. Những triệu chứng của các loại bệnh túi mật có thể xảy ra là:
Đau bụng: Vị trí đau của túi mật ở vùng dưới bờ sườn bên phải hoặc vùng thượng vị (vùng chấn thủy). Có thể là những cơn đau dữ dội hoặc đau âm ỉ, đau dai dẳng hoặc thoáng qua, tùy theo thương tổn của túi mật. Đặc điểm đau của túi mật là cơn đau tăng lên sau ăn, khác với đau dạ dày thường là tăng khi đói. Không kể trường hợp đau dữ dội, cơn đau của túi mật nhiều khi khó phân biệt với đau của các bệnh dạ dày - tá tràng, đại tràng.
Rối loạn tiêu hóa: Cơn đau cấp tính ở túi mật có thể gây buồn nôn và nôn ói. Các trường hợp khác, BN có thể cảm giác đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, sợ mỡ. Các triệu chứng này cũng dễ nhầm với bệnh của dạ dày - tá tràng và của đường tiêu hóa.
Vàng da: Bệnh của túi mật ít khi gây vàng da vì túi mật chỉ là bộ phận phụ bên cạnh đường mật chính. Biểu hiện đầu tiên của vàng da là nước tiểu vàng sậm, kế đến là mắt vàng và sau đó là da vàng. Nếu chỉ thấy da vàng mà nước tiểu không vàng thì không phải là chứng vàng da. Vàng da chỉ xuất hiện khi thương tổn ở túi mật quá nặng nên gây tắc nghẽn đường mật chính, như trong trường hợp sỏi túi mật rơi xuống đường mật chính, viêm túi mật cấp gây phù nề ứ trệ đường mật, viêm túi mật mãn gây dính tắc vùng ngã ba túi mật - đường mật, u túi mật xâm lấn đường mật.
Sốt: là biểu hiện khi xảy ra nhiễm trùng ở túi mật, một biến chứng thường gặp của bệnh túi mật, nhất là sỏi.
Siêu âm là phương tiện đầu tiên được dùng nhiều nhất trong chẩn đoán bệnh túi mật. Độ tin cậy của siêu âm khá cao (90%), cho phép chẩn đoán các bệnh sỏi, viêm, polyp, u bướu của túi mật. Từ khi siêu âm chẩn đoán phát triển mạnh, bệnh túi mật đã được phát hiện sớm hơn, giúp điều trị tốt hơn.
Tùy theo yêu cầu chuyên khoa, bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT scan hay MRI để xác định thêm chẩn đoán cũng như khảo sát hình ảnh túi mật - đường mật để định hướng cho điều trị và phẫu thuật.
Điều trị bệnh túi mật thế nào?
Tùy loại bệnh và mức độ thương tổn được xác định mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Do phẫu thuật cắt bỏ túi mật có thể thực hiện dễ dàng và không gây nhiều rối loạn cho BN nên được chỉ định cho hầu hết các bệnh túi mật. Tuy nhiên, cắt bỏ túi mật không phải là hoàn toàn không gặp những rắc rối, biến chứng, di chứng. Nhiều bệnh túi mật chưa đến mức phải chỉ định phẫu thuật thì chưa nên phẫu thuật để tránh những rắc rối của cuộc mổ có thể xảy ra, mặc dù với một tỷ lệ rất thấp.
Polyp túi mật là gì, nên làm gì với polyp túi mật?
Polyp túi mật là một hay nhiều khối nổi lên trên bề mặt niêm mạc túi mật, nhô vào trong lòng túi mật. Các polyp này thường được tình cờ phát hiện khi làm siêu âm bụng. Trong 100 người bình thường, nếu cho làm siêu âm bụng sẽ phát hiện từ một đến bốn người có polyp túi mật (theo thống kê của nước ngoài).
Đại đa số (95% trường hợp) polyp không phải là dạng u tân sinh mà chỉ là “u giả” do đọng cholesterol hoặc viêm nhiễm. Các loại này gần như không có tiềm năng hóa ác. Chỉ có 5% trường hợp còn lại là thật và có khả năng ác tính. Do đó, mọi người không nên quá sợ hãi khi phát hiện polyp trong túi mật của mình. Cách tốt nhất là theo dõi siêu âm mỗi sáu tháng.
Sỏi túi mật có tác hại gì, khi nào nên mổ?
Khoảng hai phần ba số người có sỏi túi mật không gây triệu chứng gì. Mỗi năm, trong số BN sỏi túi mật không triệu chứng sẽ có khoảng 2% BN trở nên có triệu chứng. Trong những BN sỏi túi mật đã có triệu chứng, trong vòng 10 năm sẽ có khoảng 7% trường hợp xảy ra biến chứng. Biến chứng thường gặp là viêm túi mật cấp, gây hoại tử và thủng túi mật, có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Các biến chứng khác gồm viêm túi mật mạn, sỏi rơi xuống ống mật chủ gây viêm đường mật, viêm tụy cấp, rò mật - ruột, tắc ruột do sỏi mật. Khả năng gây ung thư túi mật chỉ ở mức 1%.
Tóm lại, bệnh túi mật ngày nay được phát hiện sớm nhờ có siêu âm. Nhiều trường hợp không có triệu chứng lâm sàng. Không phải tất cả bệnh polyp hay sỏi túi mật đều phải mổ. Chỉ định mổ thích hợp cần có ý kiến chuyên gia phẫu thuật gan mật để mang lại kết quả tối ưu.
AloBacsi.vn (Theo Phụ nữ TPHCM)
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình