Hotline 24/7
08983-08983

Bé 16 tháng chưa biết nói

Con em gần 16 tháng nhưng chưa biết nói gì ngoài thi thoảng gọi bà khi cần, hoặc gọi tên bố "Tài, Tài". Bé cần gì thì chạy lại dắt tay bố mẹ ông bà lấy cho.

Khi người lớn gọi, bé quay lại. Khi mẹ dạy tập nói thì bé không nói theo, chỉ mải chơi nhưng khi nghe thấy bài hát mình thích hoặc chương trình quảng cáo trên TV thì bé phản ứng rất nhanh, chăm chú xem lắm. Bé thích nghe nhạc thiếu nhi, xem quảng cáo là lắc lư nhảy theo. Bé nhà em như vậy có bị coi là chậm nói không, mong chuyên gia tư vấn giúp.

(Hạ My)

Dad-saying-sorry-to-toddler-9584-1436585

Ảnh minh họa: Famlii.

Chào chị,

Theo như chị nói, bé nhà chị được gần 16 tháng tuổi, bé chưa biết nói, chỉ gọi được bà khi cần hoặc gọi tên bố. Bé biết thể hiện nhu cầu bằng việc dắt tay người thân để lấy giúp. Gọi bé có phản ứng quay lại, mẹ dậy nói thì con chưa chịu nói, thích nhạc quảng cáo, nghe nhạc và bắt chước theo quảng cáo. Chị đang băn khoăn bé nhà mình có bị chậm nói hay không?

Theo như nghiên cứu của tâm lý học phát triển thì giai đoạn 13 - 15 tháng ngôn ngữ của trẻ phát triển một số tiêu chí sau:

- Có thể dùng được 7 từ hoặc nhiều hơn: ba, bà, bố, mẹ, măm... tuy nhiên mỗi trẻ lại thích thú và có khả năng nói những từ khác nhau.

- Trẻ có thể dùng giọng và cử chỉ để có được đồ vật mong muốn: như kéo tay người khác, gọi người khác bằng các âm ê, a hoặc bababa... để nhờ giúp đỡ.

- Trẻ bắt đầu bắt chước các từ mới nhưng chưa rõ mà chỉ bắt chước theo âm thanh gần đúng nhưng trẻ có phần tích cực hơn trong giao tiếp mắt (quan sát người khác phát âm để mấp máy môi phát âm theo).

- Hiểu câu hỏi đơn giản: Ở đâu? Cái gì?

- Nhận ra tên các bộ phận cơ thể: mắt, tay, mũi, miệng...

- Thích thú với giai điệu: có thể là trẻ thích các bài hát trẻ có thể bắt chước theo âm điệu của chúng hoặc thể hiện qua cử chỉ, hành động.

- Dùng nhiều phụ âm hơn (p, b, m, n, h).

Như vậy với những thông tin mà chị cung cấp chưa đủ điều kiện để đưa ra kết luận rằng bé nhà chị chậm nói hay không. Để có kết quả chính xác chị nên đưa con đến các cơ sở chuyên biệt để đánh giá con.

Tuy nhiên để dạy con nói chị nên tìm những lúc mà con đang rảnh không chơi hoặc xem bất cứ thứ gì để đảm bảo rằng trẻ có thể tập trung vào việc học nói, không bị xao nhãng bởi những vấn đề xung quanh.

Ngoài ra, trong khi con chơi, chị có thể tham gia cùng con, cố gắng thu hút được ánh mắt của con nhìn chị khi phát âm, nói chậm và nhấn mạnh vào những từ mà chị muốn dạy con. Nên dạy bé những từ có 1 hoặc 2 âm tiết, dễ phát âm và phải nhắc lại nhiều lần cho con.

Gia đình chị cũng nên hạn chế cho con tiếp xúc TV, điện thoại... bởi những phương tiện này chỉ mang tính giao tiếp một chiều sẽ không tạo ra nhu cầu giao tiếp cho con.

Theo Chuyên viên tâm lý Nguyễn Thị Ly - VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X