Hotline 24/7
08983-08983

Bảo vệ không gian sống trong lành trước các mầm bệnh ẩn trong nắng nóng và ô nhiễm

Nắng nóng trời oi bức, độ ẩm trong không khí cao cùng với tình trạng ô nhiễm không khí sẵn có là những điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus… bùng phát. Phần tư vấn của PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân - Phó Chủ tịch Liên chi hội Tai mũi họng TPHCM và các tỉnh phía Nam; Trưởng khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nguyễn Tri Phương sẽ chỉ ra những biện pháp ngăn chặn các tác nhân gây bệnh len lỏi vào không khí trong nhà.

Chất lượng không khí thay đổi theo nhiệt độ môi trường

Trước tiên xin hỏi BS, thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng không khí, đặc biệt là trong cao điểm nắng nóng như hiện nay?

PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân trả lời: Thời tiết ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng không khí. Dễ nhận thấy khi đi đến những vùng có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt chẳng hạn, cảm giác rất dễ chịu. Đó là do nhiệt độ, không khí trong lành.

Ra đường vào những lúc thời tiết nóng sẽ có cảm giác ngột ngạt, khó thở. Điều này nói lên chất lượng không khí thay đổi tùy theo nhiệt độ của một trường.

Nhiệt độ cao tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển

Khi nắng nóng kết hợp cùng ô nhiễm không khí gia tăng là điều kiện để các mầm bệnh, virus, vi khuẩn nào có trong không khí phát triển, thưa BS?

PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân trả lời: Virus, vi khuẩn tồn tại xung quanh chúng ta rất nhiều. Khi nhiệt độ tăng lên, vi khuẩn, virus, nấm mốc có điều khiện phát triển nhiều hơn, chẳng hạn như các virus về đường hô hấp.

Môi trường bệnh viện luôn duy trì nhiệt độ mát lạnh là vì thế. Khu vực phòng mổ, phòng chăm sóc đặc biệt thì nhiệt độ càng lạnh hơn. Nhiệt độ lạnh sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, virus, nấm mốc.

Nhiệt độ cao lại làm những tác nhân gây bệnh dễ dàng phát triển, sinh sôi nảy nở.

Nên mở cửa thường xuyên để thông thoáng nhà cửa

Nhất là trong môi trường nhà ở, chúng ta thường xuyên đóng kín cửa, không khí lưu thông kém hơn sẽ tạo điều kiện sinh sôi các mầm bệnh, virus, vi khuẩn ra sao?

PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân trả lời: Nhà vẫn nên có nhiều cửa để giúp không khí thông thoáng và được trao đổi, lưu chuyển liên tục. Nếu nhà lúc nào cũng đóng kín cửa thì cần phải có giải pháp như mở cửa định kỳ hoặc lọc sạch không khí, làm vệ sinh nhà cửa thường xuyên hơn.

Đóng cửa liên tục không phải không có ảnh hưởng, chỉ là chúng ta chưa cảm nhận được. Đến một lúc nào đó, những ảnh hưởng này sẽ biểu hiện thành bệnh.

Lông thú cưng cũng là tác nhân gây bệnh

Trong môi trường sống, ngoài virus, vi khuẩn còn có những tác nhân gây bệnh nào, thưa BS?

PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân trả lời: Ngoài virus, vi khuẩn, một số tác nhân gây bệnh có thể kể đến là bụi nhà và lông thú cưng.

Những biểu hiện cho thấy môi trường sống của chúng ta trong lành

Hầu hết, chúng ta khó có thể thấy virus, vi khuẩn hay các mầm bệnh bằng mắt thường. Liệu có thể nhận biết môi trường sống của chúng ta ẩn chứa nhiều mầm họa như vậy thông qua các biểu hiện của cơ thể không

PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân trả lời: Cơ thể tiếp xúc với môi trường bên ngoài thông qua hệ thống hô hấp, sau đó là hệ thống tiêu hóa khi ăn uống và hệ thống da.

Khi ở trong một môi trường trong sạch, cảm nhận đầu tiên sẽ là khỏe khoắn. Cũng cùng một con đường nhưng khi dậy sớm tập thể dục, hít một hơi thở sẽ cảm nhận được không khí trong lành. Nhưng vào buổi trưa nắng nóng hoặc buổi chiều, mức độ trong lành của không khí không còn được như lúc sáng sớm. Chúng ta sẽ cảm thấy không khỏe được như buổi sáng. Điều này thể hiện rõ hệ thống hô hấp bị ảnh hưởng đầu tiên, cụ thể là mũi.

Đối với da cũng vậy. Khi thời tiết mát mẻ, chúng ta sẽ cảm thấy da mịn màng hơn, ở trong môi trường nắng nóng, da sẽ khô ráp, thậm chí ngứa, đổ mồ hôi. Trong môi trường nhiều bụi bặm, trên da có cảm giác rít.

Các biểu hiện cảnh báo của tai mũi họng khi môi trường không trong lành

Cơ quan cửa ngõ của cơ thể - tai mũi họng - sẽ cảm nhận ra sao nếu môi trường sống không trong lành, thưa BS?

PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân trả lời: Cửa ngõ đầu tiên trong cơ thể là mũi. Thượng đế đã cho chúng ta một bộ phận bảo vệ là lông mũi và cuốn mũi, niêm mạc mũi. Lông mũi cản rất nhiều bụi, cản bớt các tác nhân gây bệnh, cản bớt các phân tử ô nhiễm trong môi trường.

Khi xem dưới kính hiển vi, hệ thống niêm mạc cuốn mũi có hệ thống lông chuyển để làm sạch và vận chuyển các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên khả năng vận chuyển và lọc bụi của lông mũi, niêm mạc mũi cũng có giới hạn. Chúng có thể lọc bớt các phân tử lớn, nhưng các phân tử nhỏ vẫn có thể đi qua mũi và xuống vòm mũi họng.

Khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm, đôi khi chúng ta sẽ bị khịt khạc, cảm giác khô họng, rát họng, kích thích họng tạo cảm giác muốn ho khạc. Các biểu hiện này thể hiện khá rõ.

Tự tạo không khí trong lành trong ngôi nhà của mình

Nhà ở là môi trường sống quan trọng. Xin hỏi BS, chúng ta cần làm gì để đảm bảo không gian sống luôn trong lành, không khí lưu thông tốt?

PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân trả lời: Trong cuộc sống hiện đại, thời gian chúng ta ở nhà chiếm khoảng 12 tiếng. Trong đó có 8 tiếng dùng để ngủ và thời gian còn lại để sinh hoạt, ăn uống. Chính vì vậy, chúng ta phải dành sự quan tâm cho căn nhà của mình.

Nhà cửa cần được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên dọn dẹp, sơn quét định kỳ. Sơn còn có tác dụng hạn chế bụi bặm bám trên bề mặt. Nếu có điều kiện, nên trang bị các thiết bị lọc bụi. Trước đây, hệ thống lọc chỉ được trang bị cho các cơ quan như bệnh viện. Nhưng hiện nay đã có những thiết bị lọc, máy lọc không khí dành cho không gian phòng, nhà ở. Chúng ta có thể tự tạo không khí trong lành cho ngôi nhà của mình.

Tránh các mầm mống gây bệnh phát triển trong nhà

Những hoạt động nào chúng ta cần làm cho ngôi nhà để tránh các mầm mống gây bệnh trong thời tiết oi bức như hiện nay?

PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân trả lời: Như đã nói, chúng ta nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên. Nếu có điều kiện, nên giữ nhiệt độ trong nhà mát mẻ vì nhiệt độ cao sẽ tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển.

Có thể trang bị các thiết bị lọc sạch không khí cho môi trường sống. Các máy lọc không khí hiện đại hoạt động khá hiệu quả.

Rửa mũi, súc họng để bảo vệ cửa ngõ cơ thể

Riêng về chăm sóc sức khỏe, nhờ BS chia sẻ thêm về cách vệ sinh vùng mũi họng sau khi về nhà - để bảo vệ cửa ngõ trước nguy cơ bị các mầm bệnh tấn công chực chờ?

PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân trả lời: Đối với cơ thể, cửa ngõ đường hô hấp là phần mũi và họng. Không khí ô nhiễm hoặc không khí có nhiều tác nhân gây bệnh đi qua mũi sẽ có lông mũi, niêm mạc mũi, lông chuyển lọc bớt một phần.

Nhưng nếu nồng độ tác nhân gây bệnh quá nhiều, tải lượng virus quá nhiều thì cần có các phương pháp hỗ trợ làm sạch. Bản thân lông mũi và hệ thống nhầy, lông chuyển không thể lọc sạch hết.

Giống như nhà cửa bẩn thì phải quét, lau, chúng ta có thể rửa mũi, súc họng bằng nước muối để giúp làm sạch một phần vùng mũi họng, cũng như giảm tải lượng virus và các tác nhân gây bệnh.

Trang bị máy lọc không khí để loại bỏ các tác nhân gây bệnh

Theo đánh giá của BS, sử dụng máy lọc không khí sẽ đem lại những lợi ích gì cho không gian sống của chúng ta trong bối cảnh ô nhiễm không khí gia tăng và lúc nào cũng ẩn họa mầm bệnh xung quanh?

PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân trả lời: Hiện nay, người ta đã ứng dụng những tiến bộ của công nghệ hiện đại vào đời sống. Các phân tử trong không khí có nhiều kích cỡ, lớn - trung bình và nhỏ, có loại siêu mịn. Mắt thường chỉ có thể nhìn thấy những hạt bụi lớn.

Dựa vào phân độ kích thước của các hạt bụi, người ta phân độ màng lọc phù hợp để lọc đến hơn 90% các tác nhân gây bệnh.

Phần 2: Lựa chọn máy lọc không khí lọc sạch khói thuốc lá, bụi mịn và các tác nhân gây bệnh

Xin cảm ơn PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân và LG Việt Nam đã sự đồng hành cùng AloBacsi thực hiện chương trình.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X