Hotline 24/7
08983-08983

Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không?

Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không là thắc mắc của nhiều người. Có ý kiến cho rằng, bà bầu ăn trứng vịt lộn, con sinh ra sẽ chân dài, da trắng.

Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không?

Bà bầu ăn trứng vịt lộn được coi là một bài thuốc bổ dành cho người suy nhược cơ thể, bị các chứng thiếu máu, còi cọc, đau đầu, chóng mặt,… bởi tác dụng tư âm, dưỡng huyết, tăng cường sức khỏe.

Các nghiên cứu cũng chỉ rõ: trong một quả trứng vịt lộn có 182kcal năng lượng; 13,6g protein; 12,4g lipit; 82mg canxi; 212mg phốtpho; 600mg cholesterol… Ngoài ra, thực phẩm này còn có nhiều betacaroten (435µg), vitamin A (875µg), một số ít sắt, gluxit, vitamin B1 và C… Món ăn sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu trong thai kỳ - báo Phụ nữ cho biết.

Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không là thắc mắc của nhiều ngườiBà bầu ăn trứng vịt lộn được không là thắc mắc của nhiều người

ThS.BS chuyên khoa sản Trần Việt Cường (Trưởng khoa sản thường, Bệnh viện Nhân dân Gia Định) cho hay: "Không có chuyện ăn trứng vịt lộn là đẻ con chân dài. Trên thực tế không có và cũng không có nghiên cứu nào hay công trình khoa học nào chứng minh điều này".

Chú ý khi bà bầu ăn trứng vịt lộn

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vì trứng vịt lộn quá nhiều chất dinh dưỡng nên không nên ăn hàng ngày. Đối với phụ nữ có thai 2 quả/tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng lúc.

Trứng vịt lộn không có hại nhưng do lượng đạm cao, ăn nhiều chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol. Giai đoạn cuối thai kỳ lại càng phải lưu ý vì bà bầu "nạp nhiều năng lượng" quá cũng không tốt.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vì trứng vịt lộn quá nhiều chất dinh dưỡng nên không nên ăn hàng ngày.Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vì trứng vịt lộn quá nhiều chất dinh dưỡng nên không nên ăn hàng ngày

Tốt nhất nên ăn vào buổi sáng, tránh buổi tối vì có thể gây khó tiêu, ngủ không yên giấc. Phụ nữ mang thai thì không nên ăn trứng vịt lộn kèm rau răm do rau răm không tốt cho thai nhi, thậm chí có thể gây sảy thai trong mấy tháng đầu nếu bạn có cơ địa yếu, dây chằng lỏng lẻo.

Khi bà mẹ mang bầu, ăn đủ chất dinh dưỡng, không cần kiêng bất cứ thực phẩm nào, chú ý nguyên tắc không ăn quá nhiều một loại thực phẩm hoặc chỉ ăn một loại thực phẩm.

AloBacsi.vn
Theo An Nguyên - Gia đình Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X