Hotline 24/7
08983-08983

Aspergillus - Loài nấm rất phổ biến nhưng không đáng sợ như bạn nghĩ

Gần đây, một số bài báo lan truyền thông tin về "loài nấm ăn người từ trong ra ngoài" khiến nhiều người lo lắng. Thực tế, loài nấm được nhắc đến là Aspergillus, một loại nấm rất phổ biến trong tự nhiên và chỉ gây bệnh trong một số trường hợp đặc biệt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và biết cách phòng ngừa hợp lý.

1. Aspergillus là gì?

Aspergillus là một chi nấm phổ biến trong môi trường, gồm hơn 300 loài. Trong đó, Aspergillus fumigatus là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất ở người.

Bào tử nấm phân tán rộng trong không khí, người bình thường vẫn có thể hít phải nhưng thường không gây bệnh. Tuy nhiên, ở người có yếu tố nguy cơ (có hệ miễn dịch suy yếu hoặc có bệnh phổi mạn tính), nấm có thể gây viêm phổi cấp tính hoặc mạn tính, thậm chí lan ra các cơ quan khác.

2. Phân loại các thể bệnh phổi do Aspergillus

a. Viêm phổi do Aspergillus xâm lấn (Invasive Pulmonary Aspergillosis - IPA)

Đối tượng: Suy giảm miễn dịch nặng: ghép tạng, hóa trị, dùng corticoid kéo dài, bệnh bạch cầu cấp.

Lâm sàng: sốt kéo dài, ho, khó thở, đau ngực, ho ra máu.

Hình ảnh học: thâm nhiễm dạng nốt, “halo sign” hoặc “air crescent sign” trên CT.

Chẩn đoán:

- Dịch rửa phế quản phế nang (BAL): cấy Aspergillus, galactomannan BAL (+).

- Huyết thanh: galactomannan (+), beta-D-glucan (+).

Điều trị: kháng nấm toàn thân (Voriconazole là lựa chọn đầu tay).

Ghi chú: Cần điều trị ngay khi nghi ngờ, không chờ đủ bằng chứng mô học.

b. Viêm phổi do Aspergillus mạn tính (Chronic Pulmonary Aspergillosis - CPA)

Đối tượng: Có bệnh phổi mạn tính (lao cũ, giãn phế quản, COPD, xơ phổi…).

Lâm sàng: ho kéo dài (>3 tháng), sụt cân, mệt mỏi, đôi khi ho ra máu.

Hình ảnh học: hang khí, nốt, thâm nhiễm mạn, có thể thấy khối tròn (aspergilloma).

Chẩn đoán:

- Cấy Aspergillus từ BAL hoặc đàm (+).

- Aspergillus IgG huyết thanh (+).

Triệu chứng kéo dài, loại trừ lao và ung thư.

Điều trị: Itraconazole/Voriconazole uống kéo dài (≥6 tháng).

Ghi chú: Cần đánh giá định kỳ chức năng gan, tải lượng nấm.

c. U nấm phổi (Aspergilloma)

Đối tượng: Bệnh nhân có hang lao cũ hoặc phổi tổn thương trước.

Lâm sàng: ho ra máu tái phát, không sốt, không suy sụp toàn thân.

Hình ảnh học: bóng tròn trong hang, có thể thấy dấu hiệu “nấm lăn” khi đổi tư thế.

Chẩn đoán: hình ảnh học điển hình + cấy nấm có thể dương tính.

Điều trị:

- Theo dõi nếu không triệu chứng.

- Phẫu thuật nếu ho ra máu nặng/lặp lại.

- Có thể hỗ trợ bằng kháng nấm trước mổ.

d. Hen phế quản do Aspergillus (ABPA)

- Đối tượng: Bệnh nhân hen phế quản hoặc xơ nang.

- Lâm sàng: khó kiểm soát hen, khò khè kéo dài, khạc đàm nhầy.

- Cận lâm sàng:

+ IgE toàn phần rất cao (>1000 IU/mL).

+ IgE đặc hiệu Aspergillus (+), IgG (+).

+Eosinophil tăng.

- Điều trị: corticoid toàn thân + kháng nấm (Itraconazole/Voriconazole).

Hình ảnh nội soi phát hiện nấm phổi được phát hiện ở bệnh nhân thăm khám tại Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh

3. Khi nào chẩn đoán viêm phổi do Aspergillus?

Chẩn đoán tùy thuộc vào thể bệnh (xâm lấn, mạn tính, dị ứng...) nhưng nguyên tắc chung là: KHÔNG chẩn đoán viêm phổi do Aspergillus chỉ dựa vào cấy đơn độc, mà phải có ít nhất 2–3 tiêu chí sau:

a. Có triệu chứng hô hấp đặc hiệu

Ho kéo dài, ho ra máu

Sốt kéo dài không đáp ứng kháng sinh

Sụt cân, mệt mỏi, khó thở tăng dần

b. Hình ảnh học phổi gợi ý tổn thương nấm

Nốt thâm nhiễm, hang khí mới xuất hiện

Halo sign, air crescent sign (trên CT)

Khối tròn trong hang - hình ảnh lục lạc (aspergilloma)

Thâm nhiễm mạn tính không cải thiện

c. Bằng chứng sinh học hoặc mô bệnh học

Xét nghiệm

Ý nghĩa

Cấy Aspergillus từ dịch rửa phế quản

Hữu ích nếu loại trừ tạp nhiễm

Galactomannan dịch rửa phế quản hoặc máu

Gợi ý nấm hoạt động

Aspergillus IgG

Quan trọng trong CPA

Mô bệnh học (sinh thiết)

Tiêu chuẩn vàng nếu làm được

d. Bệnh nền hoặc yếu tố nguy cơ

- Miễn dịch suy giảm (IPA)

- Bệnh phổi mạn: lao cũ, COPD, giãn PQ (CPA)

- Hen phế quản, xơ nang (ABPA)

TÓM TẮT CHẨN ĐOÁN CÁC THỂ BỆNH ASPERGILLUS

Thể bệnh

Triệu chứng

Hình ảnh

Xét nghiệm đặc hiệu

Điều trị

IPA (xâm lấn)

Sốt, ho, khó thở cấp

Nốt, halo sign

Galactomannan, beta-D-glucan

Voriconazole IV/PO

CPA (mạn tính)

Ho kéo dài, sụt cân

Hang khí, nốt

Aspergillus IgG, cấy (+)

Itraconazole/Vori

Aspergilloma

Ho ra máu tái diễn

Khối trong hang

Cấy đàm/BAL (+)

Theo dõi/Phẫu thuật

ABPA

Hen dai dẳng, đàm đặc

Thâm nhiễm

IgE tăng cao, IgE/IgG đặc hiệu

Corticoid + kháng nấm

4. Không chẩn đoán viêm phổi do nấm khi

- Cấy (+) duy nhất mà không có triệu chứng

- CT bình thường hoặc không tổn thương mới

- IgG (-), galactomannan (-), không yếu tố nguy cơ

- Hết triệu chứng sau kháng sinh thường quy

5. Vậy có cần hoảng sợ không?

Không! Aspergillus là loài nấm cơ hội, không gây bệnh ở đa số người khỏe mạnh. Tin đồn về nấm “ăn người” là cường điệu hóa và không phản ánh thực tế y học.

6. Làm sao để phòng ngừa?

- Tăng cường sức đề kháng: ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, tránh stress.

- Kiểm soát tốt các bệnh nền hô hấp (hen, COPD, lao phổi cũ).

- Tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều nấm mốc nếu bạn đang suy giảm miễn dịch: Không dọn rác mục, không làm vườn khi chưa đeo khẩu trang; tránh nơi đang sửa chữa nhà cửa, khu vực đang xây dựng.

7. Khi nào cần đi khám?

Hãy đến bác sĩ khi có các triệu chứng sau: Ho kéo dài không rõ nguyên nhân; ho ra máu; sốt không đáp ứng với kháng sinh; khó thở tăng dần; có tiền sử lao phổi, bệnh phổi mạn, hoặc suy giảm miễn dịch.

>>> Nam nhân viên văn phòng ho dai dẳng, phát hiện nhiễm nấm phổi hiếm gặp

Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh - đồng hành cùng bạn bảo vệ lá phổi

Nếu bạn có các triệu chứng hô hấp kéo dài hoặc từng mắc lao/phổi mạn tính, hãy đến Phòng khám Ngọc Minh 1800.8074 để được tư vấn, khám và tầm soát các bệnh phổi, bao gồm bệnh phổi do nấm Aspergillus.

 

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X