Ăn trứng gà da đẹp, trẻ lâu
Trứng gà là một trong những thực phẩm quan trọng để duy trì một làn da đẹp và một cơ thể khỏe mạnh.
Giàu dưỡng chất quý giá
Protein: Trứng gà là thực phẩm giàu protein đầu bảng. Có tới 12,7g protein trong 100g trứng gà. Nếu đặt trong phép so sánh với thịt, cá thì hàm lượng protein trong 2 quả trứng gà tương đương với lượng protein có trong 1,5g cá hoặc thịt nạc. Và nếu xét về tỉ lệ tiêu hóa protein thì trứng gà còn cao hơn cả sữa, thịt lợn, thịt bò và gạo. Những axit amin hợp thành protein ở trứng gà rất gần gũi với tổ chức protein trong cơ thể người nên tỉ lệ hấp thu của loại thực phẩm này tương đối cao, khoảng 99,7%.
Chất béo: Cứ 100g trứng gà có tới 1,6g chất béo. Dưỡng chất này chủ yếu nằm ở lòng đỏ trứng gà và là axit béo không no nên cơ thể dễ hấp thụ.
Axit amin: Hàm lượng methionine trong trứng gà vô cùng phong phú nên bạn không phải lo bổ sung loại axit này khi ăn trứng gà đều đặn.
Các vi chất dinh dưỡng khác: Trứng gà chứa khá nhiều vi chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như kali, natri, magiê, phốt pho, vitamin A, B, sắt... Đặc biệt hàm lượng sắt trong lòng đỏ trứng có thể đạt đến 7mg/100g.
Đa công dụng
Protein trong trứng có tác dụng phục hồi những tổ chức gan bị tổn thương
Tăng cường trí nhớ, giúp não bộ phát triển khỏe mạnh
Lecithin, triglycerid, cholesterol, hormon trong lòng đỏ trứng gà rất có lợi cho sự phát triển của cơ thể và hệ thần kinh trung ương. Lecithin sau khi được tiêu hóa có thể giải phóng ra choline giúp cải thiện bộ nhớ ở mọi lứa tuổi.
Bảo vệ gan
Protein trong trứng có tác dụng phục hồi những tổ chức gan bị tổn thương. Còn lecithin trong lòng đỏ trứng gà không chỉ thúc đẩy sự tái sinh của các tế bào gan mà còn có thể nâng cao lượng huyết tương trong cơ thể, tăng cường chức năng trao đổi chất và hệ miễn dịch của cơ thể.
Phòng ngừa xơ cứng động mạch
Sau khi chiết xuất lecithin trong trứng gà cho các bệnh nhân tim mạch ăn 4-6 thìa mỗi ngày để phòng và trị bệnh xơ vữa động mạch, các chuyên gia dinh dưỡng và giới y học Mỹ đã thu được một kết quả bất ngờ: lượng cholesterol huyết thanh của những người bệnh này giảm rõ rệt sau ba tháng.
Phòng chống ung thư
Sở dĩ trứng gà có khả năng tuyệt vời này là bởi nó chứa hàm lượng lớn vitamin B2, dưỡng chất có khả năng phân giải và làm ôxy hóa chất gây ung thư trong cơ thể người. Ngoài ra nguyên tố vi lượng selen và kẽm trong trứng gà cũng có tác dụng chống ung thư hiệu quả.
Trì hoãn quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ
Vì trứng gà có chứa hầu hết các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nên nó được xem là "liều thuốc trường sinh bất tử". Kinh nghiệm thực tế cho thấy trong bữa ăn của những người trường thọ bao giờ cũng có ít nhất một quả trứng gà mỗi ngày. Bạn cũng thấy rất nhiều món ăn dưỡng sinh truyền thống lưu truyền trong dân gian có trứng gà như hà thủ ô nấu trứng gà, trứng gà nấu với óc lợn, cháo trứng gà... Nếu trứng gà được chế biến thành món trứng muối thì hàm lượng canxi sẽ tăng lên đáng kể, (có thể tăng từ 55mg/100g lên 512mg/100g, tăng gấp 10 lần so với trứng gà tươi).
Bảo vệ da
Hàm lượng sắt trong trứng gà tương đối lớn: cứ 100g lòng đỏ trứng thì có tới 150mg sắt. Sắt có vai trò tạo máu cho cơ thể đồng thời vận chuyển ôxy và dưỡng chất trong máu. Một khuôn mặt nhợt nhạt kém hồng hào chắc chắn là do thiếu sắt. Nếu thiếu sắt da mặt còn có thể vàng nhợt nhạt và sần sùi. Trứng gà là một trong những thực phẩm quan trọng để duy trì một làn da đẹp.
Cách chế biến nào là tốt nhất?
Nếu xét theo tỷ lệ hấp thu và tiêu thụ chất dinh dưỡng thì mỗi cách chế biến trứng có một tỉ lệ khác nhau: trứng luộc: 100%, trứng tráng: 97%, ốp lếp: 98%, rán già: 81,1%, trứng đánh sữa: 92,5%, ăn sống: 30-50%. Bạn có thể thấy rõ ràng trứng luộc là cách chế biến đơn giản và tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cần chú ý khi ăn trứng phải nhai kĩ nếu không sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ. Đối với trẻ em, trứng hấp hoặc canh trứng là phù hợp nhất vì hai phương pháp trên có thể nới lỏng protein giúp cơ thể bé dễ hấp thụ.
Những ai cần kiêng trứng gà?
Trước hết, đó là người đang sốt cao. Khi người sốt cao, dịch tiêu hóa tiết ra giảm đi, hoạt động của các loại men tiêu hóa trong cơ thể cũng giảm đáng kể, vậy nên việc ăn trứng gà có thể gây nên các triệu chứng tiêu hóa không có lợi cho sức khỏe như đầy bụng, trướng hơi, đau bụng đi ngoài...
Những người rối loạn chức năng thận khi lượng nước tiểu giảm cũng nên thận trọng khi ăn trứng gà vì lúc này chức năng bài tiết của cơ thể kém, nếu ăn nhiều trứng gà, lượng protein dung nạp quá nhiều, lượng urê trong cơ thể tăng cao sẽ khiến bệnh tình thêm trầm trọng.
Với những người bị bệnh thận, khi chức năng thận suy giảm tuyệt đối không nên ăn trứng gà.
Hàm lượng cholesterol và chất béo trong lòng đỏ trứng gà đều được chuyển hóa trong gan làm tăng thêm gánh nặng cho gan, do đó những người có bệnh về gan nên xem xét tình hình bệnh tật của mình trước khi ăn trứng.
Với một số bệnh nhân có cơ thể quá mẫn cảm với protein, nên ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng protein cao trong một lúc như trứng rất dễ xảy ra hiện tượng dị ứng nổi mề đay, đau bụng, tiêu chảy...
Protein: Trứng gà là thực phẩm giàu protein đầu bảng. Có tới 12,7g protein trong 100g trứng gà. Nếu đặt trong phép so sánh với thịt, cá thì hàm lượng protein trong 2 quả trứng gà tương đương với lượng protein có trong 1,5g cá hoặc thịt nạc. Và nếu xét về tỉ lệ tiêu hóa protein thì trứng gà còn cao hơn cả sữa, thịt lợn, thịt bò và gạo. Những axit amin hợp thành protein ở trứng gà rất gần gũi với tổ chức protein trong cơ thể người nên tỉ lệ hấp thu của loại thực phẩm này tương đối cao, khoảng 99,7%.
Chất béo: Cứ 100g trứng gà có tới 1,6g chất béo. Dưỡng chất này chủ yếu nằm ở lòng đỏ trứng gà và là axit béo không no nên cơ thể dễ hấp thụ.
Axit amin: Hàm lượng methionine trong trứng gà vô cùng phong phú nên bạn không phải lo bổ sung loại axit này khi ăn trứng gà đều đặn.
Các vi chất dinh dưỡng khác: Trứng gà chứa khá nhiều vi chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như kali, natri, magiê, phốt pho, vitamin A, B, sắt... Đặc biệt hàm lượng sắt trong lòng đỏ trứng có thể đạt đến 7mg/100g.
Đa công dụng
Protein trong trứng có tác dụng phục hồi những tổ chức gan bị tổn thương
Tăng cường trí nhớ, giúp não bộ phát triển khỏe mạnh
Lecithin, triglycerid, cholesterol, hormon trong lòng đỏ trứng gà rất có lợi cho sự phát triển của cơ thể và hệ thần kinh trung ương. Lecithin sau khi được tiêu hóa có thể giải phóng ra choline giúp cải thiện bộ nhớ ở mọi lứa tuổi.
Bảo vệ gan
Protein trong trứng có tác dụng phục hồi những tổ chức gan bị tổn thương. Còn lecithin trong lòng đỏ trứng gà không chỉ thúc đẩy sự tái sinh của các tế bào gan mà còn có thể nâng cao lượng huyết tương trong cơ thể, tăng cường chức năng trao đổi chất và hệ miễn dịch của cơ thể.
Phòng ngừa xơ cứng động mạch
Sau khi chiết xuất lecithin trong trứng gà cho các bệnh nhân tim mạch ăn 4-6 thìa mỗi ngày để phòng và trị bệnh xơ vữa động mạch, các chuyên gia dinh dưỡng và giới y học Mỹ đã thu được một kết quả bất ngờ: lượng cholesterol huyết thanh của những người bệnh này giảm rõ rệt sau ba tháng.
Phòng chống ung thư
Sở dĩ trứng gà có khả năng tuyệt vời này là bởi nó chứa hàm lượng lớn vitamin B2, dưỡng chất có khả năng phân giải và làm ôxy hóa chất gây ung thư trong cơ thể người. Ngoài ra nguyên tố vi lượng selen và kẽm trong trứng gà cũng có tác dụng chống ung thư hiệu quả.
Trì hoãn quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ
Vì trứng gà có chứa hầu hết các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nên nó được xem là "liều thuốc trường sinh bất tử". Kinh nghiệm thực tế cho thấy trong bữa ăn của những người trường thọ bao giờ cũng có ít nhất một quả trứng gà mỗi ngày. Bạn cũng thấy rất nhiều món ăn dưỡng sinh truyền thống lưu truyền trong dân gian có trứng gà như hà thủ ô nấu trứng gà, trứng gà nấu với óc lợn, cháo trứng gà... Nếu trứng gà được chế biến thành món trứng muối thì hàm lượng canxi sẽ tăng lên đáng kể, (có thể tăng từ 55mg/100g lên 512mg/100g, tăng gấp 10 lần so với trứng gà tươi).
Bảo vệ da
Hàm lượng sắt trong trứng gà tương đối lớn: cứ 100g lòng đỏ trứng thì có tới 150mg sắt. Sắt có vai trò tạo máu cho cơ thể đồng thời vận chuyển ôxy và dưỡng chất trong máu. Một khuôn mặt nhợt nhạt kém hồng hào chắc chắn là do thiếu sắt. Nếu thiếu sắt da mặt còn có thể vàng nhợt nhạt và sần sùi. Trứng gà là một trong những thực phẩm quan trọng để duy trì một làn da đẹp.
Cách chế biến nào là tốt nhất?
Nếu xét theo tỷ lệ hấp thu và tiêu thụ chất dinh dưỡng thì mỗi cách chế biến trứng có một tỉ lệ khác nhau: trứng luộc: 100%, trứng tráng: 97%, ốp lếp: 98%, rán già: 81,1%, trứng đánh sữa: 92,5%, ăn sống: 30-50%. Bạn có thể thấy rõ ràng trứng luộc là cách chế biến đơn giản và tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cần chú ý khi ăn trứng phải nhai kĩ nếu không sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ. Đối với trẻ em, trứng hấp hoặc canh trứng là phù hợp nhất vì hai phương pháp trên có thể nới lỏng protein giúp cơ thể bé dễ hấp thụ.
Những ai cần kiêng trứng gà?
Trước hết, đó là người đang sốt cao. Khi người sốt cao, dịch tiêu hóa tiết ra giảm đi, hoạt động của các loại men tiêu hóa trong cơ thể cũng giảm đáng kể, vậy nên việc ăn trứng gà có thể gây nên các triệu chứng tiêu hóa không có lợi cho sức khỏe như đầy bụng, trướng hơi, đau bụng đi ngoài...
Những người rối loạn chức năng thận khi lượng nước tiểu giảm cũng nên thận trọng khi ăn trứng gà vì lúc này chức năng bài tiết của cơ thể kém, nếu ăn nhiều trứng gà, lượng protein dung nạp quá nhiều, lượng urê trong cơ thể tăng cao sẽ khiến bệnh tình thêm trầm trọng.
Với những người bị bệnh thận, khi chức năng thận suy giảm tuyệt đối không nên ăn trứng gà.
Hàm lượng cholesterol và chất béo trong lòng đỏ trứng gà đều được chuyển hóa trong gan làm tăng thêm gánh nặng cho gan, do đó những người có bệnh về gan nên xem xét tình hình bệnh tật của mình trước khi ăn trứng.
Với một số bệnh nhân có cơ thể quá mẫn cảm với protein, nên ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng protein cao trong một lúc như trứng rất dễ xảy ra hiện tượng dị ứng nổi mề đay, đau bụng, tiêu chảy...
Theo Hải Yến - Gia đình trẻ
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình