Hotline 24/7
08983-08983

Ai không được dùng thuốc kháng histamin chống dị ứng?

Tôi bị viêm mũi dị ứng, nên mỗi khi thời tiết thay đổi thường bị hắt hơi, sổ mũi rất khó chịu. Thông thường tôi tự đi mua thuốc kháng histamin về uống.

Tôi bị viêm mũi dị ứng, nên mỗi khi thời tiết thay đổi thường bị hắt hơi, sổ mũi rất khó chịu. Thông thường tôi tự đi mua thuốc kháng histamin về uống. Nhưng gần đây tôi nghe nói, thuốc này không phải ai cũng có thể dùng được. Xin quý báo cho biết các trường hợp nào không nên dùng thuốc?

Lê Kim Chi (Hà Nội)

Khi thời tiết thay đổi, với bệnh nhân có cơ địa dị ứng thường khổ sở với các triệu chứng như viêm mũi dị ứng, ngứa, nổi mề đay... Do vậy thường tìm đến thuốc kháng histamin để mong được giảm ngay các triệu chứng khó chịu này. Nhưng cần lưu ý các trường hợp sau không nên dùng:

Bệnh glaucoma góc hẹp (bệnh tăng nhãn áp) không được dùng kháng histamin vì sẽ mau chóng đưa đến cơn tăng nhãn áp và bệnh nhân có thể mù hẳn mắt. Bác sĩ cần phải biết rõ bệnh nhân không có bệnh lý này mới được kê thuốc kháng histamin. Bởi nếu không biết có nguy cơ tăng nhãn áp mà cứ lạm dụng kháng histamin thì sẽ mang tai họa đến cho người bệnh.

Khi bệnh nhân bị bệnh tắc ruột hoặc hẹp môn vị cũng không được sử dụng thuốc này, vì thuốc sẽ làm cho nhu động ruột chậm hơn, ruột càng giãn ra, tình trạng liệt ruột càng đến sớm và nguy cơ tử vong cho người bệnh rất cao.

Bệnh phì đại tiền liệt tuyến là bệnh thường gặp ở nam giới lớn tuổi. Đối với những bệnh nhân này, nếu dùng thuốc kháng histamin đồng nghĩa với việc kích thích cho tiền liệt tuyến to hơn, khả năng gây bí tiểu càng nặng nề. Nếu bệnh nhân bị bí tiểu vì bất kỳ nguyên nhân nào mà mắc kèm dị ứng thì tuyệt đối không nên sử dụng kháng histamin, vì sẽ khiến nguy cơ ngộ độc trên thận, dẫn đến suy thận nặng.

Người bệnh đang lên cơn suyễn, cũng không nên sử dụng kháng histamin, bởi thuốc có thể làm tắc nghẽn đường thở, khiến bệnh nhân có khả năng bị tử vong.

Ngoài ra, thuốc kháng histamin nên thận trọng cho những người: phẫu thuật đường ruột, đại tràng; bệnh lý gan, thận; hen suyễn hoặc COPD; ho có đờm, ho do hút thuốc lá; khí phế thũng hoặc viêm phế quản mạn tính; bệnh tăng huyết áp, tim mạch hoặc mới gặp các tình trạng đau tim trong thời gian gần; động kinh hoặc rối loạn co giật khác; rối loạn đi tiểu; u tuyến thượng thận; cường giáp. FDA cũng khuyến cáo không dùng kháng histamin cho phụ nữ mang thai bởi thuốc có thể truyền qua sữa mẹ và cũng làm chậm sản xuất sữa mẹ.

Kháng histamin bất lợi đối với khá nhiều bệnh lý như vậy, mà thuốc lại được bán một cách khá dễ dàng, do vậy bạn hãy là người bệnh thông minh.

Theo BS Lê Hà - Sức khỏe và Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X