Hotline 24/7
08983-08983

7 dấu hiệu cảnh báo u xơ tuyến tiền liệt và 3 giải pháp điều trị

Trong bài viết dưới đây, PGS.TS.BS Nguyễn Văn Trí - Chủ tịch Liên chi hội Lão khoa TPHCM sẽ hướng dẫn bạn đọc cách nhận biết triệu chứng cảnh báo và tư vấn hướng điều trị u xơ tuyến tiền liệt hay còn gọi là tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến.

1. Tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến là gì, thường xảy ra ở độ tuổi này?

PGS.TS.BS Nguyễn Văn Trí trả lời: Tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến, hay dân gian còn hay gọi u xơ tuyến tiền liệt là bệnh rất thường gặp ở người nam giới cao tuổi. Đây là sự tăng sản tế bào trong nhu mô xơ, cơ và làm hẹp đường tiểu, dẫn đến rối loạn đi tiểu.

Tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến xảy ra do lão hóa và tăng lên theo tuổi. Nam giới ở độ tuổi 50 - 60 tuổi sẽ có khoảng 50% bị tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến, song khi đến giai đoạn 80-90 tuổi thì gần như 90% sẽ gặp phải tình trạng này.

PGS.TS.BS Nguyễn Văn Trí - Chủ tịch Liên chi hội Lão khoa TPHCM

2. Nguyên nhân nào dẫn đến tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến?

PGS.TS.BS Nguyễn Văn Trí trả lời: Tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến là rối loạn đi tiểu được xếp hàng đầu trong hội chứng lão khoa.

Hội chứng lão khoa này xuất hiện là do người cao tuổi bắt đầu có tình trạng suy yếu, giảm các hoạt động chức năng hàng ngày, do một số yếu tố có trước (gọi là tiền tố) có thể gây ra tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt.

Yếu tố có trước (tiền tố) được chia làm 2 loại:

- Yếu tố bên ngoài - ngoại sinh (bệnh nền, lối sống). Điều này có thể thay đổi được.

- Yếu tố bên trong - nội sinh (tuổi tác tích lũy theo thời gian gây ra rối loạn viêm, rối loạn đông máu ở trong cơ thể và nó gây ra rối loạn nội tiết tố).

Rối loạn đi tiểu ở người cao tuổi là một bệnh của hội chứng lão khoa, vì vậy cần phải điều trị thích hợp.

3. Làm thế nào để nhận biết tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt?

PGS.TS.BS Nguyễn Văn Trí trả lời: Tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến có 7 triệu chứng mà ai cũng có thể nhận biết được, đó là: cảm giác tiểu không hết, phải đi tiểu lại dưới 2 giờ, tiểu bị ngắt giữa dòng, mắc tiểu không nhịn được, tia nước tiểu yếu - nhỏ giọt, phải rặn mới tiểu được và đêm ngủ thường phải đi tiểu nhiều lần.

Dựa vào mức độ triệu chứng này mà người thầy thuốc cho điểm và đưa ra hướng xử trí phù hợp:

Trong tháng vừa qua, có bao nhiêu lần ông xuất hiện các dấu hiệu?

 

Hoàn toàn không

<1/5 số lần

<1/2 số lần

=1/2 số lần

>1/2 số lần

Luôn luôn

1. Cảm giác tiểu không hết

0

1

2

3

4

5

2. Phải đi tiểu lại dưới 2 giờ

0

1

2

3

4

5

3. Tiểu bị ngắt giữa dòng

0

1

2

3

4

5

4. Mắc tiểu không nhịn được

0

1

2

3

4

5

5. Tia nước tiểu yếu

0

1

2

3

4

5

6. Phải rặn mới tiểu được

0

1

2

3

4

5

7. Đêm ngủ phải thức dậy tiểu mấy lần

0 lần

1 lần

2 lần

3 lần

4 lần

5

0

1

2

3

4

5 lần


Từ 0-7 điểm: rối loạn nhẹ, nên chờ đợi và theo dõi.

Từ 8-19 điểm: rối loạn trung bình, nên đánh giá thêm bằng các xét nghiệm chuyên sâu và/ hoặc tiến hành điều trị.

Từ 20-35 điểm: rối loạn nặng, nên chỉ định cho điều trị ngoại khoa.

4. Người cao tuổi nào dễ mắc tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt?

PGS.TS.BS Nguyễn Văn Trí trả lời: Những người sau đây dễ bị tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến đó là:

- Hút thuốc lá

- Sử dụng rượu bia thường xuyên

- Ít vận động

- Béo phì

- Tăng huyết áp

- Bệnh tim mạch

- Đái tháo đường

Đây là những yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được.

5. Điều trị tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến thế nào?

PGS.TS.BS Nguyễn Văn Trí trả lời: Tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến có 3 giai đoạn điều trị bao gồm: điều trị bảo tồn, điều trị nội khoa và điều trị phẫu thuật. Đa số các trường hợp ở giai đoạn bảo tồn hoặc nội khoa, hiếm khi ở giai đoạn phẫu thuật.

Vì vậy, người chúng ta gặp đầu tiên phải là thầy thuốc nội khoa, mà tốt nhất là thầy thuốc lão khoa. Bởi vì trong điều trị bảo tồn, người bệnh sẽ không dùng thuốc, mà chủ yếu là theo dõi với bác sĩ, điều trị các yếu tố nguy cơ, điều trị các tiền tố dẫn đến suy yếu.

Trong điều trị nội khoa người ta có xu hướng phối hợp điều trị 2 thuốc (5ARI + AB; 5ARI + PDE5i; AB + thuốc kháng muscarin) để vừa thông đường tiểu, vừa nhỏ bớt tuyến tiền liệt. Khi vào giai đoạn nặng, người thầy thuốc mới cần chỉ định phẫu thuật.

Khi đi khám, thầy thuốc sẽ chẩn đoán và đưa ra điều trị tùy theo từng giai đoạn thích hợp.

6. Người cao tuổi làm gì để phòng ngừa và làm giảm bớt diễn tiến ngày càng nặng của tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt?

PGS.TS.BS Nguyễn Văn Trí trả lời: Người cao tuổi cần điều chỉnh lối sống tích cực như: thể dục phù hợp cao tuổi, hạn chế rượu bia, không thuốc lá, ăn uống thích hợp, ngủ đủ 6-8 giờ, tránh căng thẳng và đặc biệt khi có dấu hiệu rối loạn đi tiểu sớm thì nên tư vấn với bác sĩ Lão khoa để giải quyết tiền tố và giải quyết các yếu tố nguy cơ của tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến.

Tóm lại, các bạn cần nhớ, tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi và điều trị chủ yếu là nội nội. Vì vậy, người cao tuổi có rối loạn đi tiểu dù nhỏ thì cũng nên gặp thầy thuốc Lão khoa để được tư vấn sớm.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X