6 dấu hiệu cao huyết áp bạn cần thuộc nằm lòng
Những dấu hiệu không nên bỏ qua để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và những người thân yêu.
Ở Việt Nam, cứ trung bình 10 người lớn có 4 người bị tăng huyết áp và tỷ lệ người mắc bệnh này gia tăng trong thời gian gần đây. Đến năm 2016, tỷ lệ này ở mức báo động đỏ với 48% người lớn bị tăng huyết áp.
Cao huyết áp là tình trạng áp lực máu lên thành mạch cao hơn bình thường. Nghe có vẻ vô hại nhưng theo thời gian, điều này hủy hoại thành mạch và tạo điều kiện cho các mảng xơ vữa tích tụ, làm tắc mạch máu, khiến cơ thể thiếu máu và oxy cần thiết.
Cao huyết áp là nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim và đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong, tuy nhiên nó gần như không có dấu hiệu nhận biết, vì vậy người ta thường gọi nó là “kẻ giết người thầm lặng”.
Cao huyết áp thậm chí còn nguy hiểm hơn ở phụ nữ vì nhiều bệnh nhân và bác sỹ vẫn cho rằng đây là căn bệnh thường gặp ở đàn ông và có thái độ chủ quan với căn bệnh.
Dưới đây là 6 điều bạn cần lưu ý để phát hiện và điều trị cao huyết áp kịp thời.
1. Các chỉ số trên 130/80Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo, đây là một kiểm tra sức khỏe mà bạn có thể và nên tự làm định kỳ ở nhà.
Gần như mọi hiệu thuốc đều có máy đo huyết áp miễn phí hoặc bạn có thể mua máy đo huyết áp với giá không quá cao mà vẫn cho kết quả giống như ở các cơ sở ý tế.
Huyết áp tăng giảm liên tục để phù hợp với mức độ hoạt động, cấp nước, ăn ngủ, v.v. của bạn, vì vậy để biết chính xác tình hình huyết áp của mình, bạn cần đo vài lần.
Hãy chọn một thời điểm bạn đang bình tĩnh và uống đủ nước, đo huyết áp, sau đó lặp lại hàng tuần hoặc hàng thái ở cùng trạng thái như vậy.
Sau đó viết lại ngày tháng, các chỉ số và mang thông tin này khi đến khám sức khỏe định kỳ.
Nếu 3 lần đo liên tục đều trên 130/80, bạn cần đi khám bác sỹ ngay. Theo khuyến cáo của Trường Đại học Tim mạch Hoa Kỳ, huyết áp bình thường là dưới 120/80 mm Hg, tăng huyết áp độ 1 là 130-139/80-89, tăng huyết áp độ 2 là 140/90, tăng huyết áp cấp độ nặng là trên 180/120.
2. Bố hoặc mẹ bạn mắc bệnh cao huyết ápHãy hỏi bố mẹ, ông bà và anh chị em của mình về tiền sử nhồi máu cơ tim ngay hôm nay, đặc biệt nếu họ gặp phải trước năm 45 tuổi.
3. Bạn thấy đau đầu hoặc đờ đẫn (sương mù trí não)Một số người bị huyết áp cao có thể trải qua hiện tượng đau đầu nhẹ hoặc sương mù trí não (cảm giác mơ hồ về những gì bạn cố gắng thực hiện).
Tuy nhiên, những triệu chứng này thường không biểu hiện rõ ràng cho đến khi huyết áp của bạn lên quá cao.
Nếu bạn đau đầu dữ dội mà không đỡ, có thể có hoặc không chảy máu mũi, bạn có thể đang bị tăng huyết áp độ 3 và cần được cấp cứu ngay.
4. Bạn thấy người nặng nề và gặp vấn đề về tiểu tiệnCao huyết áp có mối liên quan chặt chẽ với tiểu đường và bệnh thận, vì vậy một số người cảm thấy cơ thể nặng nề và đi tiểu ít.
Lời khuyên của các chuyên gia là hãy chú ý đến thói quen đi tiểu của mình, nếu có sự thay đổi bất thường cần đi khám ngay lập tức.
5. Thị lực đột nhiên suy giảm mạnh
Huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến các mạch máu trong mắt, khiến nó phình ra - bạn có thể phát hiện điều này khi đi khám mắt thường xuyên, mặc dù khi phát hiện ra, có thể bệnh cao huyết áp của bạn đã khá nghiêm trọng.
Nếu bạn thấy mắt mờ hoặc thị lực giảm, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
6. Bạn thấy chóng mặt hoặc khó giữ thăng bằngĐột nhiên thấy chóng mặt hoặc khó giữ thăng bằng có thể là dấu hiệu cảnh báo ban đầu của đột quỵ do cao huyết áp.
Nếu bạn chóng mặt do đứng lên quá nhanh, xem phim 3D hoặc triệu chứng này qua nhanh, bạn không cần quá lo lắng về nó.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp diễn, bạn cần đi khám sớm nhất có thể.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình