Hotline 24/7
08983-08983

5 sai lầm trong giao tiếp vợ chồng

Một cái ôm 20 giây cũng giúp hai người gắn kết hơn.

Giao tiếp tích cực là “nguyên liệu” cần thiết cho hôn nhân hạnh phúc. Hãy tránh xa một số sai lầm khi trò chuyện với bạn đời để khỏi ảnh hưởng đến tình cảm lứa đôi.

1. Đối đầu thay đối thoại

Đối đầu gây ra cho bộ não cái gọi là phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy”. Hầu hết cánh nam giới đều phản ứng bằng cách “chiến đấu”, và điều này làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp đồng thời dẫn đến các bệnh mạn tính và bệnh tim.

 Phụ nữ thì có phản ứng ngược lại là “bỏ chạy”. Điều này cũng rất nguy hại vì trói buộc hay “đóng chai” cảm xúc dẫn đến stress, lo âu, trầm cảm và những hành vi không lành mạnh.

 Chính phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy” khiến chúng ta nói toạc ra những cảm xúc của mình trước khi có cơ hội chuyện trò một cách hợp lý hợp tình.

 Vì vậy, mỗi khi bạn muốn “chiến đấu” hay “bỏ chạy”, hãy thở sâu và để những phản ứng này qua đi, sau đó mới bắt đầu nói chuyện.

Không có gì không thể nói với người bạn đời của mình

 2. Dạy dỗ thay vì khen ngợi

 Từ việc quản lý tiền bạc đến trông nom gia đình hay giữ lửa yêu thương trong nhà, vợ chồng rất dễ lâm vào tình huống “dạy dỗ” lẫn nhau, trong khi điều chúng ta thực sự cần là một chút ngợi khen của bạn đời.

 Việc khen ngợi có lợi cho cả hai phía. Người được khen cảm thấy được đánh giá và ủng hộ, còn người khen cảm thấy được kết nối và đồng cảm với người kia. Chỉ một chút “nịnh nọt” cũng có thể nhanh chóng thay đổi hiện trạng mối quan hệ của vợ chồng bạn từ tiêu cực sang tích cực.

 Bạn hãy luôn nhớ tìm ra một điều dù nhỏ nhặt về vợ/chồng mình để có thể khen ngợi cô/anh ấy nhé.

 3. Nói nhiều

 Về giao tiếp vợ chồng, đôi khi bạn cần biết lúc nào không nên nói. Điều này đặc biệt đúng khi bạn bỗng dưng định nói gì đó tiêu cực với người bạn đời.

 Nghiên cứu chỉ ra rằng sự khác nhau giữa các cặp vợ chồng hạnh phúc và những cặp “cơm không lành, canh không ngọt” là khả năng hai vợ chồng duy trì tỷ lệ 5-1: cứ 5 cuộc chuyện trò tích cực thì có 1 cuộc chuyện trò tiêu cực.

 Tất nhiên, không phải chúng ta ngồi tính toán các cuộc chuyện trò giữa hai vợ chồng, nhưng bạn nhất định phải biết mình đang chuyện trò tiêu cực hay tích cực để điều chỉnh.

 4. Quá kiệm lời

 Khi bạn nghe vợ/chồng nói một cách lơ đãng, không hứng thú khi cô/anh ấy kể về một ngày của họ, tức là bạn đang trở nên quá xa cách, không kết nối với bạn đời. Người như bạn dễ bị thói không chung thủy, chứng trầm cảm và bệnh thờ ơ, vô cảm “tấn công”.

 Nếu bạn thấy việc chuyện trò với bạn đời quá tẻ nhạt hoặc không có gì thú vị, đã đến lúc phải tạo ra những điều mới mẻ. Hãy thử cùng nhau làm ít nhất một việc mới. Sử dụng sự kết nối mới này để tạo ra nền tảng cho tiến trình làm mới và mở rộng mối quan hệ của hai vợ chồng. Cảm giác mới mẻ cho phép chúng ta lý tưởng hóa những đặc điểm của bạn đời mà ta cảm thấy hấp dẫn nhất.

 Bằng cách thổi luồng gió mới vào mối quan hệ vợ chồng, chúng ta sẽ có cảm giác dễ chịu. Khi ấy, ta sẽ tập trung vào những mặt tích cực mà không để ý đến những điều khó chịu nhỏ nhặt khác có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng.

 5. Nói khi lẽ ra cần thể hiện cử chỉ âu yếm

Những cử chỉ yêu thương không bao giờ là quá đủ

 Giao tiếp không chỉ dùng lời nói. Đôi khi chỉ một động chạm đơn giản cũng giúp ta “nói” được những điều mà từ ngữ không làm được.

 Các nghiên cứu cho thấy, thậm chí một cái ôm trong 20 giây cũng tăng mức hoóc môn oxytocin ở cả nam và nữ (hoóc môn này giúp ta cảm thấy bình tĩnh và gắn kết với bạn đời). Đồng thời, oxytocin cũng làm tăng sự tin tưởng - một bước quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ yêu thương.

 Vì vậy, mỗi khi bạn không thể nhờ lời nói để bộc lộ tình cảm, hãy dành cho người bạn đời một cái ôm dài 20 giây nhé.

Theo Dân trí

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X