Hotline 24/7
08983-08983

Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng gãy xương hàm mặt?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, em năm nay 18 tuổi bị gãy xương gò má trái và gãy xương hàm, em bị được gần 20 ngày rồi, nhưng chuẩn bị mổ thì kết quả xét nước tiểu của em có vấn đề, bị viêm đường tiết niệu. Bây giờ bác sĩ bảo em phải chữa bệnh viêm đường tiết niệu đã rồi mới phẫu thuật cố định lại xương cho em. Vậy cho em hỏi nếu em làm như vậy thì xương gò má của em có sao không ạ, vì em đọc trên mạng thấy nói để lâu thì nguy hiểm. Bác sĩ cho em lời khuyên với ạ. Em mới dùng chắc thuốc chống phù nề của gò má.

Trả lời
Gãy xương hàm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Gãy xương hàm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,
Gãy xương hàm mặt là một loại chấn thương phức tạp, do có nhiều vị trí gãy, mức độ tổn thương khác nhau. Tùy từng trường hợp chỉ định có thể thay đổi từ nắn chỉnh không phẫu thuật cho tới phải phẫu thuật khẩn cấp để giải áp, cầm máu... Điều trị nắn chỉnh không phẫu thuật có thể áp dụng với các trường hợp gãy ít di lệch, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ thích hợp nắn chỉnh đưa các phần xương gãy về đúng vị trí giải phẫu.
Về nguyên tắc, nhiễm khuẩn tiết niệu ở người trẻ thường không nghiêm trọng, có thể điều trị bằng một số kháng sinh thông thường, ít khi chống chỉ định của phẫu thuật hàm mặt. Do đó, trường hợp này, bác sĩ chưa rõ lý do thật sự phải trì hoãn phẫu thuật, em nên tham vấn lại ý kiến của bác sĩ điều trị mới biết nguyên nhân chính xác, có thể do tổn thương hàm mặt chưa cần thiết phải phẫu thuật khẩn cấp nên êkip phẫu thuật quyết định trì hoãn để điều trị các vấn đề nội khoa cho ổn định.

Thân mến!
Mời tham khảo thêm:

Gãy xương hàm trên được coi là gãy xương mặt. Gãy xương hàm trên có thể gây ra chứng song thị, tê vùng da dưới mắt (vì chấn thương dây thần kinh) hay sự bất thường ở xương gò má (có thể cảm nhận khi di chuyển một ngón tay dọc theo nó).

Các chấn thương đủ mạnh để gây gãy xương hàm cũng có thể làm tổn thương cột sống ở cổ hoặc gây ra chấn động hay chảy máu trong sọ. Gãy xương hàm gây sưng và có thể gây biến dạng mặt. Đôi khi một vết gãy xương còn kéo dài qua răng hay chân răng (gọi là gãy xương hở), tạo ra một khe hở, từ đó vi khuẩn trong miệng có thể lây nhiễm vào các xương hàm.

Gãy xương hàm thường bị gây ra bởi các tai nạn giao thông nghiêm trọng, tai nạn lao động, tại nạn trong sinh hoạt hoặc trong các môn thể thao.

Có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm khó chịu do gãy xương hàm trước khi đến bác sĩ hoặc nha sĩ:

- Chườm đá để giảm sưng;
- Không cố chỉnh lại khớp hàm, làm như thế có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn;
- Làm dải băng bằng khăn tay, khăn quàng cổ hoặc cà vạt, quấn từ dưới hàm lên đỉnh đầu để cố định hàm. Dải băng phải dễ dàng tháo rời trong trường hợp bạn bị nôn;
- Nhẹ nhàng lấy các răng gãy, rụng ra khỏi miệng, đặt vào sữa lạnh, nước muối,… Đem theo những chiếc răng đã gãy đến bác sĩ.

Phòng ngừa gãy xương hàm bằng cách tránh các chấn thương hoặc tác động đến vùng cằm và mặt dưới bằng cách:

- Luôn thắt dây an toàn khi lái xe ô tô, thậm chí ngay cả khi xe bạn có trang bị túi khí;
- Đội nón bảo hiểm và miếng bảo vệ miệng khi chơi các môn thể thao va chạm. Miếng bảo vệ miệng có thể bảo vệ răng và ngăn ngừa gãy xương hàm;
- Đối với trẻ em, không nên khuyến khách con chơi những trò bạo lực bao gồm đánh đấm hay tham gia đấu quyền anh.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X