Hotline 24/7
08983-08983

Thiếu hụt estrogen - phải làm sao?

Estrogen là một món quà tuyệt vời mà tạo hóa đã ban tặng cho phụ nữ.

Không chỉ giúp phụ nữ có một vẻ bề ngoài tươi sáng, mềm mại, hấp dẫn, estrogen còn giúp chị em có đời sống phòng the viên mãn, duy trì hạnh phúc gia đình.

Thiếu 1 khổ 10

Bước sang tuổi 40, estrogen sẽ bị suy giảm - đây là một quá trình tự nhiên không ai có thể tránh khỏi, do đó, việc tìm hiểu sâu hơn về estrogen để trang bị cho mình một số kiến thức cũng như tránh khỏi “cơn sốc” estrogen là điều vô cùng cần thiết.

Chị Hoàng Thị Thanh Nh., 45 tuổi, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội đã nhiều năm nay phải sống chung với cảnh thiếu hụt estrogen khiến chị buộc phải đưa ra nhiều quyết định đau lòng cho để duy trì cuộc hôn nhân của mình- một trong số đó là chấp nhận cho chồng đi ra ngoài tìm “thú vui” bởi chị gần như không thể làm chuyện ấy nữa.

Theo lời kể của chị Nh., những dấu hiệu suy yếu trong cơ thể chị bắt đầu từ khoảng 2 năm trước. Sau một trận ốm thập tử nhất sinh, da dẻ chị sạm đi, dù kinh tế dư dả, đủ cho chị sử dụng nhiều loại mỹ phẩm nhưng vẫn không ăn thua. Đặc biệt hơn, hàng đêm chị hay bị bốc hỏa vô cùng khó chịu.

Trong khi chồng chị vẫn còn đang rất cường tráng và sung mãn trong chuyện ấy thì chị lại gần như không còn hứng thú cũng như không còn đủ khả năng. Mỗi lần “lâm trận” cùng chồng, chị đau đớn không thể chịu nổi bởi sự thiếu hụt estrogen gây nên cho chị chứng khô âm đạo nghiêm trọng.

Theo chị Nh., trước đây, quan hệ thăng hoa bao nhiêu thì bây giờ nó là một cực hình với chị bấy nhiêu, đến nỗi hai tháng chị mới để chồng “đụng vào” một lần. Mãi đến gần đây, chị mới sử dụng gel bôi trơn để đỡ đau rát hơn nhưng không cải thiện được tình hình là mấy.

Trong lúc chịu đắng, chịu cay để chồng ra ngoài thỏa mãn thú vui, chị cũng tìm nhiều cách để hồi phục lại vóc dáng cũng như khả năng chốn phòng the của mình nhưng vẫn chưa có hiệu quả.

Trường hợp của chị Nh. là một điển hình về thiếu hụt estrogen của phụ nữ ngoài 40. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lữ (nguyên là bác sĩ Ngoại khoa, Bệnh viện Bưu Điện, Hà Nội), thông thường, khi vào giai đoạn mãn kinh, phụ nữ phải trải qua thời kỳ tiền mãn kinh với nhiều sự thay đổi của cơ thể. Lượng estrogen suy giảm khiến chị em thường bị khô da, nám da, tuyến vú trở nên mềm nhão, rối loạn giấc ngủ và đổ mồ hôi trộm.

Giai đoạn này, phụ nữ sẽ có hiện tượng “bốc hỏa”, chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi, âm đạo teo nhỏ, vùng kín trở nên “khô hạn”. Thời kỳ tiền mãn kinh kéo dài khoảng 5 năm, lượng estrogen giảm mạnh, gây khô rát khi quan hệ tình dục khiến chị em thường trốn tránh khi chồng “ham muốn”.

Mất cân bằng nội tiết tố nữ, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách lưu trữ chất béo, đặc biệt là xung quanh eo, hông và đùi khiến họ dễ dàng bị béo phì và mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, loãng xương, ung thư vú, đi tiểu không tự chủ...

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bổ sung đúng cách không hề dễ

Việc thiếu hụt hormone giới tính estrogen tuy là một quá trình tự nhiên song lại xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để bổ sung và cải thiện nội tiết tố này hiệu quả nhất, chúng ta cần phải hiểu rõ nguyên nhân xuất phát từ đâu.

TiếnTS. BS.Lê Thị Thu Hà (Trưởng Khoa Sản M - BV Từ Dũ, TPHCM) cho biết, nội tiết tố nữ estrogen là từ chỉ chung cho 3 chất là estrone, estradiol và estriol. Ở phụ nữ, hàm lượng estrogen tăng mạnh trong thời kỳ dậy thì, mang thai và giảm dần sau tuổi 30 do buồng trứng dần bị lão hóa và giảm mạnh khi sang tuổi 40 - thời kì tiền mãn kinh. Tuy nhiên, ở một số người, việc suy giảm estrogen cũng có thể do dùng thuốc tránh thai, thói quen hút thuốc, môi trường ô nhiễm, ăn uống không khoa học, căng thẳng, mệt mỏi,...

Tuy nhiên, trên thực tế, khi thấy những thay đổi của cơ thể, nhiều chị em tự ý bổ sung các loại thuốc tăng cường nội tiết tố mà không biết chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ đáng sợ như chóng mặt, buồn nôn, tăng cân, tức ngực, rong kinh, tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tử cung... Do đó, trước khi quyết định bổ sung estrogen bằng con đường trực tiếp như vậy, chị em nên đi khám tại các chuyên khoa sản phụ để được làm các xét nghiệm đo nồng độ các hormone nữ của mình.

BS Nguyễn Thị Tuyết Lữ cho biết thêm: liệu pháp hormone chỉ được điều trị tại bệnh viện hoặc có đơn chỉ định của bác sĩ sau khi đã được khám toàn thân, làm xét nghiệm nội tiết đầy đủ. Việc bổ sung estrogen là không đơn giản, đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn và phải được sự chỉ định của bác sĩ. Trước khi sử dụng, người bổ sung estrogen phải được xét nghiệm để sớm phát hiện các bệnh như tiểu đường, huyết khối hay nhồi máu cơ tim hay không.

Chị em không nên nghe lời đồn đại rằng estrogen là "thần dược" giúp trẻ mãi không già rồi tự ý mua về uống, tiêm, một cách tùy tiện. Việc sử dụng các loại thuốc nội tiết tố không theo sự chỉ định của bác sĩ, nhất là ở phụ nữ trẻ có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng. Nhiều phụ nữ lạm dụng thuốc nội tiết khiến thân hình trở nên béo phì, phù va ứ nước. Có trường hợp thì sinh con dị dạng, bất thường.

Để tăng cường nội tiết tố nữ, chị em phụ nữ nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ vitamin A, D, E, C và vitamin nhóm B, các khoáng chất như canxi, kali, magiê, các nguyên tố vi lượng như sắt, phốt pho, mangan, kẽm, selen, silicium… Những chất này có nhiều trong các cây họ đậu, gạo mầm, tỏi, hạt lanh, rau, củ, quả, cá biển.

Đồng thời, phụ nữ nên kết hợp với các phương pháp thể dục để tăng cường sức khỏe, nâng cao thể chất, kéo dài tuổi thanh xuân. Chính chế độ dinh dưỡng, luyện tập lành mạnh, hợp lý là cách cân bằng nội tiết tố một cách tự nhiên, hiệu quả nhất.

Bí quyết duy trì estrogen của phụ nữ Nhật Bản

Một nghiên cứu cho thấy tỉ lệ phụ nữ Nhật Bản thiếu hụt estrogen được xếp hạng thấp nhất châu Á. Ngôn ngữ Nhật thậm chí không có từ ngữ mô tả tình trạng bốc hỏa, là khó chịu thường gặp nhất trong giai đoạn mãn kinh.

Nguyên nhân được tìm ra đó là phụ nữ Nhật thường xuyên sử dụng đậu nành trong những bữa ăn của họ. Đây là một trong những nguồn đã góp phần cung cấp estrogen để tiếp tục điều hòa hoạt động của cơ thể cho phụ nữ Nhật Bản.

Đậu nành là một trong những thực phẩm giàu chất isoflavones, chính là một dạng nội tiết tố estrogen thực vật. Isoflavones có chức năng tương tự estrogen của người phụ nữ nhưng tác dụng yếu hơn.

Nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận nồng độ isoflavones (trong nước tiểu) của phụ nữ Nhật Bản cao hơn phụ nữ Hoa Kỳ hoặc Phần Lan từ 100 đến 1.000 lần.


Theo Nguyễn Lâm - Sức khỏe gia đình

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X