Hotline 24/7
08983-08983

Tê chân khi đứng hoặc ngồi lâu có phải là triệu chứng giãn tĩnh mạch?

Câu hỏi

Em chào BS, Hiện tại thì mắt em lúc mờ, lúc không, ra đường đã đeo mắt kiếng để hạn chế ánh sáng trực tiếp vào mắt. Em muốn hỏi vấn đề này. Khoảng 5 bữa nay, chân trái em có dấu hiệu mỏi và hơi tê khi ngồi lâu hoặc đứng lâu. Phần hông trái thì không đau, đi tiểu tiện vệ sinh cũng bình thường. Em sợ mình bị giãn tĩnh mạch vì mẹ em cũng bị. Mong nhận được chẩn đoán sơ bộ của BS. Em cảm ơn ạ.

Trả lời
Tê chân khi ngồi hoặc đứng lâu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tê chân khi ngồi hoặc đứng lâu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Với những dấu hiệu như mô tả chưa thể nói là bệnh lý. Thực sự, tê tay chân khi ngồi lâu là hiện tượng bình thường. Nguyên nhân là do khi ngồi, đặc biệt là ngồi quá lâu, các mạch máu và dây thần kinh sẽ bị chèn ép, khiến lưu lượng máu từ động mạch đi đến mô - tế bào giảm, đồng thời máu từ tĩnh mạch ở tay chân trở về tim bị cản trở gây ứ đọng tuần hoàn, từ đó xuất hiện triệu chứng tê tay chân.

Hay nói cách khác, nguyên nhân gây tê tay chân khi ngồi lâu là do ngồi sai tư thế, ngồi im không cử động nhiều. Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần thay đổi tư thế ngồi cho dễ chịu, không ngồi quá lâu, tốt nhất nên đi lại hoặc vận động nhẹ để máu lưu thông tốt hơn.

Bệnh suy van tĩnh mạch hay giãn tĩnh mạch chi dưới thường tiến triển qua đừng giai đoạn, nhẹ nhất là hiện tượng đau, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, vọp bẻ, chuột rút vào buổi tối. Nặng hơn, vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da gây cảm giác nặng, đau nhức chân. Ở giai đoạn cuối cùng, bệnh gây viêm sưng, rất khó đi lại, đôi khi còn dẫn đến tình trạng loét chân, cắt cụt chi.

Để phòng ngừa, bạn nên kê chân cao khi nằm nghỉ, thường xuyên tập luyện thể thao để trợ tĩnh mach, tránh đứng hay ngồi lâu, tránh béo phì, tập hít thở sâu, ăn chế độ có nhiều chất xơ để tránh táo bón…

Nếu thấy triệu chứng khó chịu xảy ra khi đứng hoặc ngồi xảy ra ngày càng thường xuyên hơn thì bạn nên đi khám chuyên khoa mạch máu để được phát hiện sớm bệnh lý và điều trị bạn nhé!

Thân mến.


Mời tham khảo thêm:



Tê chân tay là hiện tượng có thể bắt gặp ở bất cứ ai, từ người già đến người trẻ. Một vài nguyên nhân gây tê chân tay sau đây nhất định bạn phải biết để từ đó có những biện pháp ngăn ngừa hiệu quả.

- Nếu tê chân tay sinh lý, người bệnh chỉ cần thường xuyên vận động và rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, thư giãn các chi bằng cách xoa bóp.

- Để điều trị theo triệu chứng, người bệnh sẽ được chỉ định các thuốc giảm đau chống viêm không steroid, paracetamol, vitamin nhóm B đường uống hoặc đường tiêm, thuốc giãn mạch ngoại vi để làm giảm các triệu chứng của bệnh.

- Đối với trường hợp tê chân tay do bệnh lý, tùy vào đó là bệnh gì và mức độ ra sao mà có phương pháp điều trị phù hợp sau đây:

+ Do thiếu vitamin: bổ sung lượng vitamin phù hợp
+ Do rối loạn chuyển hóa Lipid máu: kiểm soát lipid trong máu sao cho ở ngưỡng an toàn.
+ Nhiễm độc/nhiễm trùng: điều trị nhiễm độc, loại bỏ chất độc khỏi cơ thể.
+ Tiểu đường: kiểm soát lượng đường huyết hợp lý.
+ Viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống: điều trị với thuốc và phương pháp riêng.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X