Hotline 24/7
08983-08983

Tăng huyết áp liên quan đến alzheimer

Tăng huyết áp điển hình được xác định khi huyết áp tối đa lớn hơn 140 và/hoặc huyết áp tối thiểu lớn hơn 90.

Huyết áp là điều thực sự cần thiết để đẩy máu được làm giàu oxy vào động mạch và đi nuôi toàn bộ cơ thể. Trị số huyết áp được biểu thị bằng hai con số: huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương). Huyết áp tối đa là áp lực cao nhất khi tim co thắt để tống máu đi. Huyết áp tối thiểu là áp lực của của động mạch khi tim giãn ra.

120/80mmHg là một con số huyết áp đẹp dành cho tất cả mọi người. Tăng huyết áp điển hình được xác định khi huyết áp tối đa lớn hơn 140 và/hoặc huyết áp tối thiểu lớn hơn 90. Hiện tại có một số thông tin mới cập nhật của hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ là 130/80mmHg được coi là ngưỡng để chẩn đoán tăng huyết áp. Chỉ cần nâng một đến 2 giá trị so với ngưỡng này cũng đủ được chẩn đoán là tăng huyết áp.

Tại Mỹ, ước tính cứ 3 người thì có 1 người bị tăng huyết áp hoặc tiền tăng huyết áp. Thông thường, huyết áp thu cung cấp các thông tin về độ cứng của thanh mạch và áp lực cần thiết để đẩy máu đi xa. Tăng huyết áp tâm thu được coi là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch và đột quỵ.

Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy những người tăng huyết áp, đặc biệt tăng huyết áp tâm thu là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ. Những nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng đột quỵ, thậm chí là những đột quỵ thoáng qua cũng làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer và nhấn mạnh về lời khuyên hãy kiểm soát huyết áp được tốt để bảo vệ bộ não khỏe mạnh.


Các nghiên cứu đã chỉ ra, ở những người cao tuổi, tăng huyết áp tâm thu sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương não và các rối loạn Alzheimer. Những người tham gia nghiên cứu có huyết áp trung bình 134/71mmHg và 87% trong số đó đang uống thuốc để điều trị tăng huyết áp.

Chế độ ăn ảnh hưởng đến huyết áp

Một trong những điều quan trọng mọi người phải nhớ là thay đổi chế độ ăn giúp cải thiện tình trạng huyết áp. Giảm tối đa lượng đường đặc biệt alf đường fructose tinh chế giúp giảm huyết áp rất tốt.

Một nghiên cứu năm 2010 đã chỉ ra những người tiêu thụ hơn 74g đường tương đương với 2,5g đường trong đồ uống làm tăng thêm 77% nguy cơ tăng huyết áp ở mức 2 (160/100mmHg); tăng 26% nguy cơ huyết áp ở mức 135/85 và 30% nguy cơ tăng huyết áp ở mức 140/90.

Một thủ phạm khác trong chế độ ăn gây ra tăng huyết áp đó là chất béo dạng trans. Chất béo này gây ra xơ vữa động mạch, tăng áp lực bơm máu của tim dẫn đến tăng huyết áp. Để hạn chế chất béo này hãy tránh xa những chất béo dược hydro hóa chẳng hạn như bơ thực vật, dầu thực vật, các sản phẩm chế biến ở dạng nướng.

Cách dễ dàng nhất để cắt cả đường và những chất béo không lành mạnh trong chế độ ăn là thay thế những thực phẩm chế biến sẵnbằng các thực phẩm tươi sống. Điều này cũng giúp giảm việc khám insulin và leptin cũng giảm lượng acid uric.

Omega 3 là một chất béo giúp cân bằng huyết áp. Những người có lượng omega 3 trong máu cao có huyết áp tối đa thấp hơn 4 mmHg và 2 mmHg với huyết áp tối thiểu so với những người có lượng omega -3 trong máu thấp.

Tăng huyết áp có thể điều trị và kiểm soát dễ dàng hơn các bệnh khác. Vì vậy để có huyết áp bình thường bạn nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, tìm hiểu thật kỹ những vấn đề gây ra tăng huyết áp để biết cách phong tránh, bảo vệ sức khỏe.

Theo BS Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X